ĐIỀU KHOẢN VỀ BẢO HÀNH VÀ BẢO HIỂM

Hợp đồng thi công xây dựng là một loại hợp đồng có rất nhiều những điều khoản khác với các loại hợp đồng khác, khác về hình thức lẫn nội dung. Điều khoản về bảo hiểm và bảo hành không phải duy nhất hợp đồng thi công mới có nhưng nội dung quy định của nó thì có rất nhiều vấn đề khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách những phân tích liên quan đến bảo hiểm và bảo hành hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

– Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về bảo hiểm

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 19. Bảo hiểm và bảo hành

19.1. Bảo hiểm

a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;

b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;

c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;

d) Tổn thất mang tính thảm họa;

đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

=> Những trường hợp được loại trừ bảo hiểm là những sự kiện bất khả kháng, những nguyên nhân gây tổn thất mà bắt buộc phải lường trước được, không thể được cụ thể hóa bằng tiền, những hành vi cố ý gây ra tổn thất cũng không được bồi thường bảo hiểm.

Quy trình để được bồi thường từ bảo hiểm như sau:

QUY TRÌNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CÔNG TRÌNH

b) Nhà thầu phải thực hiện mua bảo hiểm đối với các thiết bị, nhân lực của Nhà thầu, bảo hiểm đối với bên thứ 3.

Bên thứ 3 ở đây chính là nhân công của nhà thầu. Điều này quy định tại điểm c – khoản 1 – Điều 6 của nghị định 119/2015 như sau:

Điều 6. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

1. Phạm vi bảo hiểm

c) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Dưới đây là danh sách các bệnh nghề nghiệp và cách phòng ngữa:

AN TOÀN LAO ĐỘNG_PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

 

2.2. Điều khoản về bảo hành

19.2. Bảo hành

Sau khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng, Nhà thầu phải:

– Thực hiện việc bảo hành công trình trong thời gian….tháng (tối thiểu là 24 tháng) đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và/hoặc….tháng (tối thiểu 12 tháng) đối với các công trình cấp 2, cấp 3 và cấp 4, cụ thể do các bên thoả thuận;

=> Công trình xây dựng cho dù đã được tiến hành nghiệm thu, giám sát rất chặt chẽ nhưng bản chất của công trình vẫn tìm ẩn những rủi ro rất lớn nếu công trình bị thông đồng giữa các bên để rút ruộc công trình. Điều này sẽ gây thiệt hại về người và của. Thế nên, để dự trù trường hợp nhà thầu xây dựng, nghiệm thu, lấy tiền rồi sau đó chối bỏ trách nhiệm thì nhà làm luật đã ban hành những quy định pháp luật có liên quan bắt nhà thầu phải tiến hành bảo hành cho công trình. Theo quy định tại điểm đ-khoản 2-điều 8 của thông tư 09/2016: “Thời gian bảo hành đối với hạng Mục công trình, công trình xây dựng tối thiểu là 24 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp đặc biệt và cấp 1; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp còn lại; Riêng đối với nhà ở thời gian bảo hành không ít hơn 5 năm”. Thế nên, dù có thỏa thuận như thế nào thì nhà thầu phải đáp ứng số lượng năm tương ứng với quy định trên.

Về phần trăm bảo hành thì quy định tại điểm h – khoản 2 – điều 8 như sau: “Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu được quy định như sau: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại”.

– Trường hợp, Chủ đầu tư trả tiền giữ lại trong các giai đoạn thanh toán cho bảo hành thì Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình trong vòng …….ngày trước ngày nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng. Bảo lãnh bảo hành phải có giá trị cho đến hết thời gian bảo hành và phải do một thể nhân hoặc pháp nhân cấp và phải theo mẫu quy định như trong Phụ lục số… [các biểu mẫu] hoặc mẫu khác thì phải được Chủ đầu tư chấp thuận.

=> Để dự trù trường hợp nhà thầu vào thời điểm cần bảo hành thì khó khăn để tìm kiếm thì chủ đầu tư có thể thỏa thuận trước với nhà thầu về việc sẽ giữ lại một số tiền tương đương với số tiền bảo hành tối thiểu hoặc nhà thầu có thể tiến hành sử dụng dịch vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng. Tức khi có thiệt hại xảy ra thì ngân hàng sẽ giải ngân số tiền bảo lãnh, sau đó nhà thầu sẽ trả lại cho ngân hàng với tương đương số tiền cộng với tiền phí.

– Trong thời gian bảo hành công trình Nhà thầu phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Nhà thầu gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Nhà thầu.

=> Chủ đầu tư đã bỏ ra một khoảng phí để thuê nhà thầu, nhà thầu phải hoàn thành công trình đúng chất lượng. Thế nên, để đảm bảo chất lượng công trình thì nhà thầu cần phải sửa chữa sai sót một cách ngay lập tức để công trình vẫn luôn được đảm bảo đúng với chất lượng, số lượng đã thỏa thuận ban đầu. Nếu như sau khi đã nghiệm thu công trình, công trình đi vào sử dụng mà trong thời hạn bảo hành, công trình xảy ra lỗi mà được xác định là lỗi của nhà thầu thì nhà thầu cần phải tiến hành sửa chữa, khắc phục ngay lập tức.

 

Việc sửa chữa các lỗi này phải được bắt đầu trong vòng không quá ……. ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về các lỗi này. Nếu quá thời hạn này mà Nhà thầu không bắt đầu thực hiện các công việc sửa chữa thì Chủ đầu tư có quyền thuê một nhà thầu khác (bên thứ ba) thực hiện các công việc này và toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa để chi trả cho bên thứ ba sẽ do Nhà thầu chịu và sẽ được khấu trừ vào tiền bảo hành của Nhà thầu và thông báo cho Nhà thầu giá trị trên, Nhà thầu buộc phải chấp thuận giá trị trên.

=> Theo quy định của điểm d – Khoản 2 – Điều 8 của thông tư 09/2016 thì quy định “Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu”.

Về bảo hành nhà ở thì quy định tại khoản 3 – Điều 85 của Luật nhà ở như sau:

“ Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất”.

Các hư hỏng thường xuất hiện do 3 nguyên nhân như: thi công không đúng quy định, thiết kế không phù hợp, sử dụng sai thiết kế (chẳng hạn như quá tải) mà rất khó để xác định hư hỏng là do nguyên nhân nào. Đặc biệt những công trình có nhiều nhà thầu tham gia, nếu không xác định rõ trách nhiệm thì các nhà thầu rất dễ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau vì có những trường hợp nhà thầu thứ nhất thi công xong thì nhà thầu thứ hai mới thi công dựa trên nền tảng đã được xây dựng bởi nhà thầu thứ nhất. Từ đó, rất khó để đổ lỗi trách nhiệm cho ai. Nhưng đối với hợp đồng có tham gia ký kết của hợp đồng phụ thì có thể áp dụng nguyên tắc nhà thầu phải chịu trách nhiệm những sai sót của nhà thầu phụ để sữa chữa, bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư trước. Còn việc nhà thầu phụ có hoàn lại số tiền cho chủ đầu tư hay không thì là chuyện giữa hai bên thầu này. Căn cứ theo điểm a – khoản 2 – điều 128 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì:

 Điều 128. Quản lý nhà thầu

  1. Quản lý đối với nhà thầu phụ:

a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

3. Kết Luận

Trong hợp đồng thi công, bảo hiểm và bảo hành thật sự là rất quan trọng. Đối với điều khoản về bảo hiểm thì nhà làm luật không bắt buộc chủ đầu tư phải mua bảo hành cho công trình nhưng đối với một số trường hợp quy định tại điều 4 của nghị định 119/2015 như: Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số18/2015/NĐ-CP; Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng . Về phạm vi bảo hiểm đối với các công trình này là những thiệt hại phát sinh trên công trường, những trường hợp được loại trừ bảo hiểm là những sự kiện bất khả kháng, những nguyên nhân gây tổn thất mà bắt buộc phải lường trước được, không thể được cụ thể hóa bằng tiền, những hành vi cố ý gây ra tổn thất cũng không được bồi thường bảo hiểm.

Nhà thầu phải thực hiện mua bảo hiểm đối với các thiết bị, nhân lực của Nhà thầu, bảo hiểm đối với nhân công của nhà thầu.

Nhà thầu phải thực hiện việc bảo hành công trình trong thời gian tối thiểu là 24 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp đặc biệt và cấp 1; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp còn lại; Riêng đối với nhà ở thời gian bảo hành không ít hơn 5 năm.

Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu được quy định như sau: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.

Chủ đầu tư có thể thỏa thuận trước với nhà thầu về việc sẽ giữ lại một số tiền tương đương với số tiền bảo hành tối thiểu hoặc nhà thầu có thể tiến hành sử dụng dịch vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng. Trong thời gian bảo hành công trình Nhà thầu phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Nhà thầu gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Nhà thầu. Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu

Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện

Trên đây là bài viết điều khoản về điều khoản bảo hiểm và bảo hành trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ BẢO HÀNH VÀ BẢO HIỂM