ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐẶT CỌC VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU XE Ô TÔ

Hợp đồng mua bán xe ô tô có những điều khoản chung của một loại hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng tồn tại những điều khoản riêng biệt. Vấn đề về đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu là hai điều khoản rất quan trọng trong hợp đồng mua bán ô tô. Bài viết này sẽ có những phân tích sâu sắc về hai vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về đặt cọc

Điều khoản mẫu như

                                                                                                  ĐIỀU 3

                                                                                                ĐẶT CỌC

  1. Bên B đặt cọc cho bên A số tiền trị giá 100.000.000 VNĐ (một trăm triệu đồng)
  2. Nếu bên B không thanh toán số tiền còn lại cho bên A thì sẽ bị mất cọc. Còn nếu bên A không giao xe cho B vào thời gian như đã thỏa thuận thì sẽ phải trả lại B tiền cọc, cộng với số tiền phạt cọc là 100.000.000 VNĐ.

Như vậy, thỏa thuận trên là đúng với quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 – điều 328 BLDS như sau:

Điều 328. Đặt cọc

  1. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên thực tế, bên mua thường ít khi nào đọc kỹ hợp đồng mua bán xe ô tô khi giao kết với bên bán, điều đó dẫn đến các điều khoản trong hợp đồng chỉ quy định những quyền lợi có ích cho bên bán.

Còn nhớ vào đầu tháng 9/2017, thị trường ô tô Việt Nam chấn động trước động thái giảm giá ”sốc” của mẫu SUV CR-V của Honda. So với giá đề xuất, giá bán được một vài đại lý Honda chào bán thấp hơn gần 200 triệu đồng.

Với giá bán thấp chưa từng có, khách hàng đến nhiều đại lý Honda trên toàn quốc để tiến hành đặt cọc và ký kết hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên, chỉ vài sau, khách hàng phải ôm trái đắng khi các đại lý Honda thông báo “không còn xe để giao” và yêu cầu khách hàng đến
đại lý để rút cọc về.

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi lượng khách bị hủy cọc rất nhiều và không thể thống kê con số cụ thể. Ngay tại thời điểm đó, những bản hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý được tiết lộ ra bên ngoài và phơi bày sự thật trần chụi bấy lâu nay của các đại lý ô tô.

Cụ thể, trong hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý Honda Long Biên vào đầu tháng 9/2017 có các điều khoản chung như sau:

Trong trường hợp giá bán xe được thỏa thuận, bên mua hủy việc đặt xe hoặc không đăng ký lại hợp đồng, khi hết hạn hiệu lực hợp đồng thì bên B không cần phải trả lại đặt cọc.

Tuy nhiên, đọc mỏi mắt cũng không thấy đề cập trách nhiệm của bên B (người bán) khi đơn phương hủy cọc.

Như vậy, bên mua cần cẩn thận khi mua ô tô tại đại lý.

2.2. Bảo lưu quyền sở hữu

Trích từ hợp đồng mua bán xe ô tô, ta có điều khoản mẫu sau:

                                            ĐIỀU 4

                             BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

  1. Bên B mua xe của bên A với hình thức trả góp nên bên A sẽ đăng ký bảo lữu quyền sở hữu của mình tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
  2. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự 2015.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi bên B thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền cho bên A.

 

Bảo lưu quyền sở hữu là một quy định mới của bộ luật dân sự 2015 so với bộ luật cũ. Cụ thể bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận tại điều 331 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

  1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
  2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Ví dụ: A ký hợp đồng mua 200 kg tôm của B với giá 40 triệu đồng, hai bên thỏa thuận sẽ thành toán thành hai đợt nhưng bên B đồng ý cho bên A lấy trước 200kg tôm đó ngày sau đợt thanh toán đầu tiên để bên A có thể bán nó cho bên C. Từ đó, bên B đã xác lập bảo lưu quyền sở hữu cho mình.

Về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu quy định tại điều 51 của Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo  đảm như sau:

Điều 51. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản, bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, để có thể được pháp luật bảo vệ bảo lưu quyền sở hữu thì bên mua phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm để nếu bên bán nhận xe rồi có ý định bán cho một bên khác thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên vô hiệu. Giúp cho bên bán nếu không đòi đủ được số tiền thì có thể đòi lại được tài sản, không sợ bị bên mua bán tài sản cho bên khác mà không chịu thanh toán tiền.

+ Về quyền đòi tài sản thì quy định tại điều 332 của bộ luật dân sự như sau:

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều này có nghĩa là nếu A không thanh toán đúng hạn thì bên B có quyền yêu cầu đòi lại hàng hóa.  Thêm vào đó, nếu như bên A do bảo quản mà làm chết tôm thì phải bồi thường thiệt hại số tôm bị chết đó, Nên bên mua nên an tâm về việc được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình. Bên B cũng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền mà mình đã nhận được khi bên A giao lại hàng hóa. Nếu không có quy đinh trên thì sẽ khiên bên bán bị thiệt hại khi bên mua không  thanh toán số tiền còn lại dù đã nhận đầy đủ hàng hóa. Quy định này sẽ giúp các bên cân bằng được lợi ích khi tham gia giao kết hợp đồng, từ đó cũng giúp bên mua có đầy đủ hàng hóa để giao cho một bên thứ ba. Tạo thuận lợi thông thương giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Nhà làm luật cũng không bỏ qua quyền lợi của người mua hàng hóa đó. Cụ thể, quy định tại điều 133 như sau:

Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

  1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
  2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tức là giống như phân tích ở trên, thì bên mua(A)  phải sử dụng 200kg tôm đó để tạo ra lợi ích, nếu có bán cho bên khách thì phải có sản phẩm thay thế khi bên bán (B) đòi lại tài sản, sản phẩm này phải đúng chủng loại, cùng số lượng và chất lượng, nếu không bên mua phải bồi thương toàn bộ thiệt hại. Nếu như trong thời gian chưa thể giao hàng cho bên thứ ba mà tôm đẻ ra rất nhiều con con thì con con đó thuộc quyền sở hữu của bên mua chứ không phải là bên bán.

Tuy nhiên, bảo lưu quyền sở hữu cũng sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
  2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
  3. Theo thỏa thuận của các bên.

Tức là các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi nào. Còn nếu không có thỏa thuận thì nó sẽ chấm dứt khi. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong, bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

Như vậy, bộ luật dân sự đã quy định rất rõ về những quy định về bảo lưu quyền sở hữu. Bên bán vẫn được xem là chủ sở hữu của xe ô tô một khi bên mua chưa thanh toán đủ tiền, mặt dù đã nhận hàng. Bên bán cần tiến hành đăng ký biên pháp bảo đảm để giúp bên bán được ưu tiên thanh toán tiền và thiệt hại.

3. Kết luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc chú trọng vào những nội dung thứ yếu thì các bên còn phải lưu tâm đến các biên pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó, biện pháp bảo đảm đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu là hai biện pháp rất thường dùng trong hợp đồng mua bán xe ô tô. Đối với biên pháp đặt cọc thì số tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán cần phải tiến hành đăng ký trong trường hợp hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán theo hình thức đặt cọc để đảm bảo quyền lợi của mình được ưu tiên khi có tranh chấp với bên thứ 3.

Trên đây là bài viết về điều khoản đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu của hợp đồng mua bán xe ô tô dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐẶT CỌC VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU XE Ô TÔ