Trong hợp đồng tư vấn thiết kế, không phải lúc nào các bên cũng hòa thuận. Thế nên, ngoài việc soạn hợp đồng một cách chắc chắn, các bên còn phải quy định với nhau điều khoản liên quan đến giải quyết khi có khiếu nại và tranh chấp. Bài viết này sẽ phân tích điều khoản về khiếu nại và giải quyết tranh chấp. Cũng như quy định về điều khoản chung trong hợp đồng tư vấn xây dựng.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
– Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
2. Nội dung
2.1. Điều khoản về khiếu nại
Dưới đây là điều khoản mẫu:
Điều 25. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
- Khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng Hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện theo đúng nội dung Hợp đồng đã ký kết. Khi đó bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này. Bên kia phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ nội dung khiếu nại trong vòng… ngày. Nếu các căn cứ, dẫn chứng không hợp lý thì phải chấp thuận những khiếu nại của bên kia.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hiện những nội dung không phù hợp với hợp đồng đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các bên phải thực hiện theo đúng những thỏa thuận đã ký.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải chấp thuận với những khiếu nại đó hoặc phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký. Ngoài khoảng thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.
=> Điều khoản này trích từ khoản 1 của điều 25 thông tư 08/2016 về khiếu nại và giải quyết tranh chấp. Nhìn vào điều khoản trên có thể thấy, nhà làm luật đã quy định việc chứng minh có vi phạm nghĩa vụ hay không thuộc về phía bên bị khiếu nại chứ không phải là bên khiếu nại.
Ví dụ: Nếu A là chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu B. Khi bên B nhiều lần chậm tiến độ báo cáo công việc nên A đã gửi khiếu nại lên chính B. Khi đó B là bên phải nhận lỗi, cam kết hoặc phải chứng minh mình không có lỗi gây ra chuyện này. Thêm vào đó, thời gian để trả lời khiếu nại là trong vòng 30 ngày, nếu như không có bất kỳ văn bản hoặc chứng cứ giải thích nào thì xem như bên B đã đồng ý khiếu nại đó và phải thực hiện theo yêu cầu của A. Đối với A thì thời gian gửi khiếu nại cũng là trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hiện những nội dung không phù hợp với hợp đồng đã ký.
Có những trường hợp áp dụng khiếu nại thì phù hợp, còn lại thì thường các bên sẽ dẫn đến tranh chấp. Về tranh chấp thì chúng ta sẽ cùng xem phân tích điều khoản ở dưới đây.
2.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp
Dưới đây là điều khoản mẫu:
Điều 25. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
- Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải.
Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng… ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên Trọng tài để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam (hoặc Tòa án Nhân dân) theo quy định của pháp luật. Quyết định của Trọng tài (hoặc Tòa án Nhân dân) là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên.
- Hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản về giải quyết tranh chấp.
Điều khoản trên cũng được trích từ khoản 2 của điều 25 thông tư 08/2016 về giải quyết tranh chấp. Nội dung đầu tiên đó là nếu có tranh chấp thì điều đầu tiên mà các bên cần phải làm là thương lượng để hòa giải với nhau. Nếu như thương lượng không thành thì các bên có thể tiến hành nộp hồ sơ lên trung tâm trọng tại để được giải quyết, trường hợp truyền thống là nộp lên tòa án nhân dân để dược giải quyế nha. Hiện nay còn có thủ tục hòa giải thương mại, các trung tâm trọng tài cũng là nơi cung cấp dịch vụ này với mực giá thấp hơn gần gấp đôi so với thủ tục trọng tài thương mại. Bước cuối cùng nếu một trong hai bên không chấp nhận phán quyết cũng trọng tài thươn mại thì các bên sẽ đưa hồ sơ ra tòa án tại huyện, quận để giải quyết. Thủ tục này tuy truyền thống nhưng thời gian kéo dài, vì thế các bên chỉ nên áp dụng nó nếu như đã trải nghiệm những cách giải quyết ở trên.
Dưới đây là bài viết tham khảo dành cho các bên có liên quan đến giải quyết tranh chấp.
19. Phương án giải quyết tranh chấp
2.3. Điều khoản chung
Dưới đây là điều khoản chung
Điều 27. Điều khoản chung
Các bên đồng ý với tất cả các điều khoản, quy định và điều kiện của Hợp đồng này. Không có cơ quan nào hoặc đại diện của bên nào có quyền đưa ra tuyên bố, trình bày, hứa hẹn hoặc thỏa thuận nào mà không được nêu ra trong Hợp đồng; Không bên nào bị ràng buộc hoặc có trách nhiệm trước các điều đó.
Các bên cam kết thực hiện một cách trung thực, công bằng và đảm bảo để thực hiện theo mục tiêu của Hợp đồng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm…
(trường hợp thời gian hiệu lực của hợp đồng khác do các bên thỏa thuận)
Hợp đồng này bao gồm … trang, và ……. Phụ lục được lập thành … bản bằng tiếng Việt (và tiếng Anh nếu có) có giá trị pháp lý như nhau. Chủ đầu tư sẽ giữ … bản, nhà thầu sẽ giữ … bản.
CHỦ ĐẦU TƯ |
NHÀ THẦU |
Điều khoản trên cũng là điều khoản trích từ điều 27 của thông tư 08/2016. Vai trò của điều khoản trên chính là để khẳng định một lần nữa các bên không được tự ý thay đổi nội dung có trong hợp đồng. Các bên chỉ chịu trách nhiệm trong quyền và nghĩa vụ của mình đã được nêu trong hợp đồng này. Thêm vào đó, các bên cũng quy định về ngôn ngữ và thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Thời gian có hiệu lực do hai bên thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định tại điều 6 của nghị định 37/2015 như sau:
Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng(đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuậntrong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Về ngôn ngữ trong hợp đồng bằng tiếng việt nếu có yếu tố nước ngoài thì sẽ dùng song ngữ nếu thỏa thuận không được thì sẽ sử dụng tiến anh theo quy định của Điều 4 về luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng.
Ngoài ra, các bên còn phải tiến hành ký và nêu rõ họ tên, nếu là công ty thì sẽ phải đóng dấu. Nếu là đại diện của chủ đầu tư hoặc nhà thầu thì phải có giấy quỷ quyền của người đại diện theo pháp luật cho người đại diện.
3. Kết Luận
Tóm lại, khi các bên có ký kết hợp đồng, nếu như một trong hai bên có vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại có quyền khiếu nại và bên bị khiếu nại đó phải chứng minh nội dung của nại của bên khiếu nại là không chính xác nếu không thì phải khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại. Cả bên khiếu nại và bên bị khiếu nại cần phải chú ý thời gian thông báo. Đối với bên khiếu nại thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hiện những nội dung không phù hợp với hợp đồng đã ký. Đối với bên bị khiếu nại thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải chấp thuận với những khiếu nại đó hoặc phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký.
Điều khoản chung là để khẳng định một lần nữa các bên không được tự ý thay đổi nội dung có trong hợp đồng. Các bên chỉ chịu trách nhiệm trong quyền và nghĩa vụ của mình đã được nêu trong hợp đồng này.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Về ngôn ngữ trong hợp đồng bằng tiếng việt nếu có yếu tố nước ngoài thì sẽ dùng song ngữ nếu thỏa thuận không được thì sẽ sử dụng tiến anh theo quy định của Điều 4 về luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng. Ngoài ra, các bên còn phải tiến hành ký và nêu rõ họ tên, nếu là công ty thì sẽ phải đóng dấu. Nếu là đại diện của chủ đầu tư hoặc nhà thầu thì phải có giấy quỷ quyền của người đại diện theo pháp luật cho người đại diện.
Trên đây là bài viết về điều khoản khiếu nại, giải quyết tranh chấp và điều khoản chung trong chuỗi bài viết về hợp đồng tư vấn xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.