Trong hợp đồng tư vấn xây dựng có những bước như sau: Tư vấn khảo sát xây dựng công trình, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Trong đó, hoạt động tư vấn khảo sát xây dựng công trình là hoạt động đầu tiên. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý khách biết về những công việc mà nhà thầu cần phải làm để tư vấn khảo sát xây dựng công trình.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Luật đấu thầu 2013
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
– Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
– Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành:
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu về Đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Nội dung
Dưới đây là điều khoản mẫu về những công việc tư vấn khảo sát xây dựng công trình:
Điều 5. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng
- Nội dung và khối lượng công việc nhà thầu thực hiện được thể hiện cụ thể trong Phụ lục số ….[Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu)của chủ đầu tư] và các thỏa thuận tại các biên bản đàm phán hợp đồng giữa các bên, bao gồm các công việc chủ yếu sau:
a) Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
b) Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu đã có.
c) Khảo sát hiện trường.
d) Xây dựng lưới khống chế, đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình.
đ) Đo vẽ hệ thống công trình kỹ thuật ngầm.
e) Lập lưới khống chế trắc địa các công trình dạng tuyến.
g) Đo vẽ thủy văn, địa chất công trình, địa chất thủy văn.
h) Nghiên cứu địa vật lý.
i) Khoan, lấy mẫu, thí nghiệm, xác định tính chất cơ lý, hóa học của đất, đá, nước.
k) Quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn.
l) Thực hiện đo vẽ hiện trạng công trình.
m) Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
n) Các công việc khảo sát xây dựng khác.
2. Nhà thầu cung cấp sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
b) Các bản đồ địa hình, bản đồ địa chất công trình, bản đồ địa chất thủy văn, bản vẽ hiện trạng công trình xây dựng, các mặt cắt địa hình, mặt cắt địa chất.
c) Các phụ lục.
+ Khảo sát xây dựng: là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ thiết kế. Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát phục vụ cho hoạt động xây dựng.
Việc khảo sát công trình xây dựng nhằm đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng; Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm. Và đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng. Nhằm xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận. Đồng thời, đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
Về việc lập phương án kỹ thuật thì dựa vào điều 13 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP chúng ta có những bước sau:
Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
- Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
- Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
- Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
- Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng;
- Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
- Tiến độ thực hiện;
- Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
Sau khi thực hiện các công việc khảo sát xây dựng từ việc Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu đã có, khảo sát hiện trường, Xây dựng lưới khống chế, đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình, đo vẽ hệ thống công trình kỹ thuật ngầm, nghiên cứu địa vật lý, khoan, lấy mẫu, thí nghiệm, xác định tính chất cơ lý, hóa học của đất, đá, nước thì chúng ta sẽ được một mẫu kết quả khảo sát dưới đây:
+ Về việc phải báo cáo kết quả xây dựng thì chúng ta phải tuân theo điều 15 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP:
Điều 15. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
- Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
- Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
- Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
- Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
- Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
- Kết luận và kiến nghị.
- Các phụ lục kèm theo.
Ngoài ra, nhà thầu còn phải kèm theo các bản đồ địa hình, bản đồ địa chất công trình, bản đồ địa chất thủy văn, bản vẽ hiện trạng công trình xây dựng, các mặt cắt địa hình, mặt cắt địa chất.
Dưới đây là một bản vẻ hiện trạng công trình trước khi được xây dựng
3. Kết luận
Việc trong hợp đồng tư vấn có quy định về nội dung, khổi lượng công việc và sản phẩm của tư vấn khảo sát xây dựng là điều bắt buộc. Vì nếu không thực hiện khảo sát trước khi xây dựng, nhà thầu sẽ xây dựng theo một cách ngẫu nhiên, khiến công trình được xây dựng có thể quá cỡ hoặc nhỏ hơn dự tính. Thêm vào đó, khi xảy ra sạt lở, đổ vỡ công trình thì thiệt hại về kinh tế và con người là rất lớn.
Khảo sát xây dựng: là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ thiết kế. Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát phục vụ cho hoạt động xây dựng.
Nhằm xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận. Đồng thời, đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
Trên đây là bài viết về điều khoản về nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng trong chuỗi bài viết về hợp đồng tư vấn xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng