ĐIỀU KHOẢN VỀ PHƯƠNG THỨC NHẬN HÀNG

Khi tham gia ký kết hợp đồng thì điều mà các bên rất quan tâm. Đó là hàng hóa được giao nhận như thế nào. Đặc biệt là những hợp đồng có giá trị lớn, cần phải có kho lưu trữ khi hàng hóa được vẫn chuyển từ mơi này đến nới khác. Bài viết này sẽ có những phân tích về phương thức giao nhận giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

 

1. Cơ sở pháp lý

– Luật thương mại 2005

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu dành cho phương thức giao nhận

Điều 5: Phương thức giao nhận

  1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:

 

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú
 

1

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tôm sú

 

 

Tôm Sú

 Kg

 

 

Kg

 100

 

 

100

 20/04/2019

 

 

27/04/2019

 Tại kho của bên B.

 

Tại kho của bên B.

 

 

  1. Bên B thanh toán cho bên bên A theo điều 8 của hợp đồng này.
  2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển nếu sử dụng bên thứ ba do … chịu.
  3. Chi phí bốc xếp nếu sử dụng bên thứ ba do … chịu
  4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng-ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
  5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

  1. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:

–       Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

–       Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;

–       Giấy chứng minh nhân dân.

 

Theo quy định của luật thương mại 2005, các bên có quyền thỏa thuận về thời gian và số lần nhận hàng. Khi tiến hành giao hàng thì bên bán thường sẽ thu số tiền ứng với số lượng mặt hàng giao nhận. Ví dụ: lần giao thứ nhất là 100 kg tôm thì chỉ giao số tiền ứng với 100 kg tôm đó.

 

+ Về phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển thường sẽ do bên bán chịu trong trường hợp bên bán có bố trí cả nhân viên vận chuyển và phương tiện vận chuyển. Nhưng đối với trường hợp phải sử dụng bên thứ ba thì thường sẽ phải do bên mua chịu. Đặc biệt đối với những đơn hàng tính có trọng lượng hàng tấn thì chi phí để thuê bên thứ 3 là rất cao nên thường thì bên mua sẽ phải chịu chi phí này.

 

+ Về chi phí thuê người bốp xếp thường áp dụng với các mặt hàng có tổng trọng lượng sản phẩm lên đến hàng nghìn kg thì cũng thường do bên mua trả nếu như bên mua không có sẵn nhân viên bốc xếp hoặc phương tiện vận chuyển. Chi phí này thường được thuê chung cùng với bên cung cấp phương tiện vận chuyển.

 

+ Các bên phải tuân thủ về quy định của lịch giao nhận hàng. Nếu bên mua không đến nhận hàng đúng thời điểm sẽ khiến cho bên bán phải tiếp tục gánh chịu rủi ro của hàng hóa, mất thêm không gian để lưu trữ hàng hóa nên việc bên bán phải chịu thêm chi phí là điều hợp lý. Còn đối với bên bán, nếu không giao hàng đúng thời điểm và đúng lượng hàng thì sẽ khiến cho bên mua mất tiền xăng, tiền trả cho nhân viên hoặc tiền thuê bên thứ ba để vận chuyển hàng hóa. Thế nên, các bên nên thực hiện đúng như đã thỏa thuận để các bên sẽ không phải gánh chịu những rủi ro pháp lý sau đó.

 

+ Đối với việc kiểm tra hành hóa thì tại điều 44 của luật thương mại 2005 có quy định về điều này.

Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng

  1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
  2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
  3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
  4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
  5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Điều này có nghĩa rằng, bên mua có quyền cử người đến kho lưu trữ của bên bán để kiểm tra hàng hóa. Đối với những loại hàng hóa không cần phải kiểm tra bằng những phương pháp đặt biệt thì sau khi bên mua đã kiểm tra, bên bán không chịu trách nhiệm về những khuyết điểm của hàng hóa gây ra.

Thế nên trong hợp đồng ghi nhận rằng bên bán không chịu trách nhiệm sau khi bên mua đã tiến hành kiểm tra là hoàn toàn phù hợp với những quy định của pháp luật

Thêm vào đó hợp đồng có đề cập đến những mặt hàng theo nguyên đai, nguyên kiện nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

Nguyên đai và nguyên kiện là những mặt hàng không thể tách rời khỏi lớp hộp bao bọc hàng, những phụ kiện cũng không thể được kiểm tra một cách cụ thể. Thường là những mặt hàng điện tử sẽ có khái niệm này. Các mốc thời gian 10 ngày và 15 ngày là hoàn toàn hợp lý với từng trường hợp.

+ Thỏa thuận về việc Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm là hoàn toàn hợp lý do có thể lô hàng này chất lượng nhưng lô hàng khác thì không, quy định này giúp cho các bên dễ dàng xử lý khi phát hiện có lô hàng bị lỗi; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:

–       Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

–       Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;

–       Giấy chứng minh nhân dân.

Quy định này thì cần phải có để đảm bảo hàng hóa được giao đúng người. Trừ trường hợp có một bên thứ ba quấy rối.

 

3. Kết Luận

Tóm lại, những quy định trong điều khoản về phương thức giao nhận là rất quan trọng nên các bên cần phải đưa vô và ghi nhận trong hợp đồng để quá trình giao nhận hàng và thanh toán xảy ra thuận lợi. Các bên có quyền tự thỏa thuận về thời gian và số lần giao hàng nhưng cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật. Cho dù có xảy ra tranh chấp thì cũng dễ dàng có phương hướng để giải quyết tranh chấp vì đã có căn cứ rõ ràng trong hợp đồng.

Trên đây là bài viết về điều khoản phương thức giao hàng của hợp đồng mua bán hàng hóa dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ PHƯƠNG THỨC NHẬN HÀNG