ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU (PHẦN 2)

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về việc nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư trong những trường hợp nào theo luật định. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề liên quan đến hậu quả của việc tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

 

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 18. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

18.3. Ngừng công việc và di dời thiết bị Nhà thầu

Sau khi nhận được thông báo chấm dứt Hợp đồng, Nhà thầu sẽ ngay lập tức:

a) Ngừng tất cả các công việc thêm, ngoại trừ các công việc đã được Chủ đầu tư hướng dẫn để bảo vệ con người và tài sản hoặc an toàn của công trình;

=> Nhà thầu có quyền chấm dứt thực hiện thi công nhưng phải đảm bảo việc chấm dứt này không mang lại những sự thiệt hại về người và tài sản nên nhà làm luật yêu cầu họ phải thực hiện những biện pháp để ngăn cản những sự thiệt hại này.

 

b) Chuyển giao cho Chủ đầu tư toàn bộ tài liệu của nhà thầu, thiết bị, các vật liệu và các công việc khác mà Nhà thầu đã được thanh toán;

=> Các bộ tài liệu này thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư đã trả tiền cho nó. Hơn thế nữa, chủ đầu tư cũng cần bộ tài liệu đó để giao cho một bên nhà thầu khác thi công nếu việc tạm ngừng dẫn đến chấm dứt hợp đồng hoặc xem xét lại một số giấy tờ khác.

 

c) Di dời tất cả vật tư, vật liệu khỏi công trường, ngoại trừ các thứ cần thiết cho việc an toàn và rời khỏi công trường.

=> Các thứ cần thiết mà nhà thầu cần giữ lại có thể là những rào chắn công trình.

18.4. Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo khoản 18.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu] đã có hiệu lực, Chủ đầu tư sẽ ngay lập tức :

a) Trả lại bảo lãnh thực hiện cho Nhà thầu;

=> Khoản bảo lãnh này bằng với khoản tạm ứng mà chủ đầu tư đã ứng cho nhà thầu. Trong trường hợp khi tiến hành nghiệm thu mà số tiền đó bằng với số tiền tạm ứng trở lên thì chủ đầu tư sẽ phải trả toàn bộ số tiền bảo lãnh cho nhà thầu, còn nếu nhỏ hơn thì lấy tiền bảo lãnh trừ đi giá trị tạm ứng còn lại.

 

b) Thanh toán cho Nhà thầu.

=> Chủ đầu tư là nguyên nhân chính gây nên sự chấm dứt hợp đồng. Thế nên, khi chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư cần phải thanh toán đầy đủ cho phía nhà thầu vì họ đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình cho đến khi phải chấm dứt hợp đồng.

Theo điều 16.4 về thanh toán khi chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư còn phải “thanh toán cho Nhà thầu số tiền do tổn thất về lợi nhuận hoặc tổn thất hoặc hư hỏng khác mà Nhà thầu phải chịu do việc chấm dứt hợp đồng này”.

3. Kết Luận

Trong hợp đồng xây dựng, không phải lúc nào các bên cũng có thể hoàn tất nghĩa vụ của mình. Việc chấm dứt thực hiện hợp đồng không chỉ dừng lại ở việc thông báo mà còn phải tiến hành hoàn tất những thủ tục hậu chấm dứt hợp đồng.

Nhà thầu có quyền chấm dứt thực hiện thi công nhưng phải đảm bảo việc chấm dứt này không mang lại những sự thiệt hại về người và tài sản nên nhà làm luật yêu cầu họ phải thực hiện những biện pháp để ngăn cản những sự thiệt hại này.

Nhà thầu cần phải giao lại toàn bộ tài liệu cho nhà thầu vì các bộ tài liệu này thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư đã trả tiền cho nó. Hơn thế nữa, chủ đầu tư cũng cần bộ tài liệu đó để giao cho một bên nhà thầu khác thi công nếu việc tạm ngừng dẫn đến chấm dứt hợp đồng hoặc xem xét lại một số giấy tờ khác. Các thứ cần thiết mà nhà thầu cần giữ lại có thể là những rào chắn công trình.

Chủ đầu tư còn phải trả lại cho nhà thầu một khoản bảo lãnh bằng với khoản tạm ứng mà chủ đầu tư đã ứng cho nhà thầu. Trong trường hợp khi tiến hành nghiệm thu mà số tiền đó bằng với số tiền tạm ứng trở lên thì chủ đầu tư sẽ phải trả toàn bộ số tiền bảo lãnh cho nhà thầu, còn nếu nhỏ hơn thì lấy tiền bảo lãnh trừ đi giá trị tạm ứng còn lại.

Chủ đầu tư là nguyên nhân chính gây nên sự chấm dứt hợp đồng. Thế nên, khi chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư cần phải thanh toán đầy đủ cho phía nhà thầu vì họ đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình cho đến khi phải chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải thanh toán cho Nhà thầu số tiền do tổn thất về lợi nhuận hoặc tổn thất hoặc hư hỏng khác mà Nhà thầu phải chịu do việc chấm dứt hợp đồng này”.

Trên đây là bài viết điều khoản về tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi nhà thầu (phần 2) trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU (PHẦN 2)