HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG

Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên rất quan tâm với tới việc hợp đồng mình ký kết là có hiệu lực hay không. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào việc một hợp đồng có những điều kiện gì để có thể có hiệu lực.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật nhà ở 2014

– Luật đất đai 2013

­- Luật sở hữu trí tuệ 2005

– Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

– Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định hợp đồng là một phần của giao dịch dân sự nên cần phải đáp ứng những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Cụ thể, tại điều 117 của bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  3. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  4. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  5. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

– Về điều kiện chủ thể, người đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây:

https://luatsuhopdong.com/cac-dieu-khoan-co-ban-cua-hop-dong.html

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện tức là các bên không được dùng vũ lực, ép buộc về tâm lý để buộc bên kia giao kết hợp đồng. Ví dụ: A không thể dùng lý do nắm quyền thông tin bí mật cá nhân của B để ép B ký hợp đồng vay 10 triệu đồng.

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. ví dụ: A không thể ký hợp đồng bán con cho B với điều khoản sẽ kết thúc hoàn toàn nghĩa vụ chu cấp và gặp gỡ giữa hai bên.

Đi sâu hơn về hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định tại điều 401 của bộ luật dân sự 2015 về hiệu lực hợp đồng thì:

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Như quy định trên thì hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, cũng dựa vào quy định trên thì đối với một số hợp đồng đặc thù thì thời điểm có hiệu lực của từng loại hợp đồng cũng khác nhau. Có những loại hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ khi được công chứng, có loại hợp đồng sẽ có hiệu lực từ lúc cơ quan có thẩm quyền hoàn tất thủ tục đăng ký cho các bên.

2.2. Các loại hợp đồng có hiệu lực kể từ khi công chứng

Căn cứ vào quy định tại điều 122 của luật nhà ở 2014:

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

  1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, đối với các loại hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm công chứng là mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

2.3. Các loại hợp đồng có hiệu lực kể từ khi hoàn thành đăng ký với cơ quan công quyền

Tại điều 188 của Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện có hiệu lực của các hợp đồng liên quan đến chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  1. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

 

 

Đối với những loại hợp đồng cần phải thế chấp thì phải đăng ký biện pháp bảo đảm nên sẽ tuân theo quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm quy định tại điều 5 của Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

  1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Như vậy, căn cứ vào điều 5 ở trên và điều 9 của cùng nghị định thì đối với các loại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm các cơ quan đăng ký như Cục Hàng không Việt Nam , Cục Hàng hải Việt Nam , Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai , trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

– Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ thì theo quy định của điều 5 của Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ như sau:

Điều 5. Đăng ký chuyển giao công nghệ

1…

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản này do các bên thỏa thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ từ sở khoa học và công nghệ hoặc bộ khoa học và công nghệ theo điều 6 của Nghị định 76/2018/NĐ-CP trên.

– Về lĩnh vực hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì quy định tại điều 148 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

  1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Như vậy, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sẽ có hiệu lực kể từ khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Kết Luận

Tóm lại, để một hợp đồng có hiệu lực thì còn cần dựa vào loại hợp đồng đó có yêu cầu công chứng hoặc cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay không. Còn nếu không thì các bên có thể tự thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Đặc biệt, phải tìm hiểu các trình tự thủ tục để đăng ký của từng loại hợp đồng để đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.

Trên đây là bài viết về hiệu lực của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG