Ngày nay, trong việc ký kết hợp đồng dân sự hay thương mại thì các bên được tự do thỏa thuận ý chí của mình về giá, địa điểm giao kết hay đối tượng để giao kết. Tuy nhiên, cũng như các quy định về giá, quy định về hình thức thanh toán cũng phải theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích rằng những hình thức nào được phép thực hiện khi ký kết hợp đồng giữa hai bên.
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ Luật Dân Sự 2015
– Luật Kinh doanh bất động sản 2014
– Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ
2. Nội dung
2.1. Các hình thức thanh toán hiện nay
– Hiện nay, nếu xét về việc hợp đồng bằng cả lời nói lẫn bằng văn bản thì có tới 6 hình thức. Đặc biệt là những thỏa thuận mua hàng trên mạng hoặc ở Siêu thị. Cụ thể như sau:
1. Thanh toán bằng thẻ
– Hình thức này phổ biến nhất trong giao dịch thương mại trực tuyến trên internet. Với cách thanh toán này người mua chỉ sẽ dễ dàng mua được hàng hóa
– Thanh toán trực tuyến bằng thẻ có hai loại sau:
+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: với hình thức thanh toán này, khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán rất nhiều website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
+ Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: đây là hình thức chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở các nước khác. Với cách thanh toán này các chủ thẻ đa năng tại Đông Á và chủ thẻ tại Connect 24 của Vietcombank có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay.
2. Thanh toán qua cổng
– Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử F@st MobiPay: đây là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng thanh toán điện tử của Ngân hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank và thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng đài 19001590. Tham gia hệ thống này, khách hàng có thể đảm bảo việc bảo mật thông tin
3. Thanh toán bằng ví điện tử
– Khách hàng chỉ cần sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart là có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
– Một số ví điện tử ở Việt Nam:
+ Ví điện tử Mobivi: là ví điện tử của Ngân hàng VIB và Công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú.
+ Ví điện tử Payoo: là ví điện tử của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Vietunion), được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định cho phép thực hiện thí điểm vào ngày 18/2/2009.
4. Thanh toán bằng thiết bị di động thông minh
– Dịch vụ này thật sự rất tiện khi mà khách hàng có thể thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động thông minh với dịch vụ Mobile Banking mà không phải đem theo thẻ ngân hàng.
– Hệ thống thanh toán qua điện thoại này được tạo nên từ sự liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ với: ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.
5. Trả tiền mặt khi giao hàng
– Đây là hình thức mà đa số khách hàng cảm thấy an toàn. Khách hàng thậm chí không cần đặt cọc rồi mới nhận hàng. Nhiều trường hợp có thể trả hàng tại chỗ nếu kiểm tra hàng không như mong muốn. Vì thế, đa số khách hàng rất thích hình thức này.
6. Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng
– Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, người mua hàng chuyển tiền của mình sang tài khoản của người bán một số tiền nhất định hoặc có giá trị bằng hàng hóa đăth mua trước khi nhận được hàng.
– Khách hàng cũng có thể đăng ký INTERNET BANKING và sau đó có thể chuyển tiền theo hạn mức tối đa quy định bởi ngân hàng đăng ký.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng được ghi nhận bằng văn bản thì có 2 hình thức chính là: Tiền mặt và chuyển khoản
2.2. Khi nào thì phải chuyển khoản khi giao kết hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng thì các bên sẽ có điều khoản quy định về hình thức thanh toán.
Thực tế, không có bất kỳ văn bản nào bắt buộc là số tiền bao nhiêu thì sẽ phải chuyển khoản. Tuy nhiên, quy định tại Điều 6 của thông tư Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
…
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
- Mặt khác, Căn cứ khoản 2, Khoản 3, Điều 15, Mục 1, Chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTCngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”
Dựa vào hai quy định nêu trên thì nếu Doanh nghiệp có mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp trên 20 triệu, hoặc dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần trong ngày có tổng trị giá từ 20 triệu trở lên thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế và được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nhập doanh nghiệp đối với trường hợp có chứng từ qua ngân hàng.
2.3. Những giao dịch liên quan đến bất động sản
– Việc mua bán liên quan đến bất động sản thì Điều 16 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy đinh như sau:
Điều 16. Thanh toán trong giao dịch bất động sản
- Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán.
- Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Như vậy, hình thức thanh toán kể cả với bất động sản cũng không bắt buộc là phải chuyển khoản hay không.
Tuy nhiên, đối với trường hộp tham gia mua bất động sản thì bên bán cần lưu ý việc phải đóng lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên mua có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân
Bài viết này chỉ tập trung về vấn đề hình thức khi thanh toán trong hợp đồng nên những nghĩa vụ này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong những bài viết về hợp đồng liên quan đến bất động sản ở những kỳ sau.
Tóm lại, đối với hình thức thanh toán hiện nay có đến 6 hình thức thanh toán. Tuy nhiên, đối với hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản thì chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Trong đó, đối với những giao dịch có xuất hiện một bên là doanh nghiệp thì giao dịch trên 20 triệu đồng phải thực hiện chuyển khoản.