TRỌN BỘ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ XE

Bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những quy định về đăng ký quyền sở hữu và lệ phí trước bạ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn trọn bộ về quy trình đăng ký xe. Từ đó giúp cho các bạn đọc có thể tự mình thực hiện các quy trình một cách dễ dàng.

1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng

– Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ

– Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

2. Nội dung

2.1. Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Nếu người bán là chủ xe thì sẽ rất đơn giản. Nếu chiếc xe bán thông qua người thứ 3 thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực. Bước chuẩn bị giấy tờ là bước cần thực hiện để các bên tin tưởng vào chủ thể tham gia ký kết của mình là người như thế nào và hiện đang ở đâu, xe có phải là chính chủ hay là không. Mặt khác, các bên cũng sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ này để ra công chứng tại phòng công chứng.

Bên bán xe cần chuẩn bị: (1) Giấy tờ xe bản chính; (2) CMND + Hộ khẩu bản chính. Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau.

Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị (1) CMND + Hộ khẩu bản chính; (2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.

 

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe

Các bên có thể đến bất kỳ phòng công chứng nào thuận lợi cho cả hai nhất.

Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản. Mức phí này được quy định tại khoản 2- điều 4 của thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng như sau:

 

 

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe

Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng tỉnh với nhau thì không cần.

 

Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.

Trường hợp mua xe đăng ký tên tư nhân (Cá nhân) thì căn cứ vào điều 9 và điều 10 của thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì để rút hồ sơ gốc thì bao gồm có:

  1. Đăng kiểm xe gốc
  2. Đăng ký xe gốc
  3. Hợp đồng mua bán công chứng hoặc ủy quyền công chứng,
  4. Chứng minh thư, sổ hộ khẩu bản chính của chủ xe.
  5. Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này)
  6. Giấy giải chấp ngân hàng (nếu có).

Khi xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ trên cho Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trong thời gian chờ đợi giải quyết, chủ sở hữu mới của xe cần sử dụng giấy biên nhận đang giải quyết hồ sơ rút để lưu thông, đối với trường hợp phải trả biển số xe thì để tránh phiền phức thì nên chờ đến khi đi lấy hồ sơ gốc thì hãy trả lại sau.

– Thời gian giải quyết là: không quá 02 ngày theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của thông tư số 15/2014/TT-BCA.

 

Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.

 

Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe

– Cơ quan tiếp nhận đóng lệ phí trước bạ quy định tại khoản 4 của nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ

“Đối với tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ (trừ nhà, đất): Hồ sơ khai lệ phí trước bạ nộp tại Chi cục Thuế địa phương nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc địa điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục thuế, hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với hồ sơ khai lệ phí trước bạ điện tử.”

– Hồ sơ nộp lệ phí trước bạ bao gồm:

Căn cứ vào Điều 1 của Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ

  1. Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao hợp lệ các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp. Ví dụ: Hóa đơn giá trị gia tăng ( Hóa đơn đỏ), hóa đơn nối ( hóa đơn đầu vào ).
  3. Bản sao hợp lệ giấy đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ cũ (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi).
  4. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp (đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự).
  5. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Nhân viên chi cục thuế nhận hồ sơ và ra thông báo thuế ( thông báo cho khách hàng biết số tiền cần phải nộp thuế trước bạ – bằng văn bản ) và khách hàng lưu ý nhận lại bộ hồ sơ gốc để đi đăng kí bấm biển số.

– Khách hàng mang thông báo thuế đến Kho bạc, hay ngân hàng được chi cục thuế chỉ định hay có thể ngay tại chi cục thuế để nộp tiền thuế trước bạ >> Lưu ý nhận lại Biên lai nộp lệ phí trước bạ.

Bước 5: Đi đăng ký xe

Cơ quan đăng ký xe ô tô là Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

 

Hô sơ đăng ký chia thành hai trường hợp:

Trường hợp 1: Quy định tại điều 11. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
  2. a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  3. b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  4. c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
  5. d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
  6. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.

Trường hợp 2 :Quy định tại điều 13. Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến

  1. Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
  2. a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  3. b) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
  4. c) Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
  5. d) Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

– Thời gian: Cấp mới, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe; cấp hồ sơ sang tên, di chuyển xe; cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe thì thời gian hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Bước 6 : Đăng kiểm định

Đối với các trường hợp mua ô tô mới tại hãng thì việc kiểm định sau khi mua là điều bắt buộc. Còn đối với trường hợp mua sang tay thì chủ sở hữu mới phải kiểm tra đã đến thời hạn đăng kiểm chưa, nếu đến thì phải tiến hành đăng kiểm.

Hồ sơ dùng để đăng kiểm quy định tại điều 5 của thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau :

  1. Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe;
  2. Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
  3. Nộp giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, gồm một trong các giấy tờ sau: Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia;
  4. Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

Ngoài những giấy tờ nếu trên thì khi đưa xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp thông tin sau: “Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình”.

Về chu kỳ kiểm định thì quy định tại phụ lục VII của thông tư này:

PHỤ LỤC VII

CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CHU KỲ KIỂM ĐỊNH

TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng)
Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
Đã sản xuất đến 07 năm 30 18
Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12
Đã sản xuất trên 12 năm 06
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
2.1 Không cải tạo (*) 18 06
2.2 Có cải tạo (*) 12 06
3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
3.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm 24 12
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm 06
3.2 Có cải tạo (*) 12 06
4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên

03

Ghi chú:

– Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.

– Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái.

– (*) Cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ), treo và truyền lực.

* Các bước đăng kiểm như sau:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.

+ Bước 2: Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5-10 phút.

+ Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ. + Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.

– Thời gian kiểm định: chưa tới 1 tiếng, tùy vào từng trường hợp.

Như vậy, chỉ không mất quá 5 ngày để các bên có thể hoàn thành tất cả các thủ tục để mua một chiếc xe. Với chi phí không quá cao.

3. Kết luận

Như vậy, các bên cần phải nắm rõ các quy trình thủ tục để tiến hành sang tên xe một cách nhanh nhất có thể. Quy trình để mua một chiếc xe như sau: Chuẩn bị giấy tờ->Công chứng hợp đồng mua bán xe->Rút hồ sơ gốc của xe->Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe->Đi đăng ký xe->Đăng kiểm định. Mức thu công chứng sẽ do các bên thỏa thuận, tùy vào giá trị xe mà phí công chứng khác nhau. Lệ phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10% giá trị của xe. Bên bán không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền bán xe.

Trên đây là bài viết về trọn bộ thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu xe sau khi ký hợp đồng mua bán xe ô tô của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU VÀ NỘP THUẾ, LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG XE Ô TÔ

Bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến điều khoản về đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến điều khoản về đăng ký quyền sở hữu và mức thu lệ phí, thủ tục đóng lệ phí trước bạ khi mua xe ô tô.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

– Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

– Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng

– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành

 

2. Nội dung

2.1. Thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu xe ô tô

Trích điều khoản mẫu trong hợp đồng mua bán ô tô như sau:

ĐIỀU 6

ĐĂNG KÝ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI XE MUA BÁN

  1. Bên mua (bên B) có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với xe tại cơ quan có thẩm quyền (ghi rõ các thỏa thuận liên quan đến việc đăng ký);
  2. Quyền sở hữu đối với xe nêu trên được chuyển cho Bên B, kể từ thời điểm thực hiện xong các thủ tục đăng ký quyền sở hữu xe;

 

Đối với hợp đồng mua bán xe ô tô thì theo quy định của pháp luật thì cần phải công chứng thì mới có hiệu lực. Cụ thể, quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”.

Cho nên, sau khi hợp đồng được chứng thực, các bên mới có thể tiến hành thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên phải đi đăng ký xe là bên được bán xe, tức là bên mua xe. Cụ thể quy định tại điều 6 của Thông tư số 15/2014/TT-BCA như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Các bước để hoàn thành việc mua một chiếc xe ô tô như sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Nếu người bán là chủ xe thì sẽ rất đơn giản. Nếu chiếc xe bán thông qua người thứ 3 thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực. Bước chuẩn bị giấy tờ là bước cần thực hiện để các bên tin tưởng vào chủ thể tham gia ký kết của mình là người như thế nào và hiện đang ở đâu, xe có phải là chính chủ hay là không. Mặt khác, các bên cũng sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ này để ra công chứng tại phòng công chứng.

 

Bên bán xe cần chuẩn bị: (1) Giấy tờ xe bản chính; (2) CMND + Hộ khẩu bản chính. Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau.

 

Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị (1) CMND + Hộ khẩu bản chính; (2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.

 

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe

Các bên có thể đến bất kỳ phòng công chứng nào thuận lợi cho cả hai nhất.

Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản.

 

Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe

Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng tỉnh với nhau thì không cần. Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.

Khi xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ trên cho Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trong thời gian chờ đợi giải quyết, chủ sở hữu mới của xe cần sử dụng giấy biên nhận đang giải quyết hồ sơ rút để lưu thông, đối với trường hợp phải trả biển số xe thì để tránh phiền phức thì nên chờ đến khi đi lấy hồ sơ gốc thì hãy trả lại sau.

 

Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe

Việc đóng phí trước bạ là bắt buộc trong trường hợp sang tên, đổi chủ cho xe. Người có nghĩa vụ đóng phí này là bên mua

 

Bước 5: Đi đăng ký xe

Cơ quan đăng ký xe ô tô là Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

 

Bước 6 : Đăng kiểm định

Đối với các trường hợp mua ô tô mới tại hãng thì việc kiểm định sau khi mua là điều bắt buộc. Còn đối với trường hợp mua sang tay thì chủ sở hữu mới phải kiểm tra đã đến thời hạn đăng kiểm chưa, nếu đến thì phải tiến hành đăng kiểm.

2.2. Điều khoản về nộp thuế và lệ phí công chứng

Dưới đây là điều khoản mẫu:

ĐIỀU 7

VIỆC NỘP THUẾ VÀ LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

            Lệ phí công chứng và đóng thuế thu nhập cá nhân do bên mua chịu, lệ phí trước bạ do bên bán chịu.

+ Về điều khoản việc lệ phí công chứng: Phí này sẽ tùy vào từng văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng cho các bên, dựa trên % giá chuyển nhượng của xe. Phí này cũng do các bên thỏa thuận để trả.

Mức phí này được quy định tại thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng như sau:

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:

  1. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

 

+ Lệ phí trước bạ sẽ do bên mua thực hiện. Mức thu sẽ là 10% giá trị của xe. Quy định tại khoản 5 – Điều 4 của Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 4. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

  1. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.

Riêng:

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

+ Đóng thuế thu nhập cá nhân: thu nhập từ việc bán xe không thuộc đối tượng phải chịu thuế theo Điều 3 của thu nhập chịu thuế quy định tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành

Như vậy, khi mua xe thì cả hai phải thỏa thuận về việc ai sẽ là người chịu phí công chứng. Mặc khác bên mua xe phải tiến hành nộp lệ phí trước bạ. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì bên bán sẽ không cần phải đóng thuế.

3. Kết luận

Khi tham gia ký kết hợp đồng mua xe, các bên cần chú ý về việc phải tiến hành công chứng loại hợp đồng này. Tiến hành đăng ký xe theo đúng những quy định của pháp luật, để tránh bị phạt, gây khó dễ từ cơ quan công quyền. Quy trình để mua một chiếc xe ô tô như sau: Chuẩn bị giấy tờ->Công chứng hợp đồng mua bán xe->Rút hồ sơ gốc của xe->Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe->Đi đăng ký xe->Đăng kiểm định. Mức thu công chứng sẽ do các bên thỏa thuận, tùy vào giá trị xe mà phí công chứng khác nhau. Lệ phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10% giá trị của xe. Bên bán không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền bán xe. Chi tiết về quy trình đăng ký xe sẽ có ở bài viết sau.

Trên đây là bài viết về điều khoản đăng ký quyền sở hữu xe và nộp thuế, lệ phí công chứng của hợp đồng mua bán xe ô tô của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Bài viết sau: https://luatsuhopdong.com/tron-bo-quy-trinh-dang-ky-xe.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐẶT CỌC VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU XE Ô TÔ

Hợp đồng mua bán xe ô tô có những điều khoản chung của một loại hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng tồn tại những điều khoản riêng biệt. Vấn đề về đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu là hai điều khoản rất quan trọng trong hợp đồng mua bán ô tô. Bài viết này sẽ có những phân tích sâu sắc về hai vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về đặt cọc

Điều khoản mẫu như

                                                                                                  ĐIỀU 3

                                                                                                ĐẶT CỌC

  1. Bên B đặt cọc cho bên A số tiền trị giá 100.000.000 VNĐ (một trăm triệu đồng)
  2. Nếu bên B không thanh toán số tiền còn lại cho bên A thì sẽ bị mất cọc. Còn nếu bên A không giao xe cho B vào thời gian như đã thỏa thuận thì sẽ phải trả lại B tiền cọc, cộng với số tiền phạt cọc là 100.000.000 VNĐ.

Như vậy, thỏa thuận trên là đúng với quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 – điều 328 BLDS như sau:

Điều 328. Đặt cọc

  1. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên thực tế, bên mua thường ít khi nào đọc kỹ hợp đồng mua bán xe ô tô khi giao kết với bên bán, điều đó dẫn đến các điều khoản trong hợp đồng chỉ quy định những quyền lợi có ích cho bên bán.

Còn nhớ vào đầu tháng 9/2017, thị trường ô tô Việt Nam chấn động trước động thái giảm giá ”sốc” của mẫu SUV CR-V của Honda. So với giá đề xuất, giá bán được một vài đại lý Honda chào bán thấp hơn gần 200 triệu đồng.

Với giá bán thấp chưa từng có, khách hàng đến nhiều đại lý Honda trên toàn quốc để tiến hành đặt cọc và ký kết hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên, chỉ vài sau, khách hàng phải ôm trái đắng khi các đại lý Honda thông báo “không còn xe để giao” và yêu cầu khách hàng đến
đại lý để rút cọc về.

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi lượng khách bị hủy cọc rất nhiều và không thể thống kê con số cụ thể. Ngay tại thời điểm đó, những bản hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý được tiết lộ ra bên ngoài và phơi bày sự thật trần chụi bấy lâu nay của các đại lý ô tô.

Cụ thể, trong hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý Honda Long Biên vào đầu tháng 9/2017 có các điều khoản chung như sau:

Trong trường hợp giá bán xe được thỏa thuận, bên mua hủy việc đặt xe hoặc không đăng ký lại hợp đồng, khi hết hạn hiệu lực hợp đồng thì bên B không cần phải trả lại đặt cọc.

Tuy nhiên, đọc mỏi mắt cũng không thấy đề cập trách nhiệm của bên B (người bán) khi đơn phương hủy cọc.

Như vậy, bên mua cần cẩn thận khi mua ô tô tại đại lý.

2.2. Bảo lưu quyền sở hữu

Trích từ hợp đồng mua bán xe ô tô, ta có điều khoản mẫu sau:

                                            ĐIỀU 4

                             BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

  1. Bên B mua xe của bên A với hình thức trả góp nên bên A sẽ đăng ký bảo lữu quyền sở hữu của mình tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
  2. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự 2015.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi bên B thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền cho bên A.

 

Bảo lưu quyền sở hữu là một quy định mới của bộ luật dân sự 2015 so với bộ luật cũ. Cụ thể bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận tại điều 331 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

  1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
  2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Ví dụ: A ký hợp đồng mua 200 kg tôm của B với giá 40 triệu đồng, hai bên thỏa thuận sẽ thành toán thành hai đợt nhưng bên B đồng ý cho bên A lấy trước 200kg tôm đó ngày sau đợt thanh toán đầu tiên để bên A có thể bán nó cho bên C. Từ đó, bên B đã xác lập bảo lưu quyền sở hữu cho mình.

Về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu quy định tại điều 51 của Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo  đảm như sau:

Điều 51. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản, bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, để có thể được pháp luật bảo vệ bảo lưu quyền sở hữu thì bên mua phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm để nếu bên bán nhận xe rồi có ý định bán cho một bên khác thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên vô hiệu. Giúp cho bên bán nếu không đòi đủ được số tiền thì có thể đòi lại được tài sản, không sợ bị bên mua bán tài sản cho bên khác mà không chịu thanh toán tiền.

+ Về quyền đòi tài sản thì quy định tại điều 332 của bộ luật dân sự như sau:

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều này có nghĩa là nếu A không thanh toán đúng hạn thì bên B có quyền yêu cầu đòi lại hàng hóa.  Thêm vào đó, nếu như bên A do bảo quản mà làm chết tôm thì phải bồi thường thiệt hại số tôm bị chết đó, Nên bên mua nên an tâm về việc được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình. Bên B cũng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền mà mình đã nhận được khi bên A giao lại hàng hóa. Nếu không có quy đinh trên thì sẽ khiên bên bán bị thiệt hại khi bên mua không  thanh toán số tiền còn lại dù đã nhận đầy đủ hàng hóa. Quy định này sẽ giúp các bên cân bằng được lợi ích khi tham gia giao kết hợp đồng, từ đó cũng giúp bên mua có đầy đủ hàng hóa để giao cho một bên thứ ba. Tạo thuận lợi thông thương giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Nhà làm luật cũng không bỏ qua quyền lợi của người mua hàng hóa đó. Cụ thể, quy định tại điều 133 như sau:

Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

  1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
  2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tức là giống như phân tích ở trên, thì bên mua(A)  phải sử dụng 200kg tôm đó để tạo ra lợi ích, nếu có bán cho bên khách thì phải có sản phẩm thay thế khi bên bán (B) đòi lại tài sản, sản phẩm này phải đúng chủng loại, cùng số lượng và chất lượng, nếu không bên mua phải bồi thương toàn bộ thiệt hại. Nếu như trong thời gian chưa thể giao hàng cho bên thứ ba mà tôm đẻ ra rất nhiều con con thì con con đó thuộc quyền sở hữu của bên mua chứ không phải là bên bán.

Tuy nhiên, bảo lưu quyền sở hữu cũng sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
  2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
  3. Theo thỏa thuận của các bên.

Tức là các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi nào. Còn nếu không có thỏa thuận thì nó sẽ chấm dứt khi. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong, bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

Như vậy, bộ luật dân sự đã quy định rất rõ về những quy định về bảo lưu quyền sở hữu. Bên bán vẫn được xem là chủ sở hữu của xe ô tô một khi bên mua chưa thanh toán đủ tiền, mặt dù đã nhận hàng. Bên bán cần tiến hành đăng ký biên pháp bảo đảm để giúp bên bán được ưu tiên thanh toán tiền và thiệt hại.

3. Kết luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc chú trọng vào những nội dung thứ yếu thì các bên còn phải lưu tâm đến các biên pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó, biện pháp bảo đảm đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu là hai biện pháp rất thường dùng trong hợp đồng mua bán xe ô tô. Đối với biên pháp đặt cọc thì số tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán cần phải tiến hành đăng ký trong trường hợp hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán theo hình thức đặt cọc để đảm bảo quyền lợi của mình được ưu tiên khi có tranh chấp với bên thứ 3.

Trên đây là bài viết về điều khoản đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu của hợp đồng mua bán xe ô tô dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô TÔ

Ngày nay, việc mua ô tô đã trở thành phổ biện tại xã hội Việt Nam. Thế nhưng khi mua ô tô thì không phải lúc nào các bên cũng nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì thế, các bên thường tự soạn những quy định trái với pháp luật hoặc có trường hợp đại lý ô tô sẽ tự soạn một cái hợp đồng mẫu và bắt bên mua phải ký vô với những điều khoản bất lợi cho người mua. Bài viết này sẽ cung cấp một cách tổng quát về hợp đồng  mua bán xe ô tô.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

­- Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

– Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Nội dung

2.1. Hình thức và những điều khoản chung

Mẫu của hợp đồng mua bán xe ô tô được đính kèm vào nơi cuối cùng của bài viết này.

Hợp đồng mua xe ô tô sẽ tùy vào mục đích giao kết mà sẽ chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành khác. Nếu như bên mua mua xe, đặc biệt là số lượng lớn với tư cách là một công ty, mục đích là dùng để bán lại thì căn cứ vào luật thương mại 2005. Còn nếu bên mua, mua với mục đích để sử dụng, không có tư pháp nhân thì sẽ được xem như là một hợp đồng mua bán tài sản, chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015

Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định điều 119 của bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, hình thức của hợp đồng mua bán xe ô tô sẽ có thể được lập thành văn bản vì đây là tài sản có giá trị lớn.

So với hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng mua bán xe ô tô cũng có những điều khoản tương tự như: chủ thể, nội dung, giá cả, chất lượng sản phẩm; địa điểm giao hàng; phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe, phương thức giải quyết tranh chấp, cam đoan của các bên. Ngoài ra, còn có những điều khoản rất riêng biệt như: Đặc điểm xe ô tô, thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe, quyền sở hữu đối với xe mua bán, việc nộp thuế và lệ phí chứng thực.

2.2. Một số điều khoản đặt trưng trong hợp đồng mua bán xe máy

+ Điều khoản đặc điểm xe ô tô là điều khoản không thể thiếu. Bởi ở điều khoản này bên mua sẽ liệt kê chi tiết về: Biển số, Nhãn hiệu, Dung tích xi lanh, Loại xe, Màu sơn, Số máy, Số khung, , các đặc điểm khác và ghi rõ là Giấy đăng ký xe số bao nhiêu, do ai cấp, cấp vào ngày nào. Điều khoản này giúp xác định một cách chi tiết nhất đối tượng của hợp đồng. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao quyền sở hữu đối với xe.

+ Điều khoản về đặt cọc: đối với điều khoản này các bên cần lưu ý như sau: bên mua sau khi đã đặt cọc nếu không mua thì sẽ mất tiền cọc, bên bán nếu không bán thì sẽ bị phạt trả cọc cộng với một số tiền tương đương với tiền cọc.

+ Điều khoản về đăng ký chuyển quyền sở hữu đối với xe mua bán: điều khoản này ghi nhận ai sẽ là người đăng ký quyền sở hữu khi bên bán đã bán xe cho bên mua. Đối với hợp đồng mua bán xe ô tô thì theo quy định của pháp luật thì cần phải công chứng thì mới có hiệu lực. Cụ thể, quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”.

Cho nên, sau khi hợp đồng được chứng thực, các bên mới có thể tiến hành thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên phải đi đăng ký xe là bên được bán xe, tức là bên mua xe. Cụ thể quy định tại điều 6 của Thông tư số 15/2014/TT-BCA như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

+ Về điều khoản việc nộp thuế và lệ phí công chứng: Phí này sẽ tùy vào từng văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng cho các bên, dựa trên % giá chuyển nhượng của xe. Phí này cũng do các bên thỏa thuận để trả. Nhưng lệ phí trước bạ sẽ do bên mua thực hiện. Mức thu sẽ là 10% giá trị của xe. Quy định tại khoản 5 – Điều 4 của Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 4. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

  1. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.

Riêng:

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Ngoài ra, bên bán còn phải chịu đóng thuế thu nhập cá nhân từ việc bán xe ô tô.

Chi tiết về các khoản này sẽ có ở những bài viết sau.

+ Bảo lữu quyền sở hữu: Thường thì bảo lưu quyền sở hữu sẽ được lập thành một văn bản riêng và đi đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Xuất hiện khi bên bán cho phép bên mua trả góp chiếc xe.

3. Kết Luận

Như vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán xe, thì các bên cần chú ý về việc phải được lập thành văn bản và có công chứng thì mới có hiệu lực. Các bên cần phải quy định về các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán. Đó là: giá, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thực hiện hợp đồng, ngoài ra còn phải quy định rõ một số các điều khoản riêng biệt đối với hợp đồng mua bán xe ô tô như mô tả đặc điểm của xe, đặt cọc, quyền sở hữu đối với xe, đóng lệ phí trước bạ, bảo lữu quyền sở hữu khi có hình thức trả góp. Có như vậy, cuộc giao dịch giữa các bên mới có thể diễn ra thành công.

Trên đây là bài viết tổng quan về hợp đồng mua bán xe ô tô của hợp đồng mua bán xe ô tô do chúng tôi thực hiện. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

  • Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô:

I.1.1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN Ô TÔ