THỦ TỤC NHẬN TIỀN BẢO HIỂM CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU NGẮN HẠN

Hầu hết người lao động không nghiên cứu kỹ các quy trình cho việc được nhận chế độ ốm đau. Nắm bắt nhu cầu đó, luật minh mẫn chúng tôi xin gửi đến quý khách chuỗi bài viết liên quan đến các thủ tục để nhận được hoàn tiền trong trường hợp chế độ ốm đau.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sau đây gọi tắt là LBHXH)

– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

– Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

2. Nội dung

2.1. Nghỉ ốm đau ngắn hạn

2.1.1. Những trường hợp được hưởng ốm đau

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

=> Căn cứ vào khoản 1 – Điều 3 của thông tư 59/2015.

Tuy nhiên, những trường hợp không được hưởng:

– Tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

– Điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN.

– Bị ốm đau, tai nạn trong thời gian: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, nghỉ hưởng chế độ thai sản.

=> Căn cứ vào khoản 2 – Điều 3 của thông tư 59/2015.

2.1.2. Thời gian hưởng:

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

 

Người lao động bị ốm đau, không phải bệnh dài ngày Đóng BHXH dưới 15 năm Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên
Điều kiện làm việc bình thường 30 ngày 40 ngày 60 ngày
Điều kiện làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, PCKV 0.7 trở lên 40 ngày 50 ngày 70 ngày

 

=> Căn cứ vào khoản 1 – điều 26 của thông tư 59/2015.

* Đối với Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Danh mục này ví dụ: Tiêu chảy kéo dài; Uốn ván nặng và di chứng; Viêm gan vi rút B mạn tính… Quy định tại thông tư số 46/2016.

2.1.3. Mức hưởng :

+ Đối với người lao động nghỉ ốm đau bình thường và nuôi con nhỏ bị ốm:

Mức

hưởng chế độ ốm đau

 

 

=

Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc  

X 75%

 

Số ngày

nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

* Số ngày nghỉ không tính số ngày nghỉ lễ, ngày tết. Căn cứ vào khoản 1 – điều 6 của thông tư 59/2015.

Ví dụ: Ông A có mức lương là 5 triệu vào tháng 05/2019 trước khi nghỉ ốm đau từ ngày 17/05 tới ngày 25/05/2019. Như vậy, số ngày được hưởng chế độ ốm đau của A là 07 ngày vì chủ nhật là ngày nghỉ.

Từ đó, mức hưởng chế độ ốm đau = (5.000.000 : 24) x 75%x 07 = 1.093.750 VNĐ.

* Đối với trường hợp người lao động nghỉ trông con dưới 07 tuổi:

Thời gian hưởng: Đối với một người là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, 15 ngày làm việc nếu con từ 3 đến dưới 7 tuổi. Căn cứ vào khoản 1 – điều 27 của LBHXH.

  • Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con vẫn theo quy định dành cho một người.

+ Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau:

Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi người lao động trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa hồi phục.

 

  Thời gian hưởng  

 

 

Mức hưởng 01 ngày = 30% lương cơ sở

Bệnh dài ngày 10 ngày
Bệnh phải phẫu thuật 7 ngày
Trường hợp khác 5 ngày

 

Từ ngày 1-7-2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (tăng 100.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành) theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Ví dụ: Ông A sau thời gian điều trị bệnh là 30 ngày bị viêm phổi, sau đó nghỉ tiếp 09 ngày để hồi phục thì ông A được nhận thêm số tiền là:

Mức hưởng = 1.490.000 x 30% x 09 = 4.023.000 VNĐ

=> Mức hưởng 30% trên dựa trên quy định tại điều 29 của LBHXH.

2.1.4. Các loại hồ sơ hưởng chế độ

+ Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Thành phần hồ sơ:

  1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
  2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
  3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

=> Quy định tại điều 100 của LBHXH.

 

+ Thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

  1. Trong thời hạn 45 ngày kể từngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của LBHXH cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của LBHXH và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

  1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của LBHXH nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  2. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

  1. Trường hợpcơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

=> Như vậy, tổng thời gian mà người lao động nhận được số tiền hưởng chế độ ốm đau là từ 21 ngày cho đến 65 ngày tùy vào sự triển khai nhanh hay chậm của các bên có liên quan. Căn cứ vào điều 101 của LBHXH.

 

+ Thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

  1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏesau ốm đau người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chứcchi trả cho người lao động; trường hợpkhông giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

=> Như vậy, thời gian tối đa người lao động được giải quyết là 20 ngày. Căn cứ vào điều 103 của LBHXH.

 

2.1.5. Cơ quan giải quyết chi trả

+ Bộ phận giải quyết:

Bộ phận kế hoạch tài chính của cơ quan bảo hiểm xã hội có thể chi trả thông qua một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Chi trả qua người lao động nếu người lao động có đăng ký thông tin tài khoản với bộ phận này

Trường hợp 2: Chi trả qua người sử dụng lao động nếu người lao động không có đăng ký thông tin tài khoản với bộ phận này. Sau đó người sử dụng lao động phải chuyển khoản vô tài khoản của người lao động.

+ Thời gian giải quyết:

Trường hợp đơn vị Sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

=> Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và 4 – điều 5 của Quyết định 166/2019.

3. Kết Luận

Khi người lao động bị ốm đau thì với việc tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được chi trả tiền bảo hiểm tùy vào từng trường hợp mà số tiền là khác nhau và cách chi trả cũng khác. Tuy nhiên, người lao động nên cố gắng nghiên cứu các quy định của pháp luật về lao động để thực hiện đúng quy trình.

Trên đây là bài viết điều khoản về thủ tục để nhận chế độ ốm đau trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng. Trong trường hợp quý khách muốn được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn, thực hiện về các thủ tục liên quan đến bảo hiểm thì vui lòng liên hệ:

Ms. Minh Hiền

Email: minhhien@luatminhman.vn

SĐT: 0909216116.

 

 

 

 

THỦ TỤC NHẬN TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI 01 LẦN

Người lao động nếu thuộc một trong những trường hợp thuộc đối tượng được hưởng tiền hưu trí một lần thì cần phải nắm rõ được những hồ sơ cần chuẩn bị, thời gian, cơ quan giải quyết. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin trên.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sau đây gọi tắt là LBHXH)

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

2. Nội dung

2.1. Hồ sơ đối với hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Hồ sơ này áp dụng với các cá nhân thỏa mãn điều kiện được hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam

2.1.1. Trường hợp hưng bảo hiểm xã hội một lần với công dân Việt Nam

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

Ngoài ra thùy tùy vào những trường hợp khác nhau thì người lao động cần phải bổ sung những giấy tờ tương ứng như:

Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm

  • Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được;
  • Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng:
  • Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
  • Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định;
  • Bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

Đối với cá nhân phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV cần có:

  • Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực).

+ Thời hạn giải quyết:

Đối với giải quyết hưởng BHXH một lần: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào điểm b3 – khoản 1.1.2 – điều 7 của Quyết định 166/2019.

 

2.1.2. Trường hợp hưng bảo hiểm xã hội một lần có liên quan yếu tố nước ngoài

a) Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng BHXH một lần thì hồ sơ như sau

  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm

  • Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được;

Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng:

  • Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.

Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm

  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định;
  • Bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

 

b) Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư hưng trợ cấp một lần thì hồ sơ gồm các giấy tờ sau

  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB

Nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

 

c) Đối với người nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam hưởng trợ cấp một lần

  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB

+ Thời hạn giải quyết:

Đối với giải quyết trợ cấp một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định vào điểm b3 – khoản 1.1.2 – điều 7 của Quyết định 166/2019.

+ Cơ quan giải quyết:

Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc tỉnh. Sau khi đến thời hạn được hưởng lương, trong thời hạn 30 ngày thì người lao động phải làm thủ tục để được hưởng lương hưu.

+ Cơ quan để nhận lương hưu hàng tháng:

Bộ phận KHTC: Gọi chung cho Tổ Kế toán, chi trả và giám định BHYT tại BHXH huyện

Có trách nhiệm làm việc với bưu điện huyện. Từ đó, các cá nhân đủ điều kiện sẽ nhận được tiền thông qua đường bưu điện.

=> Căn cứ vào khoản 3 – điều 7 của quyết định 166/2019.

Khi đi người lao động cần phải mang theo:

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, tạm trú.

3. Kết Luận

Các đối tượng mong muốn được hưởng chế độ bảo hiểm một lần thuộc các trường hợp là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam thì phải tuân theo các quy định của pháp luật xã hội bảo hiểm.

Trên đây là bài viết điều khoản về thủ tục để nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng. Trong trường hợp quý khách muốn được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn, thực hiện về các thủ tục liên quan đến bảo hiểm thì vui lòng liên hệ:

Ms. Minh Hiền

Email: minhhien@luatminhman.vn

SĐT: 0909216116.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TỤC NHẬN HƯU TRÍ HÀNG THÁNG

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu rất kỹ về các đối tượng và điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí. Bài viết này sẽ cung cấp cho các quý đọc giả những phân tích liên quan đến thủ tục để nộp hồ sơ, nhận lương hưu hàng tháng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sau đây gọi tắt là LBHXH)

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

2. Nội dung

2.1. Hồ sơ để được hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã hàng tháng

2.1.1. Trường hợp tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

+ Thành phần hồ sơ

Các cá nhân muốn được hưởng lương hưu thì phải gồm những thủ tục như sau:

  • Sổ BHXH.
  • Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CPngày 27/4/2010 của Chính phủ hoặc Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

Đối với một số trường hợp khác thì cần phải bổ sung các loại giấy tờ sau:

  • Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉhưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
  • Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQPđối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực).

=> Căn cứ vào điểm a – khoản 1.2.2 – điều 6 của Quyết định 166/2019.

 

2.1.2. Trường hợp tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH

Các cá nhân (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích) muốn được hưởng lương hưu thì phải gồm những thủ tục như sau:

  • Sổ BHXH.
  • Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.

Đối với một số trường hợp khác thì cần phải bổ sung các loại giấy tờ sau:thì cần phải bổ sung các loại giấy tờ sau:

  • Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
  • Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB).
  • Trường hợp đã chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016 thì có thêm bản sao của một trong các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù.
  • Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp.
  • Trường hợp mất tích trở về thì có thêm bản sao Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.
  • Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQPđối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực).
  • Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

2.1.3. Đối với người có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tui đời để hưởng lương hưu hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP

Các cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP(bản chính); trường hợp bị mất giấy tờ trên thì có thêm Đơn đề nghị 14-HSB nêu rõ lý do bị mất.
  • Hồ sơ như quy định tại nội dung b3, b4, b5, b6, b7, b8, b9 thuộc b tiết này.

=> Căn cứ vào điểm b – khoản 1.2.2 – điều 6 của Quyết định 166/2019.

+ Thời hạn giải quyết:

Đối với giải quyết hưởng lương hưu: Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào điểm b2 – khoản 1.1.2 – điều 7 của Quyết định 166/2019.

+ Cơ quan giải quyết:

Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc tỉnh. Sau khi đến thời hạn được hưởng lương, trong thời hạn 30 ngày thì người lao động phải làm thủ tục để được hưởng lương hưu.

+ Cơ quan để nhận lương hưu hàng tháng:

các địa điểm chi trả thuộc bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bưu điện tỉnh hoặc bưu điện huyện tùy vào hồ sơ và trường hợp của người lao động. Thường thì trong khoảng 5 đến 10 ngày ban đầu.

=> Căn cứ vào khoản 4 – điều 7 của quyết định 166/2019.

Khi đi người lao động cần phải mang theo:

– Phiếu lĩnh lương hưu

– Trở cấp bảo hiểm xã hội

– Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh

Tuy nhiên, một số địa phương đang sử dụng thẻ chi trả: Thẻ này sẽ tích hợp tất cả các thông tin của thẻ trên. Người nhận hưu chỉ phải đem theo thẻ này đến để nhận lương hưu.

 3. Kết Luận

Đối với trường hợp người lao động thuộc trường hợp được nhận trợ cấp lương hưu hàng tháng thì những chủ thể thuộc quy định trên cần phải đáp ứng đủ những loại giấy tờ theo quy định để được cơ quan bảo hiểm giải quyết. Đồng thời nắm được các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đến nhận tiền lương hàng tháng.

Trên đây là bài viết điều khoản về thủ tục nhận hưu trí hàng tháng  trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng. Trong trường hợp quý khách muốn được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn, thực hiện về các thủ tục liên quan đến bảo hiểm thì vui lòng liên hệ:

Ms. Minh Hiền

Email: minhhien@luatminhman.vn

SĐT: 0909216116.

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘC VÀ MỨC ĐÓNG

Ngày nay, người lao động ngoài việc được hưởng tiền lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động còn sẽ được hưởng những chế độ bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài việc phải đóng tiền bảo hiểm xã hội thì người lao động cần biết được mức đóng mỗi tháng là bao nhiêu và thủ tục đóng, lấy tiền bảo hiểm như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho các qúy đọc giả về điều này.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sau đây gọi tắt là LBHXH)

– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành

– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

– Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

– Quyết định 929/QĐ-BHXH năm 2018 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

2. Nội dung

2.1. Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội

Đầu tiên, để tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải chuẩn bị những giấy tờ sau để đăng ký bảo hiểm xã hội. Căn cứ tại  Quyết định 929/2018 thì:

  1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia lần đầu (Doanh nghiệp): Bản chính (02 bản)
  2. Giấy phép hoạt động: (01 bản) Bản sao có chứng thực
  3. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BHN: Bản chính (02 bản)
  4. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia lần đầu (02 bản/ người): Bản chính (02 bản)
  5. Thang bảng lương có đóng dấu của phòng lao động thương binh và xã hội của quận, huyện: Bản chính (02 bản).
  6. Hợp đồng lao động của mỗi lao động tham gia bảo hiểm.
  7. Bảng kê thông tin: Bản chính (02 bản).
  8. Tờ Khai người nộp hồ sơ: Bản chính (2 bản)

Nếu là người khác đi nộp thì phải có cả chứng minh nhân dân phô tô chứng thực và giấy ủy quyền.

– Thời hạn: Không quá 05 ngày làm việc.

– Cơ quan: Bảo Hiểm xã hội quận hoặc huyện.

2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội

Sau khi hồ sơ đăng ký bảo hiểm đã hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày, bảo hiểm xã hội sẽ cấp sổ bảo hiểm và thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

Kể từ đó, người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện việc đóng bảo hiểm qua đóng trực tiếp cho BHXH cấp huyện hoặc đóng trực tiếp cho Đại lý thu.

  • Bảo hiểm bắt buộc: Theo quy định pháp luật hiện hành

+ Người lao động đóng: 8% BHXH và 1,5%BHYT ; 1% BHTN

=> Các mức đóng này theo quy định của pháp luật như sau:

+ Đối với bảo hiểm xã hội: theo quyết định của 595/2017  thì số phần trăm mà người lao động cần đóng là 8% số tiền lương hàng tháng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 – điều 13 của nghị định 43/2018 thì Người sử dụng lao động thì đóng cho người lao động 17,5% tiền lương hàng tháng trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

+ Đối với bảo hiểm y tế: Người lao động đóng bảo hiểm y tế là 1,5%, người sử dụng lao động thì đóng 3% cho người lao động.

+ Đối với bảo hiểm thất nghiệp: Quy định tại khoản 1 – điều 57 của Luật Việc Làm thì người lao động đóng 1% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương.

* Tiền lương tháng dùng để đóng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội: Là tiền lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp khác. Nếu cao hơn mức lương cơ sở 20 lần thì sẽ chỉ đóng dựa trên 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 theo quy định tại điều 3 của nghị định 38/2019.

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
– Tiền lương;

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

– Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thâm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các phụ cấp có tính chất tương tự;

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ LLĐ 2012;

– Tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Khoản hỗ trợ xăng xe;

– Khoản hỗ trợ điện thoại;

– Khoản hỗ trợ đi lại;

– Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

– Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

– Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

– Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

– Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

– Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

– Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

3. Kết Luận

Khi tham gia ký kết hợp đồng lao động thì người lao động rất quan tâm đến các chế độ bảo hiểm xã hội dành cho mình. Người sử dụng lao động cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật để biết cần nộp hồ sơ ban đầu để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội Người lao động nên nghiên cứu những quy định của pháp luật để biết được mức đóng của mình là bao nhiêu.

Trên đây là bài viết điều khoản về đăng ký bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm xã hội  trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Để có thể được tư vấn thêm và thực hiện các trình tự đăng ký bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền. Quý khách vui lòng liên hệ chuyên viên về tiến hành các thủ tục bảo hiểm xã hội.

MS. Minh Hiền: 0909.216.116

Email: minhhien@luatminhman.vn

 

TRỌN BỘ CÁCH THỨC RÚT HỒ SƠ BẢO HIỂM XÃ HỘI 01 LẦN

Bảo hiểm xã hội một lần là một chế độ mà cả người lao động va người sử dụng lao động rất quan tâm. Không phải ai cũng biết đến thủ tục này. Vì thế, chúng tôi thực hiện bài viết này để cung cấp cho quý khách những thủ tục về cách tính tiền và cách lấy bảo hiểm xã hội một lần.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sau đây gọi tắt là LBHXH)

– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành
– Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

– Quyết định 929/QĐ-BHXH năm 2018 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

 2. Nội dụng

2.1. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định tại Luật BHXH 2014 thì người lao động được giữ sổ bảo hiểm nhưng doanh nghiệp thường sẽ giữ để phòng trường hợp người lao động làm mất sổ. Người sử dụng lao động cũng sẽ thông báo cho người lao động và trích tiền của họ để đóng cho cơ quan bảo hiểm. Khi nghỉ việc, người lao động cần báo với công ty để họ phối hợp với cơ quan BHXH chốt và trả sổ.

Chậm nhất là 1 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp phải phối hợp với BHXH để trả sổ cho người lao động.

Thêm vào đó, người lao động cần có thêm một loại giấy tờ để chứng minh mình đã không làm việc nữa như: Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Theo quy định tại điều 60 của LBHXH như sau:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

  1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

+ Thời gian được lấy bảo hiểm xã hội là:

Quy định điều 1 của nghị quyết 93/2015 như sau:

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

=> Như vậy, sau một năm, nếu có yêu cầu thì người lao động mới lấy được tiền của bảo hiểm xã hội.

+ Mức hưởng:

Theo quy định tại khoản 3 – điều 1 của nghị quyết 93/2015 như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Người lao động tham gia bao nhiêu tháng thì được hưởng quy định tại khoản 4 – Điều 19 của  Thông tư 59/2015 như sau:

Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

  1. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”

Ví dụ: bà Oanh tham gia bảo hiểm xã hội với các mức lương:

Từ tháng 10/2013 tới hết tháng 12/2013 với mức lương là 5 triệu đồng/tháng. Vậy là có 3 tháng đóng trong năm 2013.

Từ tháng 01/2014 tới hết tháng 06/2014 với mức lương là 6 triệu đồng/tháng. Vậy bà Oanh tham gia bảo hiểm 06 tháng trong năm này.

Căn cứ vào quy định ở trên thì bà Oanh đã tham gia 09 tháng đóng bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp được hưởng 02 tháng tiền lương vì được làm tròn thành 01 năm.

 

+ Số tiền nhận được:

Cũng áp dụng ví dụ ở trên. Ta căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 42/2016, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm 2013; 2014; lần lượt là 1,08; 1,03. Bà Oanh đã tham gia 3 tháng đóng trong năm 2013, tham gia bảo hiểm 06 tháng trong năm 2014.

Từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2013: 5.000.000 x 1,08 x 3 (tháng) = 16.200.000 đồng.

Từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014: 6.000.000 x 1,03 x 6 (tháng) = 37.080.000 đồng.

Số tiền bình quân để tính bảo hiểm= Tổng số tiền đã nhân theo định mức/tổng số tháng = (16.200.000+37.080.000)/9= 5.920.000 VNĐ

Vậy, tổng số tiền bảo hiểm mà bà Oanh được nhận là: 5.920.000×2=11.840.000 VNĐ.

2.2. Thủ tục lấy tiền bảo hiểm xã hội một lần

+ Thành phần hồ Sơ

Để có thể lấy được bảo hiểm xã hội thì ngoài việc thuộc một trong những trường hợp trên thì người lao động phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Căn cứ vào Điều 109 LBHXH hồ sơ gồm:

– Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH)

– Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB)

– CMND và sổ hộ khẩu. Nếu không có hộ khẩu thì tạm trú để đối chiếu

– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải có thêm bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp hoặc Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; hoặc
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; hoặc
  • Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

– Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc biên bản giám định y khoa đối với trường hợp bị mắc các bệnh khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục.

* Lưu ý: Thành phần hồ sơ nêu trên nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.

+ Thời gian giải quyết hồ sơ

Cơ quan BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.

+ Cơ quan giải quyết

Căn cứ theo điều 7 Quyết định 166/2019 thì người lao động nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi người lao động có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Tuy nhiên, thực tế tại một số địa phương, cơ quan BHXH cấp tỉnh cũng có thể được giao thẩm quyền giải quyết hồ sơ hưởng BHXH một lần.

3. Kết Luận

Như vậy, bảo hiểm xã hội một lần là một trong những bảo hiểm bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ các trình tự thủ tục để có thể xác định được đúng số tiền, xác định được đúng cơ quan mà mình sẽ nộp bảo hiểm cũng như các hồ sơ cần thiết để được hưởng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là bài viết điều khoản về cách tính và hồ sơ lấy bảo hiểm xã hội một lần trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.