QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN THUÊ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁNG TÀI SẢN

Bài viết trước, chúng ta đã phân tích về quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê trong hợp đồng thuê khoáng tài sản. Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích về quyền và nghĩa vụ của bên thuê khi tham gia ký kết hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoáng

ĐIỀU 7

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

  1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
    1. Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho Bên A theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;
    2. Báo cáo kịp thời tình hình tài sản thuê khoán nếu Bên A có yêu cầu hoặc đột xuất;
    3. Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
    4. Trả đủ tiền thuê khoán tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;
    5. Trả lại tài sản thuê khoán khi hết hạn hợp đồng;
    6. Không được cho thuê khoán lại tài sản thuê khoán, nếu không có sự đồng ý của Bên A;
    7. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
    8. Báo trước cho Bên A thời hạn ………………………nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;
    9. Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
    10. Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
    11. …………………
  2. Bên B có các quyền sau đây:
    1. Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận;
    2. Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích;
    3. Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận) nhưng vẫn phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán;
    4. Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

2.2. Nghĩa vụ của bên thuê khoáng

Bên thuê khoáng có nghĩa vụ được nêu ở trên như: Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận; Báo cáo kịp thời tình hình tài sản thuê; Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán; Trả đủ tiền thuê khoán tài sản; Trả lại tài sản thuê khoán; Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán; Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán; Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng.

Chúng ta căn cứ vào những quy định của pháp luật để xem những quy định trên là có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.

Điều 488. Trả tiền thuê khoán và phương thức trả.

  1. Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.
  2. Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.
  4. Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.

Quy định của luật đã nói rõ là bên thuê phải trả tiền đầy đủ cho bên cho thuê cho dù có khai thác hay không. Tùy vào thời vụ, chu kỳ thì bên cho thuê khoáng phải thanh toán tiền thuê cho bên thuê khoáng. Bên cho thuê có yêu cầu về việc bên thuê phải thực hiện một công việc nhất định, bên thuê không được làm khác với thỏa thuận

Điều 489. Khai thác tài sản thuê khoán

Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việc khai thác tài sản đúng mục đích: nuôi heo thì phải nuội heo, trồng rừng thì phải trồng rừng.

Điều 490. Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán

  1. Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.

Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.

  1. Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.

Như vậy, mặc dù bên thuê không phải trả lại những chi phí hao mòn tự nhiên. Ví dụ: bên cho thuê cho thuê máy móc để làm nên chả lụa thì máy móc khi hoạt động để làm ra chả lụa sẽ bị hao hục, thế nên bên cho thuê không thể đòi hỏi tình tranh máy móc vẫn còn nguyên như lúc ban đầu. Nhưng nếu máy mọc bị hư, gia cầm, gia súc bị trộm, bị xổng chuồng thì bên thuê khoáng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại đó. Tức là, tài sản thuê khoáng vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê nên bên thuê phải bảo quản, sữa chữa khi nó hư hỏng.

Nhìn vào các nghĩa vụ trên và so sánh với nghĩa vụ của bên cho thuê thì bên thuê có rất nhiều những nghĩa vụ cần phải thực hiện. Trong đó, nghĩa vụ trả đủ tiền thuê khoáng; Trả lại tài sản thuê khoán là nghĩa vụ rất cơ bản mà bên thuê khoáng cần phải thực hiện. Bên thuê khoáng còn phải chịu một nửa thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra.

2.3. Quyền của bên thuê tài sản

Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận; Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích; Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận); Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán.

 

Trong các quyền được liệt kê ở trên thì chỉ có điều khoản cuối cùng có thể được xem là một quyền tuyệt đối của bên thuê khoáng vì các điều khoản còn lại phải dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Điều khoản được hưởng một nửa số súc vật sinh ra là đúng với sự công bằng theo quy định của pháp luật.

Cụ thể tại điều 491 của bộ luật dân sự như sau:

Điều 491. Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán

Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi bên thuê khoáng tiến hành khai thác công dụng của tài sản thuê khoáng thì phải chịu rất nhiều rủi ro, cho dù có bị thiệt hại thì bên thuê khoáng vẫn phải đóng tiền thuê khoáng. Thế nên, lẽ công bằng là bên thuê khoáng sẽ được nhận một nửa trong số những lợi tức mà mình thu được từ tài sản thuê khoáng của bên cho thuê. Quyền lợi cũng đi đôi với nghĩa vụ, bên thuê phải chịu thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra là với số lương là một nửa.

3. Kết Luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng, bên thuê khoáng tài sản cần phải tham khảo quy định rất chặt chẽ của bộ luật dân sự 2015. Theo bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ của bên thuê khoáng là rất nhiều so với bên cho thuê. Đó là các nghĩa vụ như: Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận; Báo cáo kịp thời tình hình tài sản thuê; Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán; Trả đủ tiền thuê khoán tài sản; Trả lại tài sản thuê khoán; Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán; Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán; Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng.

Trên đây là bài viết quyền và nghĩa vụ của bên thuê khi giao kết hợp đồng thuê khoáng tài sản dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN CHO THUÊ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁNG TÀI SẢN

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về hợp đồng thuê khoáng tài sản và những điều khoản có cơ bản. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý đọc giả điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê khoáng khi tham gia hợp đồng thuê khoáng tài sản.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê khoáng

Dưới đây là điều khoản mẫu về quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoáng

ĐIỀU 6

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

  1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
  2. Chuyển giao tài sản thuê khoán đúng thỏa thuận ghi trong Hợp đồng;
  3. Bảo đảm quyền sử dụng của tài sản cho Bên B;
  4. Thông báo cho Bên B về quyền của người thứ ba (nếu có) đối với tài sản thuê khoán;
  5. Thanh toán cho Bên B chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán;
  6. Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật thuê khoán) do sự kiện bất khả kháng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
  7. Không được đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng trong trường hợp tài sản thuê khoán là nguồn sống duy nhất của Bên B và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bên A;
  8. Báo trước cho Bên B thời hạn ……………….. nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;
  9. ………………
  10. Bên A có quyền sau đây:
  11. Nhận đủ tiền thuê tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;
  12. Nhận lại tài sản thuê khoán khi hết hạn Hợp đồng;
  13. Đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B khai thác công dụng không đúng mục đích;
  14. …………………………..

2.2. Nghĩa vụ của bên cho thuê khoáng

Để xem thỏa thuận trên có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, chúng ta cần xem xét quy định của bộ luật dân sự như thế nào. Tuy nhiên, bộ luật dân sự không quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên theo điều luật mà nó được lồng ghép trong những điều khoản nhỏ của mỗi điều. Ví dụ:

Điều 487. Giao tài sản thuê khoán

Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.

Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.

Điều 490. Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán

  1. Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.

Như vậy, những nghĩa vụ giao tài sản thuê khoáng, lập biên bản bàn giao cùng với những chi phí sửa chữa và cải tạo tài sản thuê khoán là những thỏa thuận cơ bản mà các bên cần phải có trong khi giao kết hợp đồng.

Trong hợp đồng có quy định bên cho thuê khoán: “Không được đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng trong trường hợp tài sản thuê khoán là nguồn sống duy nhất của Bên B và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Bên A”.

Căn cứ vào điều 492 quy định như sau:

Điều 492. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán

  1. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
  2. Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Về việc phải bồi thường thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra thì có quy định tại điều 491 như sau:

Điều 491. Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán

Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bên cho thuê khoán phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ tại khoản 2 của điều 492 Bộ luật dân sự 2015.

 

2.3. Quyền của bên cho thuê

Các quyền như: Nhận đủ tiền thuê tài sản; Đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; Nhận lại tài sản thuê khoán được quy định căn cứ vào những quy định của pháp luật sau:

Điều 488. Trả tiền thuê khoán và phương thức trả

  1. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.
  2. Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.

Việc quy định như vậy giúp cho quyền cơ bản của bên cho thuê khoáng được bảo vệ tối đa vì mục đích cuối cùng của bên cho thuê khoáng là thu tiền thuê từ việc cho thuê, bên thuê khoáng phải tự tính cách để tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất nếu không sẽ vẫn phải chịu tiền thuê khoán.

Điều 489. Khai thác tài sản thuê khoán

Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Cho dù là bên đang khai thác tài sản cho thuê khoáng nhưng trên thực tế thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, nên bên thuê khoáng phải tuân theo những thỏa thuận ban đầu mà hai bên đã cam kết. Mục đích của thuê khoáng là để nuôi heo, trồng rừng thì phải làm đúng như vậy nhằm thể hiện tinh thần trung thực, tôn trọng chủ sở hữu của tài sản thuê khoáng.

Điều 493. Trả lại tài sản thuê khoán

Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

Quy định trên khẳng định bên cho thuê khoáng chính là chủ sở hữu của tài sản cho thuê. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền tài sản tuyệt đối của bên cho thuê. Mục đích cho thuê là để phát sinh lợi nhuận, nhưng điều này lại làm mất đi giá trị của tài sản thuê thì bên thuê khoáng phải bồi thường là hợp lý.

Như vậy, những quy định có trong hợp đồng thuê khoáng tài sản là rất phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng ta có thể sử dụng điều khoản này để ký hợp đồng thuê khoáng.

3. Kết Luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng thuê khoáng, bên cho thuê được pháp luật bảo vệ tuyệt đối bằng việc cho dù bên thuê có đạt được lợi nhuận hay là không thì bên cho thuê vẫn được trả tiền thuê khoáng, sau khi kết thúc hợp đồng, bên cho thuê còn được nhận đầy đủ số lượng và chất lượng như ban đầu, nếu như bên thuê gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ngoài ra, bên cho thuê có nghĩa vụ phải giao tài sản cho thuê đầy đủ như đã thỏa thuận, chịu thiệt hại cùng với bên thuê khoáng khi có sự kiện bất khả kháng diễn ra cũng như không được tự ý chấm dứt hợp đồng nếu nó là nguồn thu trực tiếp của bên thuê khoáng.

Trên đây là bài viết Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê trong hợp đồng thuê khoáng tài sản dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁNG TÀI SẢN

Trong giao lưu dân sự, sẽ có một số trường hợp mà bên muốn tạo ra lợi nhuận không muốn thuê lao động để bị rằng buộc về pháp lý, mặt khác công việc đó cũng không diễn ra quá dài nên hợp đồng thuê khoáng là một trong những loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu đó nhất. So với hợp đồng lao động thì hợp đồng thuê khoáng có những đặt điểm rất khác biệt. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến hợp đồng thuê khoáng tài sản. Đồng thời, chúng tôi cũng gửi đính kèm mẫu hợp đồng thuê khoáng tài sản ở cuối bài.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Khác với hợp đồng lao động chịu sự điều chỉnh của bộ luật lao động, hợp đồng thuê khoáng tài sản chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự.

Cụ thể, khái niệm về hợp đồng thuê khoáng được quy định tại điều 483 của bộ luật dân sự 2015

Điều 483. Hợp đồng thuê khoán tài sản

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Từ khái niệm đó có thể thấy, bên thuê khoán thật chất đã có sẵn tài sản hoặc mua tài sản để giao cho bên nhận thuê khoáng thuê, khai thác công dụng của đối tượng đó nhằm mục đích sinh lợi.

Trong hợp đồng thuê khoáng tài sản xuất hiện những điều khoản cơ bản sau:

Chủ thể, Tài Sản Thuê Khoán; Thời hạn thuê khoán; Mục đích thuê khoán; Giá thuê khoán và phương thức thanh toán; Phương thức giao, trả lại tài sản thuê khoán; Nghĩa vụ và quyền của bên a; Nghĩa vụ và quyền của bên b; Việc nộp thuế, phí, lệ phí; Phương thức giải quyết tranh chấp; Cam đoan của các bên; Điều khoản cuối cùng.

Trong đó hầu hết các điều khoản trên đều mang tính chất rất riêng biệt của loại hợp đồng thuê khoáng tài sản.

2.2. Một số điều khoản trong hợp đồng thuê khoáng tài sản

+ Về tài sản thuê khoán thì bộ luật dân sự cũng nêu rõ đối tượng của hợp đồng thuê khoáng tại điều 484:

Điều 484. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong đó, các đối tượng thông dụng nhất là: đất đai, rừng, mặt nước chưa khái thác và gia súc. So với bộ luật lao động thì hợp đồng thuê khoán tài sản mang lại cho người nhận thuê khoáng cảm giác được cân bằng trong vị trí giao kết hợp đồng hơn.

+ Về thời hạn thuê khoáng: Quy định tại điều 485 của bộ luật dân sự như sau

Điều 485. Thời hạn thuê khoán

Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Ví dụ: Thời gian để nuôi heo: Heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Heo thịt ở nước ta thường nuôi tới 5 – 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 – 105 kg. Ở mức thể trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nếu tiếp tục nuôi thường không có lợi.

Sau khi trồng rừng từ 03 tới 04 tháng thì phải chăm sóc rừng liên tục tới 04 năm.

Như vậy, thời gian tối đa là không có giới hạn với loại hợp đồng này.

+ Về mục đích thuê khoáng: Quy định tại điều 489 của bộ luật dân sự

Điều 489. Khai thác tài sản thuê khoán

Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tức là sau khi nhận được tài sản thuê khoáng thì bên thuê khoáng sẽ phải thực hiện khai thác tài sản thuê khoáng đó theo đúng mục đích đã thỏa thuận ban đầu của hai bên. Ví dụ: A ký hợp đồng giao 100 con heo con 70 ngày tuổi cho B với mục đích giao heo để nuôi tới 05 tháng để bán suất chuồng. Toàn bộ là heo thịt, tuy nhiên nếu B nuôi 100 con heo đó và dùng 10 con để sử dụng cho việc tổ chức tiệc đám cưới, không thông báo cho các bên như đã thỏa thuận thì khi bên B biết được có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

 

+ Giá thuê khoán và phương thức thanh toán: theo điều 486 của bộ luật dân sự thì

Điều 486. Giá thuê khoán

Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.

Tùy theo thỏa thuận mà các bên có thể có giá thuê khoán khác nhau. Ví dụ: Trên diện tích hơn 4,5ha được đấu thầu, người được thuê khoáng đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn theo quy trình khép kín, có hệ thống điều hòa, phun thuốc khử trùng tiêu độc đảm bảo kỹ thuật. Các khâu từ thức ăn – con giống – giai đoạn nuôi đến khi xuất chuồng được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trang trại lợn của người được thuê khoáng, mỗi năm trang trại xuất ra thị trường hai lứa lợn thịt, bình quân mỗi lứa trên dưới 2.500 con. Giá thuê có thể là 500 triệu đồng mỗi năm.

+ Phương thức giải quyết tranh chấp: Do đây là loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015 nên phương án giải quyết tranh chấp ngoài việc thương lượng thì sẽ thông qua tòa án.

+ Cam đoan của các bên: Dưới đây là điều khoản mẫu cam đoan của các bên

ĐIỀU 10

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  1. Bên A cam đoan:
    1. Những thông tin về nhân thân, về tài sản thuê khoán ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
    2. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
    3. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
    4. ………….
  2. Bên B cam đoan:
    1. Những thông tin về nhân thân ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
    2. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản thuê khoán;
    3. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
    4. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

 

Các điều khoản cam đoan của các bên được xuất phát về các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tôn trọng và bình đẳng của bộ luật dân sự 2015.

+ Điều khoản cuối cùng: Dưới đây là điều khoản mẫu của điều khoản cuối cùng

ĐIỀU 11

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

 

  1. Từng bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
  2. Hợp đồng này được lập thành … bản chính, mỗi bên giữ 01 bản, phòng đăng ký giữ 01 bản, ……………. và có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng viên Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương chứng nhận.

Điều khoản này ghi rõ các bên sẽ nhận bao nhiêu bản khi giao kết hợp đồng này. Để có căn cứ cho các bên thực hiện hợp đồng cũng như khi xảy ra tranh chấp.

3. Kết Luận

Tóm lại, hợp đồng thuê khoáng tài sản chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015, thời gian, đối tượng, giá thuê và phương thức thanh toán là do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng thuê khoáng tài sản xuất hiện những điều khoản cơ bản sau:

Chủ thể, Tài Sản Thuê Khoán; Thời hạn thuê khoán; Mục đích thuê khoán; Giá thuê khoán và phương thức thanh toán; Phương thức giao, trả lại tài sản thuê khoán; Nghĩa vụ và quyền của bên a; Nghĩa vụ và quyền của bên b; Việc nộp thuế, phí, lệ phí; Phương thức giải quyết tranh chấp; Cam đoan của các bên; Điều khoản cuối cùng. Trong đó hầu hết các điều khoản trên đều mang tính chất rất riêng biệt của loại hợp đồng thuê khoáng tài sản.

Trên đây là bài viết tổng quan về hợp đồng thuê khoáng tài sản dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê khoáng tài sản:

I.5.5. Hợp đồng thuê khoán tài sản