ĐIỀU KHOẢN VỀ RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG (PHẦN 1)

Trong thi công xây dựng ẩn chứa rất nhiều những rủi ro và những sự kiện bất khả kháng. Không phải những thỏa thuận ban đầu của các bên có thể được thực hiện một cách suôn sẻ mà sẽ xuất hiện những rủi ro nhất định. Vì thế, chúng tôi sẽ thực hiện chuỗi bài viết điều khoản về rủi ro và bất khả kháng trong hợp đồng thi công xây dựng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về rủi ro và bất khả kháng

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 20. Rủi ro và Bất khả kháng

20.1. Rủi ro và bất khả kháng

a) Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện Hợp đồng.

b) Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết Hợp đồng như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh.

c) Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.

=> Những rủi ro đó là những điều mà không ai muốn xảy ra. Các bên sẽ phải tự rào những rào cản, hạn chế những rủi ro một cách tốt nhất.

Một số rủi ro có thể được đề cập như:

+ Rủi ro về việc thay đổi tỷ giá

Điều này xảy ra trong những hợp đồng xây dựng mà hai bên thỏa thuận là sử dụng hai loại đồng tiền để thanh toán hoặc ghi nhận việc chuyển đổi ngoại tệ. Từ năm 2007, VNĐ mất (giảm) giá so với các ngoại tệ mạnh trên thế giới. Từ đó đến nay, VNĐ đã mất giá tương đương với gần 40% so với USD, từ mức 16.061VNĐ/1USD vào năm 2007 xuống mức 22.450VNĐ/1USD. Do vậy, hai bên phải có một sự đánh giá chính xác nhất về sự thay đổi của giá trị quy đổi khi sử dụng đồng tiền ngoại tệ.

+ Rủi ro cho việc thay đổi chi phí (thay đổi giá)

Ngoại trừ những hợp đồng trọn gói mà không cho phép điều chỉnh giá hoặc hợp đồng xây dựng có đơn giá cố định thì các loại hợp đồng khác nếu kéo dài vài năm thì giá thanh toán cuối cùng thường sẽ tăng so với ban đầu.

Giá cả là một vấn đề không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng mà nó còn là vấn đề của những lĩnh vực có sử dụng chi phí được cung cấp từ một bên thứ ba. Ví dụ: Khi giá xăng lên thì chi phí vận chuyển và vận hành máy móc để tạo ra thép, gạch, bê tông cũng tăng lên theo. Mà giá xăng thì rất bất ổn. Vì thế, giá xăng thay đổi thì sẽ kéo theo các nguyên vật liệu tăng theo. Quy định về sự thay đổi giá cả là để làm cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và nhà thầu.

+ Rủi ro về việc quá trình thi công kéo dài hơn so với kế hoạch trong hợp đồng

Đây là một rủi ro mà tất cả các nhà đầu tư không hề mong muốn, trừ một số trường hợp các nhà thầu có suy nghĩ tư lợi, còn lại thì đa phần họ đều muốn có thể kết thúc công trình một cách nhanh và chính xác để họ có thể nhận tiền và tiếp tục thực hiện dự án khác.

Những yếu tố về việc thay đổi về luật pháp, về điều kiện tài chính, về giá cả, về nhân sự v.v. của tất cả các bên có liên quan trong hợp đồng xây dựng.

Nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng đa số là do nhà thầu như: năng lực chuyên môn, thói quen trì trệ, vi phạm an toàn lao động. Về chủ đầu tư thì thường sẽ chậm trễ thanh toán, bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, còn do cơ quan nhà nước chậm cấp giấy phép đầu tư. Còn lại là các nguyên nhân do sự kiện bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn

 

+ Rủi ro do sự khác nhau về biên bản nghiệm thu của nhà thầu và chủ đầu tư

Việc sự khác nhau trong biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu là chuyện cơm bữa trong lĩnh vực xây dựng. Nó suất phát từ nhiều nguyên nhân, Có hai lý do chính dẫn đến việc này:

Thứ nhất, chủ đầu tư cũng cần phải xem xét một cách thực tế hoàn cảnh khách quan tạo nên công trình cuối cùng vì bản vẽ thiết kế là một đằng, thực tế thi công thì khó có thể đúng được 100%, nên nếu giảm thiểu được trách nhiệm cho nhà thầu bao nhiêu thì cứ giảm để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng.

Thứ hai, năng lực của nhà thầu thật sự là một vấn đề lớn, khi thi công đã chưa dùng những biện pháp xử lý phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Khi xuất hiện sai sót thì không sửa chữa kịp thời. Dẫn đến khi nghiệm thu có những chi tiết khác với thiết kế ban đầu.

Khi nhà thầu không đảm bảo được năng lực của mình trong quá trình triển khai dự án (về bất kỳ khía cạnh nào) đều có nguy cơ dẫn tới việc dự án/gói thầu bị chậm trễ và/hoặc chi phí triển khai dự án/gói thầu đó bị đẩy lên cao. Việc chấm dứt hợp đồng xây dựng với nhà thầu vi phạm và yêu cầu nhà thầu đó chịu trách nhiệm cho những thiệt hại phát sinh chỉ là giải pháp tình thế và đã rồi bởi vì, trong nhiều trường hợp trách nhiệm của nhà thầu đối với chủ đầu tư còn nhiều hơn giá trị hợp đồng mà nhà thầu đã đảm nhận trước đó.

2.2. Hậu quả của các rủi ro

20.2. Hậu quả của các rủi ro

Nếu và trong chừng mực nào đó mọi rủi ro được liệt kê trong khoản 20.1 của Hợp đồng này dẫn đến mất mát hay hư hỏng cho công trình, bất động sản, vật tư thiết bị hay các tài liệu của Nhà thầu, thì Nhà thầu phải ngay lập tức gửi thông báo cho Chủ đầu tư và sửa chữa sự mất mát và hư hỏng trong phạm vi Chủ đầu tư yêu cầu.

=> Điều khoản này yêu cầu nhà thầu phải có trách nhiệm đối với những sai sót mà mình tạo ra bằng cách thông báo tới chủ đầu tư về sự  sai sót này và tự mình khắc phục nó.

20.3. Trách nhiệm của Nhà thầu đối với rủi ro

Nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm công trình và hàng hoá từ ngày khởi công cho đến ngày phát hành biên bản nghiệm thu hoặc coi như được phát hành theo khoản 6.5 của Hợp đồng [Nghiệm thu, bàn giao công trình và các hạng mục công trình] cho công trình, khi trách nhiệm được chuyển qua Chủ đầu tư. Nếu biên bản nghiệm thu được phát hành (hoặc coi như đã phát hành) cho bất cứ hạng mục hay công trình nào, thì trách nhiệm bảo đảm bất kỳ hạng mục nào của công trình đó được chuyển cho Chủ đầu tư.

=> Tức là trong quá trình thi công thì trách nhiêm thuộc về nhà thầu nhưng nếu hai bên đã tiến hành nghiệm thu bất kỳ hạng mục nào thì với việc đã được kiểm tra chất lượng trước khi ký vào biên bản nghiệm thu, chủ đầu tư sẽ là bên phải chịu trách nhiệm với những rủi ro nói trên.

Sau khi trách nhiệm được chuyển một cách phù hợp cho Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ nhận trách nhiệm bảo đảm đến bất kỳ công việc nào còn tồn lại chưa giải quyết xong vào ngày được nêu trong biên bản nghiệm thu cho đến khi các công việc này được hoàn thành.

=> Những công việc tồn lại thường sẽ được chủ đầu tư hoặc nhà tư vấn chỉ ra trong ngày nghiệm thu. Dĩ nhiên là nó sẽ không phải là những sai sót quá nghiêm trọng và chấp nhận được.

Nếu bất cứ việc mất mát hay hư hỏng nào xảy ra cho công trình, vật tư thiết bị hoặc tài liệu của Nhà thầu nào trong khoảng thời gian Nhà thầu đang chịu trách nhiệm bảo đảm, được liệt kê trong khoản 20.3 của Hợp đồng [Trách nhiệm của Nhà thầu đối với rủi ro], nhà thầu sẽ phải sửa những mất mát hay hư hỏng bằng sự rủi ro và chi phí của Nhà thầu, để công trình, vật tư thiết bị và tài liệu của Nhà thầu đúng với Hợp đồng.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ một hỏng hóc hay mất mát xảy ra sau khi biên bản nghiệm thu đã được phát hành và cả những việc xảy ra trước đó thuộc trách nhiệm của Nhà thầu.

=> Đối với quy định này thì chúng ta có thể hiểu rằng, các rủi ro liên quan đến xây dựng thì nhà thầu đều phải chịu trách nhiệm, kể cả khi đã tiến hành nghiệm thu. Dĩ nhiên là những sai sót này phải được chứng minh là do nhà thầu gây nên. Khi đã tiến hành nghiệm thu thì điều khoản về bảo hành vẫn còn hiệu lực. Do đó, nhà thầu cần phải cẩn trọng, tránh phải để bảo hành ảnh hưởng uy tín của chính mình.

 

3. Kết luận

Khi tham gia ký kết hợp đồng thi công. Cả chủ đầu tư và nhà thầu đếu không muốn những rủi ro có thể xảy ra cho mình. Những rủi ro có thể kể đến như:

Rủi ro về việc thay đổi tỷ giá: Điều này xảy ra trong những hợp đồng xây dựng mà hai bên thỏa thuận là sử dụng hai loại đồng tiền để thanh toán hoặc ghi nhận việc chuyển đổi ngoại tệ. Từ năm 2007, VNĐ mất (giảm) giá so với các ngoại tệ mạnh trên thế giới.

Rủi ro cho việc thay đổi chi phí (thay đổi giá): Ngoại trừ những hợp đồng trọn gói mà không cho phép điều chỉnh giá hoặc hợp đồng xây dựng có đơn giá cố định thì các loại hợp đồng khác nếu kéo dài vài năm thì giá thanh toán cuối cùng thường sẽ tăng so với ban đầu

Rủi ro về việc quá trình thi công kéo dài hơn so với kế hoạch trong hợp đồng:

Nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng đa số là do nhà thầu như: năng lực chuyên môn, thói quen trì truệ, vi phạm an toàn lao động. Về chủ đầu tư thì thường sẽ chậm trễ thanh toán, bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, còn do cơ quan nhà nước chậm cấp giấy phép đầu tư. Còn lại là các nguyên nhân do sự kiện bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn.

 Rủi ro do sự khác nhau về biên bản nghiệm thu của nhà thầu và chủ đầu tư: Nó suất phát từ nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân từ chủ đầu tư, chủ đầu tư cũng cần phải xem xét một cách thực tế hoàn cảnh khách quan tạo nên công trình cuối cùng vì bản vẽ thiết kế là một đằng, thực tế thi công thì khó có thể đúng được 100% nên cái gì có thể bỏ qua cho nhà thầu thì có thể bỏ qua, nguyên nhân thứ hai là do năng lực của nhà thầu, khi thi công đã chưa dùng những biện pháp xử lý phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Khi xuất hiện sai sót thì không sửa chữa kịp thời. Dẫn đến khi nghiệm thu có những chi tiết khác với thiết kế ban đầu.

Nhà thầu phải có trách nhiệm đối với những sai sót mà mình tạo ra trong quá trình thi công bằng cách thông báo tới chủ đầu tư về sự  sai sót này và tự mình khắc phục nó. Khi đã tiến hành nghiệm thu thì điều khoản về bảo hành vẫn còn hiệu lực. Do đó, nhà thầu cần phải cẩn trọng, tránh phải để bảo hành ảnh hưởng uy tín của chính mình.

Trên đây là bài viết điều khoản về rủi ro và bất khả kháng phần 1 trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Khi tham gia bất kỳ loại hợp đồng nào cũng cần phải kiểm tra xem tính hiệu lực của loại hợp đồng đấy. Hợp đồng thi công cũng không phải là ngoại lệ. Chúng tôi xin gửi đến quý đọc giả bài viết liên quan đến tính hiệu lực của hợp đồng xây dựng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu

 Điều 24. Hiệu lực của Hợp đồng

24.1. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày….tháng….năm (hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thoả thuận) và sau khi Chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu.

24.2. Tính pháp lý của Hợp đồng xây dựng:

a) Hợp đồng có hiệu lực là cơ sở pháp lý mà Chủ đầu tư, Nhà thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

b) Hợp đồng có hiệu lực là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp phát sinh ngoài Hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan.

Thời gian có hiệu lực do hai bên thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định tại điều 6 của nghị định 37/2015 như sau:

Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;

c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng(đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

=> Đối với những loại hợp đồng thi công nhà ở. Thông thường thì chủ đầu tư sẽ không yêu cầu đảm bảo thực hiện hợp đồng thì hợp đồng sẽ có hiệu lực khi hai bên đã ký vào hợp đồng, cũng như ký giáp lai từng trang của hợp đồng. Còn đối với những hợp đồng có giá trị lớn thì thời gian có hiệu lực của hợp đồng thì sẽ là sau khi bên chủ đầu tư nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

 

Điều 25. Điều khoản chung

25.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã quy định trong Hợp đồng này;

=> Điều khoản này có ý nghĩa là nhắc nhở sự tuân thủ pháp luật của cả hai. Hai bên tiến hành hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận nhưng không bị ép buộc, thực hiện hợp đồng một cách thiện chí.

25.2. Hợp đồng này bao gồm … trang, và ……… phụ lục được lập thành … bản bằng tiếng Việt. Chủ đầu tư sẽ giữ … bản tiếng Việt. Nhà thầu sẽ giữ … bản tiếng Việt (trường hợp có sử dụng từ hai ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản Hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

 

                   ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU                          ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

                              Chức vụ                                                 Chức vụ

                       (Ký tên, đóng dấu)                                 (Ký tên, đóng dấu)

 

=> Thực chất, việc ghi nhận có bao nhiêu trang cũng rất quan trọng, vì sau khi ký kết hợp đồng. Mỗi bên sẽ giữ lại ít nhất là một bản nên để dự trù trường hợp bị thất lạc số trang thì các bên sẽ còn biết mà thiết lập lại nó. Phụ lục cũng phải được ghi rõ là bằng tiếng anh hoặc tiếng việt để các bên xác định được ngôn ngữ nếu có xảy ra tranh chấp thì sẽ có điều hướng xử lý phù hợp. Về số lượng của bản hợp đồng thì do hai bên thỏa thuận nhưng mỗi bên sẽ phải có ít nhất 01 bản.

Chủ đầu tư và nhà thầu phải ký vào hợp đồng này, nếu là công ty thì phải có đóng dấu. Hơn thế nữa, các bên còn phải ký giáp lai vào từng trang của bảng hợp đồng để đảm bảo không có bất kỳ ai mang hợp đồng về rồi tự ý sửa chữa.

3. Kết Luận

Tóm lại, khi giao kết hợp đồng xây dựng thì các bên cần chú ý đến hiệu lực của nó. Hiệu lực của hợp đồng thi công xây dựng do các bên tự thỏa thuận : Có thể là sau khi đã ký hợp đồng, có đóng dấu đối với các bên tham gia là doanh nghiệp, cũng có thể là sau khi chủ đầu tư nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng từ doanh nghiệp.

 

Sau khi ký kết hợp đồng. Mỗi bên sẽ giữ lại ít nhất là một bản nên để dự trù trường hợp bị thất lạc số trang thì các bên sẽ còn biết mà thiết lập lại nó. Phụ lục cũng phải được ghi rõ là bằng tiếng anh hoặc tiếng việt để các bên xác định được ngôn ngữ nếu có xảy ra tranh chấp thì sẽ có điều hướng xử lý phù hợp. Về số lượng của bản hợp đồng thì do hai bên thỏa thuận nhưng mỗi bên sẽ phải có ít nhất 01 bản.

Chủ đầu tư và nhà thầu phải ký vào hợp đồng này, nếu là công ty thì phải có đóng dấu. Hơn thế nữa, các bên còn phải ký giáp lai vào từng trang của bảng hợp đồng để đảm bảo không có bất kỳ ai mang hợp đồng về rồi tự ý sửa chữa.

Trên đây là bài viết điều khoản về  trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Nếu như hợp đồng xảy ra một cách êm xuôi thì các bên không cần phải tính đến những khoản phạt vi phạm, khoản bồi thường. Bên cạnh đó, nếu bên nhà thi công hoàn thành sớm thì chủ đầu tư có thể dành cho họ một khoản tiền thưởng hợp đồng. Ngược lại, nếu nhà thầu thi công trễ hoặc có những hành vi vi phạm thì sẽ phải bồi thường thiệt hại. Bài viết này sẽ phân tích những vấn đề liên quan đến thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 21. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

21.1. Thưởng hợp đồng:

Trường hợp Nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng sớm hơn so với thời hạn quy định trong Hợp đồng này, mang lại hiệu quả cho Chủ đầu tư thì cứ mỗi … tháng (khoảng thời gian) Chủ đầu tư sẽ thưởng cho Nhà thầu … % giá hợp đồng và mức thưởng tối đa không quá … % giá trị phần hợp đồng làm lợi.

=> Tại khoản 1 – điều 146 của Luật Xây Dựng 2014 thì quy định: “1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng”. Như vậy, các bên có thể tùy ý thỏa thuận về mức thưởng đối với hợp đồng. Tùy vào từng điều kiện kinh tế của chủ đầu tư thì các bên có thể thỏa thuận được mức thưởng.

21.2. Phạt vi phạm hợp đồng

Đối với Nhà thầu: nếu chậm tiến độ … ngày thì phạt … % giá hợp đồng cho … ngày chậm nhưng tổng số tiền phạt không quá … % giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Đối với việc chậm tiến độ thì mức phạt cũng do hai bên tự thỏa thuận căn cứ vào quy định tại khoản 1 – Điều 146 ở trên. Nhưng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại khoản 2 – Điều 146 của Luật Xây Dựng 2014.

Do hoạt động xây dựng là hoạt động có phát sinh lợi nhuận nên chúng ta cũng có thể sử dụng luật thương mại 2005 để áp dụng phạt. Tại điều 301 của luật thương mại 2005 quy định như sau:

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này

=> Như vậy, các bên có thể thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm chứ không phải muốn phạt thế nào thì phạt.

Tóm lại, mức phạt vi phạm sẽ giao động từ mức 08% tới 12%.

2.2. Điều khoản về khiếu nại và xử lý các tranh chấp

Điều 22. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

22.1. Khiếu nại

Thực hiện theo quy định nêu tại Điều 44 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.

Điều 44. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng

  1. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trong Nghị định này được hiểu là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký. Khi đó, bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này.
  2. Khi một bên khiếu nại bên kia thì phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung khiếu nại.

=> Hai điều khoản này cho phép bất kỳ bên nào nếu nhận thấy bên còn lại bị sai phạm thì có thể thực hiện khiếu nại đến cơ quan đó. Đây là giải pháp rất tiết kiệm chi phí và thời gian vì chi phí kiện tụng thường rất cao và ảnh hưởng uy tín cả hai. Trong khi cứ thẳng thắng, dẫn chứng cụ thể lý do khiếu nại với nhau thì hai bên sẽ hiểu nhau hơn, tìm cách để giải quyết và công trình vẫn tiếp tục được thực hiện.

  1. Trong vòng năm mươi sáu (56) ngày kể từ khi nảy sinh vấn đề một bên thực hiện hợp đồng không phù hợp với các thỏa thuận đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các bên phải thực hiện theo đúng những thỏa thuận đã ký.

=> Việc quy định trong vòng 56 ngày kể từ khi nảy sinh vấn đề bởi vì nếu để quá thời gian đó thì những thiệt hại do vi phạm sẽ càng lớn, những chứng cứ để chứng minh vi phạm trải qua gần 02 tháng sẽ không còn dễ dàng để chứng minh nữa.

  1. Trong vòng hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký, nếu những căn cứ và dẫn chứng không thuyết phục, không hợp lý thì phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia. Ngoài khoảng thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.

=> Ví dụ: đơn vị chủ đầu tư khiếu nại nhà thầu không thi công đúng như bản vẽ của hạng mục nhà bếp. Trong vòng 28 ngày thì nhà thầu phải dùng những giải trình của mình bằng văn bản, rồi hai bên giáp mặt thương lượng, đối chiếu lại một lần nữa với bản vẽ, để cuối cùng sẽ kết luận rằng chủ đầu tư có thi công trái với bản vẽ hay không?

  1. Các khiếu nại của mỗi bên phải được gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các khiếu nại không được giải quyết bởi các bên tham gia hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 45 Nghị định này.

=> Việc gửi đến đúng địa chỉ công ty là rất quan trọng vì nó quyết định thông tin khiếu nại có được gửi đến chính xác người cần khiếu nại hay không? Nhằm cho khiếu nại được giải quyết một cách nhanh chóng.

22.2.Xử lý các tranh chấp

Thực hiện theo quy định nêu tại Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.

Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải.

=> Điểm mạnh của khiếu nại là rất nhiều. Trong đó, việc khiếu nại sẽ giúp cho các bên tiết kiệm được tiền và thời gian của mình. Tránh được mất niềm tin ở nhau sau này.

Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng… ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên trọng tài để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam (hoặc Toà án Nhân dân) theo quy định của pháp luật. Quyết định của trọng tài (hoặc Toà án Nhân dân) là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên.

=> Thông lệ quốc tế thì các bên sẽ đưa nhau ra tòa trọng tài trước để giải quyết vì thủ tục trọng tài thông thường sẽ có thể bảo mật thông tin, thời gian giải quyết nhanh chóng và chi phí cũng phải chăng. Hơn nữa trọng tài thương mại thường giải quyết một cách rất khách quan vì mỗi bên có quyền chọn một trọng tài để giải quyết.

Hiện nay còn có thủ tục hòa giải thương mại, các trung tâm trọng tài cũng là nơi cung cấp dịch vụ này với mức giá thấp hơn gần gấp đôi so với thủ tục trọng tài thương mại. Bước cuối cùng nếu một trong hai bên không chấp nhận phán quyết của trọng tài thương mại thì các bên sẽ đưa hồ sơ ra tòa án tại huyện, quận để giải quyết. Thủ tục này tuy truyền thống nhưng thời gian kéo dài, vì thế các bên chỉ nên áp dụng nó nếu như đã trải nghiệm những cách giải quyết ở trên.

Dưới đây là bài viết tham khảo dành cho các bên có liên quan đến giải quyết tranh chấp.

19. Phương án giải quyết tranh chấp

 

22.3. Hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản về giải quyết tranh chấp.

=> Điều này có nghĩa là khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì việc hai bên đã thỏa thuận trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp, tòa án nào để giải quyết tranh chấp vẫn có hiệu lực.

 

3. Kết Luận

Như vây, khi tiến hành thực hiện hợp đồng thi công xây dựng, không phải lúc nào cơm cũng lành, canh cũng ngọt. Các bên cần phải thực hiện đúng quy trình để giảm bớt được thiệt hại cho nhau. Nếu như một trong hai bên có vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại có quyền khiếu nại và bên bị khiếu nại đó phải chứng minh nội dung của nại của bên khiếu nại là không chính xác nếu không thì phải khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại.

Cả bên khiếu nại và bên bị khiếu nại cần phải chú ý thời gian thông báo. Trong vòng năm mươi sáu (56) ngày kể từ khi nảy sinh vấn đề một bên thực hiện hợp đồng không phù hợp với các thỏa thuận đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này.

Trong vòng hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký, nếu những căn cứ và dẫn chứng không thuyết phục, không hợp lý thì phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia.

Điều khoản chung là để khẳng định một lần nữa các bên không được tự ý thay đổi nội dung có trong hợp đồng. Các bên chỉ chịu trách nhiệm trong quyền và nghĩa vụ của mình đã được nêu trong hợp đồng này.

Nếu không giải quyết được bằng biện pháp khiếu nại thì các bên có thể áp dụng thủ tục hòa giải thương mại, các trung tâm trọng tài cũng là nơi cung cấp dịch vụ này với mức giá thấp hơn gần gấp đôi so với thủ tục trọng tài thương mại. Kế đó, hãy sử dụng biện pháp trọng tài thương mại. Bước cuối cùng nếu một trong hai bên không chấp nhận phán quyết cũng trọng tài thương mại thì các bên sẽ đưa hồ sơ ra tòa án tại huyện, quận để giải quyết.

Trên đây là bài viết điều khoản về khiếu nại và giải quyết tranh chấp trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG (PHẦN 2)

Rủi ro phát sinh trong quá trình thi công là điều không thể tránh khỏi trong một số trường hợp. Trong đó, phương án để giải quyết rủi ro khi nó đã xảy ra cũng không phải là điều dễ dàng. Trong phần cuối cùng của điều khoản về rủi ro và bất khả kháng thì chúng tôi xin gửi đến quý khách những phân tích liên quan đến bồi thường rủi ro, giải quyết hậu quả sự kiện bất khả kháng và chấm dứt hợp đồng do sự kiện bất khả kháng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Bồi thường rủi ro

Dưới đây là điều khoản mẫu:

20.4. Bồi thường rủi ro

Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư đối với các khiếu nại, hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan đến:

a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hay chết, của bất cứ người nào xảy ra do nguyên nhân thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót, trừ khi có thể quy cho việc cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư, hoặc bất kỳ đại diện riêng nào của họ;

=> Điều khoản này có ý nghĩa rằng nếu như không phải là những hành vi cố ý từ phía nhân viên của chủ đầu tư thì những thiệt hại xảy ra được quy cho nhà thầu. Vì nhà thầu phải trình phương án an toàn lao động nhằm hạn chế mức tối thiếu thiệt hại này.

b) Hỏng hóc hay mất mát của bất cứ tài sản nào, là bất động sản hay của cá nhân (không phải là công trình), ở phạm vi mà những hỏng hóc hay mất mát này:

– Phát sinh từ hoặc trong quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân của thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót;

– Được quy cho sự bất cẩn, cố ý làm hoặc vi phạm hợp đồng bởi Nhà thầu, nhân lực của Nhà thầu, hoặc bất cứ người nào trực tiếp hay gián tiếp được họ thuê.

=> Điều khoản này nhằm bắt buộc nhà thầu phải có phương án bảo vệ những tài sản của cá nhân trong công trình, các trang thiết bị và vật liệu được sử dụng để thi công. Nhà thầu có thể bỏ tiền để thuê bảo vệ trong coi các thiết bị này.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Nhà thầu, các nhân viên của Nhà thầu đối với các khiếu nại, thiệt hại, mất mát và chi phí (bao gồm phí và các phí pháp lý) liên quan đến tổn hại thân thể, ốm đau, bệnh tật hay chết được quy cho sự cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư.

=> Cũng có một số trường hợp mà những mất mát, tổn thất bắt nguồn từ chủ đầu tư. Trong trường hợp đó, chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại.

 

2.2. Sự kiến bất khả kháng

20.5. Thông báo về bất khả kháng

Nếu một bên bị cản trở thực hiện bất cứ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng do tình trạng bất khả kháng, bên đó phải gửi thông báo cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng và phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc đã và sẽ bị cản trở. Thông báo phải được gửi sớm nhất sau khi bên đó nhận biết được tình trạng, hoặc lẽ ra đã nhận biết được về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng.

=> Việc xảy ra bất khả kháng là điều không ai muốn nhưng nếu nó xảy ra thì một trong hai bên phải thông báo với bên còn lại bằng văn bản và chứng minh những sự kiến bất khả kháng đó là gì. Trong đó, những công trình ở miền trung Việt Nam – Nơi có nhiều cơn bão đi ngang qua sẽ là nơi mà thường xuyên phải sử dụng thông báo sự kiện bất khả kháng.

Bên đó, khi đã thông báo, phải được miễn cho việc thực hiện công việc thuộc nghĩa vụ trong thời gian mà tình trạng bất khả kháng cản trở việc thực hiện của họ.

Dẫu cho có các quy định nào khác của khoản này, thì bất khả kháng cũng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo Hợp đồng.

=> Quy định này có ý nghĩa rằng việc bên chủ đầu tư có nghĩa vụ thanh toán tiền hoàn thành từng hạng mục như thỏa thuận hoặc nhà thầu phải nộp khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng thì vẫn phải tiến hành. Công trình nghiệm thu tới đâu thì giải quyết đến đó.

20.6. Các hậu quả của bất khả kháng

Nếu Nhà thầu bị cản trở thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào của mình theo Hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo khoản 20.5 của Hợp đồng [Thông báo về bất khả kháng], và chịu sự chậm trễ và chịu chi phí do bất khả kháng, Nhà thầu sẽ có quyền theo Điều 22 của Hợp đồng [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp]:

a) Kéo dài thời gian do sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị và sẽ bị chậm trễ, theo khoản 7.3 của Hợp đồng [Gia hạn thời gian hoàn thành];

=> Khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng thì công trình sẽ phải tạm dừng thi công nên việc không quy chụp trách nhiệm cho nhà thầu phải hoàn thành đúng thời gian bàn giao là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, ví dụ: thời hạn thi công là 01 năm, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì công trình đã được thi công 06 tháng, trải qua 01 tháng mưa bão thì nhà thầu mới thi công lại. Trừ trường hợp nhà thầu có những chứng minh về việc dù đã áp dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro hư hỏng do bão lụt nhưng công trình cũng bị xuống cấp thì nhà thầu vẫn sẽ phải hoàn thành với tổng thời gian là 01 năm 01 tháng.

b) Nếu sự việc hay trường hợp thuộc loại được mô tả trong các điểm (b) khoản 20.1 của Hợp đồng [Rủi ro và bất khả kháng] được thanh toán các chi phí này.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư phải xem xét để nhất trí hay quyết định các vấn đề này.

=> Điều này có nghĩa là chủ đầu tư có quyền xem xét xem các khoản chi phí được liệt kê của nhà thầu là có căn cứ hay là không. Nếu có căn cứ hợp lý thì chủ đầu tư mới tiến hành thanh toán.

 

20.7. Chấm dứt Hợp đồng do bất khả kháng, thanh toán, hết trách nhiệm

Nếu việc thực hiện công trình cơ bản đang được tiến hành bị cản trở liên tục trong thời gian … ngày do bất khả kháng đã được thông báo theo khoản 20.5 của Hợp đồng [Thông báo về bất khả kháng] hoặc trong nhiều khoảng thời gian mà tổng số là trên … ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp đồng cho bên kia. Trong trường hợp này, việc chấm dứt Hợp đồng sẽ có hiệu lực … ngày sau khi có thông báo.

Đối với trường hợp chấm dứt này, Chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho Nhà thầu:

a) Các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong Hợp đồng;

=> Theo điều 19.6 về Chấm dứt có Lựa chọ̣n, Thanh toán,Miễn trách nhiệm của Fidic thì

“Nếu về cơ bản toàn bộ Công trình đang thực hiện bị cản trở liên tục trong thời

gian 84 ngày do Bất khả kháng mà đã được thông báo theo Khoản 19.2 [Thông

báo Bất khả kháng], hoặc trong nhiều khoảng thời gian mà có tổng số trên 140

ngày do cùng Bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai Bên có thể gửi

thông báo chấm dứt Hợp đồng cho Bên kia. Trong trường hợp này, việc chấm dứt

Hợp đồng sẽ có hiệu lực 7 ngày sau khi có thông báo và Nhà thầu phải thực hiện

theo Khoản 16.3 [Tạm ngừng Công việc và Di dời các Thiết bị của Nhà thầu]”.

Với khoản thời gian là 84 ngày như trên là đủ để các bên có thể chấm dứt hợp đồng vì thời gian này quá dài.

b) Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho Nhà thầu, hoặc những thứ Nhà thầu có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của Chủ đầu tư khi đã được Chủ đầu tư thanh toán, và Nhà thầu sẽ để cho Chủ đầu tư tuỳ ý sử dụng;

=> Điều khoản này có nghĩa là chủ đầu tư sẽ có quyền quyết định đối với những vật liệu xây dựng mà nhà thầu đã đặt mua. Vì hợp đồng chấm dứt do sự kiện bất khả kháng nên xét về bản chất thì những vật tư đó sẽ thuộc về chủ đầu tư vì nó được sử dụng để xây công trình cho chủ đầu tư nếu như nó trước đó không thuộc là những máy móc, vật tư của nhà thầu. Dĩ nhiên là chủ đầu tư phải tiến hành thanh toán thì mới được lấy nó.

 

c) Mọi chi phí hoặc trách nhiệm khác mà trong trường hợp bất khả kháng Nhà thầu phải chịu để hoàn thành công trình;

=> Nhà thầu với mong muốn để hoàn thành công trình thì đã sử dụng nhân lực, vật liệu của mình để cố gắng hoàn thành trước khi sự kiện bất khả kháng đó đến thì nếu có thiệt hại từ sự cố gắng ấy, chủ đầu tư sẽ phải bồi thường lại tiền cho nhà thầu.

 

d) Chi phí di chuyển các công trình tạm và thiết bị của Nhà thầu khỏi công trình và trả lại các hạng mục thiết bị này cho công trình của Nhà thầu;

=> Khi hai bên tiến hành ký hợp đồng, nhà thầu đã tính các khoản tiền cho việc di chuyển các thiết bị của nhà thầu ra khỏi công trình vào trong giá hợp đồng. Khi hợp đồng chấm dứt mà không phải lỗi của nhà thầu thì họ có quyền được hưởng những chi phí đó. Thêm vào đó, đa số các nhà thầu đều có các trang thiết bị, máy móc riêng. Nó là tài sản của họ nên hiển nhiên họ có quyền đưa nó ra khỏi công trình

 

e) Chi phí bồi thường cho đội ngũ nhân viên và các người lao động được Nhà thầu thuê cho toàn bộ thời gian liên quan đến công trình vào thời điểm chấm dứt Hợp đồng.

=> Chi phí này thông thường là chi phí do nhà thầu phải ngưng việc xây dựng nhưng phải trả một khoảng tiền để giữ một số lượng nhất định nhân công kịp thời đáp ứng khi công trình được xây trở lại.

3. Kết Luận

Tóm lại, Về mặt bồi thường hậu quả do rủi ro khi giao kết hợp đồng xây dựng, nếu không phải là những hành vi cố ý từ phía nhân viên của chủ đầu tư thì những thiệt hại xảy ra được quy cho nhà thầu. Vì nhà thầu phải trình phương án an toàn lao động nhằm hạn chế mức tối thiếu thiệt hại này. Nhà thầu phải có phương án bảo vệ những tài sản của cá nhân trong công trình, các trang thiết bị và vật liệu được sử dụng để thi công.

Cũng có một số trường hợp mà những mất mát, tổn thất bắt nguồn từ chủ đầu tư. Trong trường hợp đó, chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại. Chủ đầu tư có nghĩa vụ thanh toán tiền hoàn thành từng hạng mục như thỏa thuận hoặc nhà thầu phải nộp khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng thì vẫn phải tiến hành. Công trình nghiệm thu tới đâu thì giải quyết đến đó.

Về sự kiện bất khả kháng, Khi xảy ra các sự kiện này thì công trình sẽ phải tạm dừng thi công nên việc không quy chụp trách nhiệm cho nhà thầu phải hoàn thành đúng thời gian bàn giao là điều hiển nhiên. Chủ đầu tư có quyền xem xét xem các khoản chi phí được liệt kê của nhà thầu là có căn cứ hay là không. Nếu có căn cứ hợp lý thì chủ đầu tư mới tiến hành thanh toán.

Công trình đang thực hiện bị cản trở liên tục trong thời gian 84 ngày do Bất khả kháng

hoặc trong nhiều khoảng thời gian mà có tổng số trên 140 ngày thì chủ đầu tư sẽ có quyền quyết định đối với những vật liệu xây dựng mà nhà thầu đã đặt mua.

Mọi chi phí hoặc trách nhiệm khác mà trong trường hợp bất khả kháng Nhà thầu phải chịu để hoàn thành công trình như chi phí di chuyển các công trình tạm và thiết bị của Nhà thầu khỏi công trình và trả lại các hạng mục thiết bị này cho công trình của Nhà thầu.

Chi phí bồi thường cho nhân công thông thường là chi phí do nhà thầu phải ngưng việc xây dựng nhưng phải trả một khoảng tiền để giữ một số lượng nhất định nhân công kịp thời đáp ứng khi công trình được xây trở lại.

Trên đây là bài viết điều khoản về rủi ro và bất khả kháng  (phần 2)  trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ BẢO HÀNH VÀ BẢO HIỂM

Hợp đồng thi công xây dựng là một loại hợp đồng có rất nhiều những điều khoản khác với các loại hợp đồng khác, khác về hình thức lẫn nội dung. Điều khoản về bảo hiểm và bảo hành không phải duy nhất hợp đồng thi công mới có nhưng nội dung quy định của nó thì có rất nhiều vấn đề khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách những phân tích liên quan đến bảo hiểm và bảo hành hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

– Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về bảo hiểm

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 19. Bảo hiểm và bảo hành

19.1. Bảo hiểm

a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;

b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;

c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;

d) Tổn thất mang tính thảm họa;

đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

=> Những trường hợp được loại trừ bảo hiểm là những sự kiện bất khả kháng, những nguyên nhân gây tổn thất mà bắt buộc phải lường trước được, không thể được cụ thể hóa bằng tiền, những hành vi cố ý gây ra tổn thất cũng không được bồi thường bảo hiểm.

Quy trình để được bồi thường từ bảo hiểm như sau:

QUY TRÌNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CÔNG TRÌNH

b) Nhà thầu phải thực hiện mua bảo hiểm đối với các thiết bị, nhân lực của Nhà thầu, bảo hiểm đối với bên thứ 3.

Bên thứ 3 ở đây chính là nhân công của nhà thầu. Điều này quy định tại điểm c – khoản 1 – Điều 6 của nghị định 119/2015 như sau:

Điều 6. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

1. Phạm vi bảo hiểm

c) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Dưới đây là danh sách các bệnh nghề nghiệp và cách phòng ngữa:

AN TOÀN LAO ĐỘNG_PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

 

2.2. Điều khoản về bảo hành

19.2. Bảo hành

Sau khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng, Nhà thầu phải:

– Thực hiện việc bảo hành công trình trong thời gian….tháng (tối thiểu là 24 tháng) đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp 1 và/hoặc….tháng (tối thiểu 12 tháng) đối với các công trình cấp 2, cấp 3 và cấp 4, cụ thể do các bên thoả thuận;

=> Công trình xây dựng cho dù đã được tiến hành nghiệm thu, giám sát rất chặt chẽ nhưng bản chất của công trình vẫn tìm ẩn những rủi ro rất lớn nếu công trình bị thông đồng giữa các bên để rút ruộc công trình. Điều này sẽ gây thiệt hại về người và của. Thế nên, để dự trù trường hợp nhà thầu xây dựng, nghiệm thu, lấy tiền rồi sau đó chối bỏ trách nhiệm thì nhà làm luật đã ban hành những quy định pháp luật có liên quan bắt nhà thầu phải tiến hành bảo hành cho công trình. Theo quy định tại điểm đ-khoản 2-điều 8 của thông tư 09/2016: “Thời gian bảo hành đối với hạng Mục công trình, công trình xây dựng tối thiểu là 24 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp đặc biệt và cấp 1; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp còn lại; Riêng đối với nhà ở thời gian bảo hành không ít hơn 5 năm”. Thế nên, dù có thỏa thuận như thế nào thì nhà thầu phải đáp ứng số lượng năm tương ứng với quy định trên.

Về phần trăm bảo hành thì quy định tại điểm h – khoản 2 – điều 8 như sau: “Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu được quy định như sau: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại”.

– Trường hợp, Chủ đầu tư trả tiền giữ lại trong các giai đoạn thanh toán cho bảo hành thì Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình trong vòng …….ngày trước ngày nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng. Bảo lãnh bảo hành phải có giá trị cho đến hết thời gian bảo hành và phải do một thể nhân hoặc pháp nhân cấp và phải theo mẫu quy định như trong Phụ lục số… [các biểu mẫu] hoặc mẫu khác thì phải được Chủ đầu tư chấp thuận.

=> Để dự trù trường hợp nhà thầu vào thời điểm cần bảo hành thì khó khăn để tìm kiếm thì chủ đầu tư có thể thỏa thuận trước với nhà thầu về việc sẽ giữ lại một số tiền tương đương với số tiền bảo hành tối thiểu hoặc nhà thầu có thể tiến hành sử dụng dịch vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng. Tức khi có thiệt hại xảy ra thì ngân hàng sẽ giải ngân số tiền bảo lãnh, sau đó nhà thầu sẽ trả lại cho ngân hàng với tương đương số tiền cộng với tiền phí.

– Trong thời gian bảo hành công trình Nhà thầu phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Nhà thầu gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Nhà thầu.

=> Chủ đầu tư đã bỏ ra một khoảng phí để thuê nhà thầu, nhà thầu phải hoàn thành công trình đúng chất lượng. Thế nên, để đảm bảo chất lượng công trình thì nhà thầu cần phải sửa chữa sai sót một cách ngay lập tức để công trình vẫn luôn được đảm bảo đúng với chất lượng, số lượng đã thỏa thuận ban đầu. Nếu như sau khi đã nghiệm thu công trình, công trình đi vào sử dụng mà trong thời hạn bảo hành, công trình xảy ra lỗi mà được xác định là lỗi của nhà thầu thì nhà thầu cần phải tiến hành sửa chữa, khắc phục ngay lập tức.

 

Việc sửa chữa các lỗi này phải được bắt đầu trong vòng không quá ……. ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về các lỗi này. Nếu quá thời hạn này mà Nhà thầu không bắt đầu thực hiện các công việc sửa chữa thì Chủ đầu tư có quyền thuê một nhà thầu khác (bên thứ ba) thực hiện các công việc này và toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa để chi trả cho bên thứ ba sẽ do Nhà thầu chịu và sẽ được khấu trừ vào tiền bảo hành của Nhà thầu và thông báo cho Nhà thầu giá trị trên, Nhà thầu buộc phải chấp thuận giá trị trên.

=> Theo quy định của điểm d – Khoản 2 – Điều 8 của thông tư 09/2016 thì quy định “Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu”.

Về bảo hành nhà ở thì quy định tại khoản 3 – Điều 85 của Luật nhà ở như sau:

“ Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất”.

Các hư hỏng thường xuất hiện do 3 nguyên nhân như: thi công không đúng quy định, thiết kế không phù hợp, sử dụng sai thiết kế (chẳng hạn như quá tải) mà rất khó để xác định hư hỏng là do nguyên nhân nào. Đặc biệt những công trình có nhiều nhà thầu tham gia, nếu không xác định rõ trách nhiệm thì các nhà thầu rất dễ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau vì có những trường hợp nhà thầu thứ nhất thi công xong thì nhà thầu thứ hai mới thi công dựa trên nền tảng đã được xây dựng bởi nhà thầu thứ nhất. Từ đó, rất khó để đổ lỗi trách nhiệm cho ai. Nhưng đối với hợp đồng có tham gia ký kết của hợp đồng phụ thì có thể áp dụng nguyên tắc nhà thầu phải chịu trách nhiệm những sai sót của nhà thầu phụ để sữa chữa, bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư trước. Còn việc nhà thầu phụ có hoàn lại số tiền cho chủ đầu tư hay không thì là chuyện giữa hai bên thầu này. Căn cứ theo điểm a – khoản 2 – điều 128 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì:

 Điều 128. Quản lý nhà thầu

  1. Quản lý đối với nhà thầu phụ:

a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

3. Kết Luận

Trong hợp đồng thi công, bảo hiểm và bảo hành thật sự là rất quan trọng. Đối với điều khoản về bảo hiểm thì nhà làm luật không bắt buộc chủ đầu tư phải mua bảo hành cho công trình nhưng đối với một số trường hợp quy định tại điều 4 của nghị định 119/2015 như: Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số18/2015/NĐ-CP; Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng . Về phạm vi bảo hiểm đối với các công trình này là những thiệt hại phát sinh trên công trường, những trường hợp được loại trừ bảo hiểm là những sự kiện bất khả kháng, những nguyên nhân gây tổn thất mà bắt buộc phải lường trước được, không thể được cụ thể hóa bằng tiền, những hành vi cố ý gây ra tổn thất cũng không được bồi thường bảo hiểm.

Nhà thầu phải thực hiện mua bảo hiểm đối với các thiết bị, nhân lực của Nhà thầu, bảo hiểm đối với nhân công của nhà thầu.

Nhà thầu phải thực hiện việc bảo hành công trình trong thời gian tối thiểu là 24 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp đặc biệt và cấp 1; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp còn lại; Riêng đối với nhà ở thời gian bảo hành không ít hơn 5 năm.

Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu được quy định như sau: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.

Chủ đầu tư có thể thỏa thuận trước với nhà thầu về việc sẽ giữ lại một số tiền tương đương với số tiền bảo hành tối thiểu hoặc nhà thầu có thể tiến hành sử dụng dịch vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng. Trong thời gian bảo hành công trình Nhà thầu phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Nhà thầu gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Nhà thầu. Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu

Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện

Trên đây là bài viết điều khoản về điều khoản bảo hiểm và bảo hành trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU (PHẦN 2)

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về việc nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư trong những trường hợp nào theo luật định. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề liên quan đến hậu quả của việc tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

 

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 18. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

18.3. Ngừng công việc và di dời thiết bị Nhà thầu

Sau khi nhận được thông báo chấm dứt Hợp đồng, Nhà thầu sẽ ngay lập tức:

a) Ngừng tất cả các công việc thêm, ngoại trừ các công việc đã được Chủ đầu tư hướng dẫn để bảo vệ con người và tài sản hoặc an toàn của công trình;

=> Nhà thầu có quyền chấm dứt thực hiện thi công nhưng phải đảm bảo việc chấm dứt này không mang lại những sự thiệt hại về người và tài sản nên nhà làm luật yêu cầu họ phải thực hiện những biện pháp để ngăn cản những sự thiệt hại này.

 

b) Chuyển giao cho Chủ đầu tư toàn bộ tài liệu của nhà thầu, thiết bị, các vật liệu và các công việc khác mà Nhà thầu đã được thanh toán;

=> Các bộ tài liệu này thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư đã trả tiền cho nó. Hơn thế nữa, chủ đầu tư cũng cần bộ tài liệu đó để giao cho một bên nhà thầu khác thi công nếu việc tạm ngừng dẫn đến chấm dứt hợp đồng hoặc xem xét lại một số giấy tờ khác.

 

c) Di dời tất cả vật tư, vật liệu khỏi công trường, ngoại trừ các thứ cần thiết cho việc an toàn và rời khỏi công trường.

=> Các thứ cần thiết mà nhà thầu cần giữ lại có thể là những rào chắn công trình.

18.4. Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo khoản 18.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu] đã có hiệu lực, Chủ đầu tư sẽ ngay lập tức :

a) Trả lại bảo lãnh thực hiện cho Nhà thầu;

=> Khoản bảo lãnh này bằng với khoản tạm ứng mà chủ đầu tư đã ứng cho nhà thầu. Trong trường hợp khi tiến hành nghiệm thu mà số tiền đó bằng với số tiền tạm ứng trở lên thì chủ đầu tư sẽ phải trả toàn bộ số tiền bảo lãnh cho nhà thầu, còn nếu nhỏ hơn thì lấy tiền bảo lãnh trừ đi giá trị tạm ứng còn lại.

 

b) Thanh toán cho Nhà thầu.

=> Chủ đầu tư là nguyên nhân chính gây nên sự chấm dứt hợp đồng. Thế nên, khi chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư cần phải thanh toán đầy đủ cho phía nhà thầu vì họ đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình cho đến khi phải chấm dứt hợp đồng.

Theo điều 16.4 về thanh toán khi chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư còn phải “thanh toán cho Nhà thầu số tiền do tổn thất về lợi nhuận hoặc tổn thất hoặc hư hỏng khác mà Nhà thầu phải chịu do việc chấm dứt hợp đồng này”.

3. Kết Luận

Trong hợp đồng xây dựng, không phải lúc nào các bên cũng có thể hoàn tất nghĩa vụ của mình. Việc chấm dứt thực hiện hợp đồng không chỉ dừng lại ở việc thông báo mà còn phải tiến hành hoàn tất những thủ tục hậu chấm dứt hợp đồng.

Nhà thầu có quyền chấm dứt thực hiện thi công nhưng phải đảm bảo việc chấm dứt này không mang lại những sự thiệt hại về người và tài sản nên nhà làm luật yêu cầu họ phải thực hiện những biện pháp để ngăn cản những sự thiệt hại này.

Nhà thầu cần phải giao lại toàn bộ tài liệu cho nhà thầu vì các bộ tài liệu này thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư đã trả tiền cho nó. Hơn thế nữa, chủ đầu tư cũng cần bộ tài liệu đó để giao cho một bên nhà thầu khác thi công nếu việc tạm ngừng dẫn đến chấm dứt hợp đồng hoặc xem xét lại một số giấy tờ khác. Các thứ cần thiết mà nhà thầu cần giữ lại có thể là những rào chắn công trình.

Chủ đầu tư còn phải trả lại cho nhà thầu một khoản bảo lãnh bằng với khoản tạm ứng mà chủ đầu tư đã ứng cho nhà thầu. Trong trường hợp khi tiến hành nghiệm thu mà số tiền đó bằng với số tiền tạm ứng trở lên thì chủ đầu tư sẽ phải trả toàn bộ số tiền bảo lãnh cho nhà thầu, còn nếu nhỏ hơn thì lấy tiền bảo lãnh trừ đi giá trị tạm ứng còn lại.

Chủ đầu tư là nguyên nhân chính gây nên sự chấm dứt hợp đồng. Thế nên, khi chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư cần phải thanh toán đầy đủ cho phía nhà thầu vì họ đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ của mình cho đến khi phải chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải thanh toán cho Nhà thầu số tiền do tổn thất về lợi nhuận hoặc tổn thất hoặc hư hỏng khác mà Nhà thầu phải chịu do việc chấm dứt hợp đồng này”.

Trên đây là bài viết điều khoản về tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi nhà thầu (phần 2) trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG THỰC HIỆN, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU (PHẦN 1)

Trong xây dựng, không chỉ có chủ đầu tư được tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng mà nhà thầu cũng có quyền đó. Để biết làm thế nào mà nhà thầu có thể sử dụng quyền chấm dứt này. Chúng tôi gửi đến quý đọc giả chuỗi bài viết điều khoản về tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi nhà thầu. Dưới đây là bài viết của phần thứ nhất.

 

 

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 18. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

18.1. Quyền tạm ngừng công việc của Nhà thầu

Nếu Chủ đầu tư không tuân thủ khoản 8.4 của Hợp đồng [Thời hạn thanh toán] vượt quá …. ngày; Nhà thầu có thể, sau khi thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn … ngày, sẽ tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi Nhà thầu được thanh toán theo các điều khoản của Hợp đồng, tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.

=> Được thanh toán là quyền cơ bản nhất của nhà thầu, là mục đích của nhà thầu để tham gia vào các mối quan hệ xây dựng. Vì thế, nếu nó không được thực hiện bởi chủ đầu tư thì đó là một hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của chủ đầu tư. Khi ấy, nhà thầu không những bị giảm sút về mặt tinh thần mà còn khiến công trình của chính chủ đầu tư bị trì trệ. Khi ấy nhà thầu có thể vận dụng điều khoản này để tạm ngừng công việc.

Theo điều 16.1 của “Quyền Tạm ngừng Công việc của Nhà thầu” của Fidic thì “sau khi thông báo cho Chủ đầu tư tối thiểu 21 ngày, Nhà thầu có thể tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi Nhà thầu nhận được Chứng nhận Thanh toán, các chứng cứ hoặc thanh toán hợp lý, tùy từng trường hợp và như được nêu trong thông báo”.

 

Việc tạm ngừng công việc của Nhà thầu theo khoản này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà thầu đối với các chi phí tài chính và để chấm dứt Hợp đồng theo khoản 18.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu].

=> Điều này có ý nghĩa rằng: Dù là bên chủ động chấm dứt hợp đồng nhưng nhà thầu vẫn sẽ được thanh toán tương ứng với hạng mục đã thi công và nghiệm thu.

Nếu Nhà thầu tiếp đó nhận được thanh toán trước khi thông báo chấm dứt Hợp đồng, Nhà thầu phải tiếp tục tiến hành công việc trở lại như bình thường ngay khi có thể được.

 

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ và các chi phí phát sinh là hậu quả của việc tạm ngừng công việc (hoặc do giảm tỷ lệ công việc) theo khoản này, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và theo Điều 22 của Hợp đồng [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp].

=> Trong trường hợp đã nhận được thanh toán thì nhà thầu phải tiếp tục thi công vì nếu nhà thầu không tiếp tục thi công thì công trình của chủ đầu tư sẽ bị xuống cấp, phải mất thêm chi phí để phục hồi. Cho dù chủ đầu tư có tìm được người mới thì cũng sẽ mất thời gian và có thể phải xây lại cả công trình. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chủ đầu tư mà nó còn thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia đối với những công trình có giá trị lớn.

Vì thế, nhà làm luật mới quy định cho nhà thầu phải bắt tay vào việc xây dựng lại công trình ngay khi có thể.

Nếu như trong quá trình thanh toán chậm bởi chủ đầu tư mà có phát sinh chi phí thì thì nhà thầu cần phải lập bảng chi phí rõ ràng để nhà thầu tiến hành thanh toán. Các chi phí này thường là: tiền lãi do chậm thanh toán, dựa trên quy định của bộ luật dân sự, tiền trả cho nhân công khi tạm dừng công việc để duy trì lực lượng dự trù khi công trình được thi công trở lại.

18.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

Nhà thầu được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu :

a) Nhà thầu không nhận được số tiền được thanh toán trong vòng 45 ngày kể từ ngày Chủ đầu tư nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ;

=>  Số ngày 45 là đủ để chủ đầu tư có thể hoàn tất việc thanh toán cho nhà thầu. Thế nên, nếu trong khoảng thời gian đó mà không nhận được thanh toán thì xem như nhà thầu đã không được đáp ứng quyền cơ bản của mình nên việc họ tự chấm dứt hợp đồng là điều hiển nhiên.

b) Chủ đầu tư về cơ bản không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng;

=> Nghĩa vụ cơ bản được của chủ đầu tư được quy định tại Điều 10 của thông tư 09/2016 về Quyền và nghĩa vụ chung của Bên giao thầu: Một số nghĩa vụ cơ bản của chủ đầu tư như: “Phải xin giấy phép xây dựng theo quy định; Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho Nhà thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thoả thuận của Hợp đồng; Cử và thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu về nhân lực chính tham gia quản lý và thực hiện Hợp đồng; Bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán cho Nhà thầu theo tiến độ thanh toán trong Hợp đồng; Thuê tư vấn giúp Chủ đầu tư giám sát theo quy định tại Điều 12 hoặc Điều 13 của Hợp đồng này [Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn]…”.

Những nghĩa vụ trên nếu không được thực hiện thì nhà thầu sẽ không có căn cứ để tiến hành thi công dự án. Hoặc nếu như dự án có được xây dựng thì cũng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền phạt hoặc cưỡng chế dở bỏ do chưa có giấy phép. Vì thế nhà thầu không thể thực hiện nó.

c) Việc tạm ngừng bị kéo dài quá 45 ngày;

=> Về việc tạm ngừng bị kéo dài quá 45 ngày sẽ khiến cho chủ đầu tư hoang mang và đặc hoài nghi rằng chủ đầu tư có thực sự muốn cho công trình được triển khai hay không, có đủ tài chính thực sự để thanh toán hay không, rất nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra đối với nhà thầu. Khi công trình tạm ngưng một thời gian dài, nhà thầu đã phải bỏ ra một số chi phí không nhỏ để nuôi nhân công, bảo quản công trình và từ chối các hợp đồng từ các chủ đầu tư khác. Biết bao nhiêu chi phí mà họ phải bỏ ra. Vì thế, việc nhà thầu chấm dứt hợp đồng là điều rất hợp lý.

d) Chủ đầu tư bị phá sản, vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản phải điều đình với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự điều hành của người được uỷ thác hoặc người đại diện cho quyền lợi của chủ nợ hoặc nếu đã có hành động hoặc sự kiện nào đó xẩy ra (theo các Luật hiện hành) có tác dụng tương tự tới các hành động hoặc sự kiện đó.

=> Mong muốn của nhà thầu là sẽ nhận được tiền sau khi thi công. Vì thế, khi chủ đầu tư bị phá sản thì nhà thầu không thể nào biết được rằng chủ đầu tư có khả năng thanh toán cho mình hay không nên họ có quyền chấm dứt hợp đồng để hạn chế thiệt hại cho mình.

 

Trong bất cứ sự kiện hoặc trường hợp nào được nêu trên, Nhà thầu có thể, bằng thông báo trước … ngày cho Chủ đầu tư để chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp của điểm (d) Nhà thầu có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

=> Tại điều 16.2 của Fidic về tạm dừng và chấm dứt hợp đồng trong bất cứ sự việc hoặc trường hợp nào được nêu trên, Nhà thầu có thể gửi thông báo trước 14 ngày cho Chủ đầu tư để chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp của mục (f) hoặc (g), Nhà thầu có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

Cả thông tư 09/2016 và Fidic đều ghi nhận cho phép nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng ngay lập tức nếu như chủ đầu tư bị phá sản vì thủ tục phá sản để hoàn tất thường rất lâu. Thế nên, pháp luật cho phép nhà thầu được quyền chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư trong trường hợp đó.

3. Kết luận

Khi chủ đầu tư và nhà thầu tham gia ký kết hợp đồng thi công thì sẽ có những lúc mà nhà thầu bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng.

Nhà thầu có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng nếu như chủ đầu tư không tiến hành thanh toán sau khi nhà thầu đã gửi thông báo trong một thời hạn nhất định, thông thường là 21 ngày.

Nhà thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong vòng 45 kể từ ngày chủ đầu tư nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ mà không tiến hành thanh toán.

Nếu chủ đầu tư vi phạm một số nghĩa vụ cơ bản của chủ đầu tư như: “Phải xin giấy phép xây dựng theo quy định; Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho Nhà thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thoả thuận của Hợp đồng” thì nhà thầu cũng có quyền chấm dứt hợp đồng. Việc tạm ngừng bị kéo dài quá 45 ngày cũng là một trong những lý do mà nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng ngay lập tức nếu như chủ đầu tư bị phá sản vì thủ tục phá sản để hoàn tất thường rất lâu.

Trên đây là bài viết điều khoản về  trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Dưới đây là link của phần 2:

ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI NHÀ THẦU (PHẦN 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI CHỦ ĐẦU TƯ (PHẦN 2)

Chủ đầu tư luôn mong muốn đạt được hợp đồng mà mình đã tốn công sức và thời gian để ký kết. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng đều thuận lợi. Sẽ có trường hợp các bên phải tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Thậm chí dẫn đến chấm dứt hợp đồng. Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích liên quan đến điều khoản tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 17. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

17.1. Tạm ngừng thực hiện công việc của Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

Nếu Nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể ra thông báo yêu cầu Nhà thầu phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong khoảng thời gian hợp lý cụ thể.

Chủ đầu tư quyết định ngừng thực hiện công việc trong Hợp đồng khi Nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo Hợp đồng đã ký kết.

Trước khi tạm dừng, Chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu không ít hơn … ngày và trong thông báo sẽ nêu rõ lý do tạm ngừng.

=> Điều khoản này có ý nghĩa rằng chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong quá trình thi công nhưng phải được thực hiện bằng văn bản, trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, nếu như đã nhắc nhở nhiều lần mà nhà thầu vẫn không khắc phục thì chủ đầu tư có quyền tạm ngừng thực hiện công việc và sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản để cho nhà thầu một thời gian nhất định trong việc trở lại thực hiện công việc. Các lý do thông thường như: chậm tiến độ thi công dù đã nhắc nhở 03 lần, để xảy ra tai nạn với công nhân trong khu vực thi công mà lỗi do nhà thầu không tuân thủ các quy tắc về lao động.

Tại điều 8.8 của Fidic về tạm ngừng công việc có quy định:

“Nhà tư vấn vào bất cứ lúc nào đều có thể yêu cầu Nhà thầu tạm ngừng công việc của một bộ phận hay toàn bộ Công trình. Trong thời gian tạm ngừng đó, Nhà thầu phải bảo vệ, bảo quản và đảm bảo bộ phận hoặc Công trình đó không bị xuống cấp, mất mát hay bị hư hỏng”.

Về thời gian tạm ngừng hợp đồng thì tùy vào tính chất, lý do tạm dừng mà mỗi công trình sẽ có thời gian tạm dừng khác nhau. Tuy nhiên, tại điều 8.10 về Kéo dài tình trạng Tạm ngừng công việc quy định như sau:

“Nếu việc tạm ngừng công việc theo Khoản 8.8 [Tạm ngừng Công việc] đã diễn ra liên tục quá 84 ngày, Nhà thầu có thể yêu cầu Nhà tư vấn cho phép tiếp tục tiến hành công việc. Nếu Nhà tư vấn không cho phép trong vòng 28 ngày sau khi Nhà thầu đã yêu cầu như vây, Nhà thầu có thể thông báo cho Nhà tư vấn và coi như việc tạm ngừng công việc hết hiệu lực theo Điều 13 [Thay đổi và Điều chỉnh] của hạng mục Công trình bị ảnh hưởng. Nếu việc tạm ngừng công việc ảnh hưởng đến toàn bộ Công trình, Nhà thầu có thể thông báo kết thúc Hợp đồng theo Khoản

16.2 [Châm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu]”.

=> Như vậy, nếu thời gian tạm dừng là 112 ngày thì nhà thầu có quyền thông báo kết thúc hợp đồng với chủ đầu tư. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì nhà thầu đã phải trải qua một thời gian dài bảo quản các thiết bị phục vụ cho thi công, lại phải đảm bảo một số lượng nhân công để phục vụ cho việc công trình được thi công trở lại. Làm lỡ các mối làm ăn khác của nhà thầu. Tuy nhiên, nhà thầu phải thực hiện thông báo bằng văn bản.

 

17.3. xác định giá vào ngày chấm dứt hợp đồng      

Ngay khi thông báo chấm dứt theo khoản 17.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư] có hiệu lực, Chủ đầu tư sẽ xem xét đồng ý hoặc xác định giá trị của công trình, vật tư, vật liệu và tài liệu của Nhà thầu và các khoản tiền phải thanh toán cho Nhà thầu cho các công việc được thực hiện theo đúng Hợp đồng.

=> Khi tiến hành điều này thì chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu sẽ cùng nhau tính toán để xác định khối lượng công việc mà nhà thầu đã thực hiện.

 

17.4.Thanh toán sau khi chấm dứt Hợp đồng

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo khoản 17.2 của Hợp đồng này [Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư] có hiệu lực, Chủ đầu tư có thể:

a) Không thanh toán thêm cho Nhà thầu cho đến khi chi phí thi công, hoàn thành và sửa chữa các sai sót và hư hỏng do chậm trễ trong thời gian hoàn thành (nếu có) và các chi phí khác mà Chủ đầu tư chấp thuận đã được xác định;

=> Điều này có nghĩa, nếu nhà thầu muốn nhận được thanh toán từ chủ đầu tư thì nhà thầu cần phải liệt kê một cách cụ thể và chính xác nhất tất cả các khoản chi phí mà nhà thầu đã bỏ ra.

b) Thu lại từ Nhà thầu các phí tổn do hư hỏng, mất mát mà Chủ đầu tư phải chịu và các chi phí thêm khác của việc hoàn thành công trình, sau khi tính đến bất kỳ một khoản nợ nào đối với Nhà thầu. Sau khi đã thu hồi lại từ các mất mát, hư hỏng và các chi phí thêm, Chủ đầu tư sẽ thanh toán phần tiền cân đối còn lại cho Nhà thầu.

=> Điều khoản này là hoàn toàn hợp lý vì khó khăn lắm, chủ đầu tư mới tìm ra được một nhà thầu thích hợp với dự án của mình. Vì thế, khi nhà thầu là nguyên nhân khiến chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng đã khiến cho chủ đầu tư bị mất thời gian để tìm kiếm lại nhà thầu, chậm đưa dự án vào hoạt động, mất tiền để thuê nhà thầu mới có thể với giá cao hơn. Ngoài ra, còn tạo tâm lý hoang mang cho chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án đầu tư của mình. Trên thực tế, chủ đầu tư không hề mong muốn điều này xảy ra.

 

3. Kết Luận

Như vậy, trong một số trường hợp thì chủ đầu tư có thể tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng nếu xét thấy nhà thầu có một số vi phạm liên quan đến chất lượng công trình và an toàn lao động dù đã nhắc nhở nhiều lần mà nhà thầu vẫn không khắc phục.

Nếu thời gian tạm dừng là 112 ngày thì nhà thầu có quyền thông báo kết thúc hợp đồng với chủ đầu tư bằng văn bản vì nhà thầu đã phải trải qua một thời gian dài bảo quản các thiết bị phục vụ cho thi công, lại phải đảm bảo một số lượng nhân công để phục vụ cho việc công trình được thi công trở lại. Làm lỡ các mối làm ăn khác của nhà thầu.

Nếu nhà thầu muốn nhận được thanh toán từ chủ đầu tư thì nhà thầu cần phải liệt kê một cách cụ thể và chính xác nhất tất cả các khoản chi phí mà nhà thầu đã bỏ ra.

Khi nhà thầu là nguyên nhân khiến chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng thì đã khiến cho chủ đầu tư bị mất thời gian để tìm kiếm lại nhà thầu, chậm đưa dự án vào hoạt động, mất tiền để thuê nhà thầu mới có thể với giá cao hơn. Ngoài ra, còn tạo tâm lý hoang mang cho chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án đầu tư của mình. Trên thực tế, chủ đầu tư không hề mong muốn điều này xảy ra.

Trên đây là bài viết điều khoản về tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư (phần 2)  trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Dưới đây là Link của phần 1:

https://luatsuhopdong.com/dieu-khoan-ve-ta…hu-dau-tu-phan-1.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BỞI CHỦ ĐẦU TƯ (PHẦN 1)

Khi tham gia vào bất cứ những giao dịch nào thì các bên đều muốn hoàn tất hợp đồng của mình nhưng không phải lúc nào hợp đồng cũng có thể được tiến hành đến cùng. Vì thế, sẽ có những thời điểm mà hợp đồng bị tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng. Chủ thể chấm dứt có thể là chủ đầu tư hoặc nhà thầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến việc tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư. Tuy nhiên, do đây là một điều khoản dài nên chúng tôi thực hiện tách bài viết ra thành hai phần để quý khách dễ dàng đọc.

 

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

 

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều khoản dưới đây được trích từ hợp đồng thi công nhưng thực chất dựa vào quy định tại điều 17 của nghị định 09/2016

17.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư:

Chủ đầu tư sẽ được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu Nhà thầu:

a) Không thực hiện theo bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc một thông báo theo khoản 17.1 của Hợp đồng này [Tạm ngừng thực hiện công việc của Hợp đồng bởi Chủ đầu tư];

=> Thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng là một trong những nghĩa vụ cơ bản của nhà thầu trong thi thực hiện hợp đồng.

b) Bỏ dở công trình hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng;

=> Mục đích của chủ đầu tư là công trình được hoàn thành mà công trình không được thực hiện đã vi phạm đến quyền cơ bản của chủ đầu tư nên khi nhà thầu không thực hiện thì ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của chủ đầu tư. Bằng sự tính toán của mình thì chủ đầu tư có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng một cách hợp lý để tìm được nhà thầu khác.

C) Không có lý do chính đáng mà …. ngày liên tục không thực hiện công việc theo Hợp đồng;

=> Việc không thực hiện hợp đồng liên tục sẽ khiến cho những dự định của chủ đầu tư bị trì trệ, từ đó gây ra sự chậm đưa công trình vào sử dụng, gây thiệt hại cho chủ đầu tư. Thế nên, chủ đầu tư để bảo vệ quyền lợi của mình thì có thể không tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng nữa.

d) Giao thầu phụ toàn bộ công trình hoặc chuyển nhượng Hợp đồng mà không có sự thỏa thuận của Chủ đầu tư;

=> Chủ đầu tư đã phải bỏ thời gian để tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu vì thế việc tự ý giao thầu phụ toàn bộ công trình hoặc chuyển nhượng hợp đồng là hành vi không tôn trọng chủ đầu tư. Hơn thế nữa, chủ đầu tư cũng đã phải xem xét về yếu tố năng lực tài chính và chuyên môn thì mới chấp nhận nhà thầu chính mà nhà thầu chính lại giao lại hợp đồng cho nhà thầu khác thì có thể ảnh hưởng chất lượng của công trình. Nên việc tự ý chuyển giao hợp đồng được xem là hành vi “chuyển nhượng thầu”, đây là hành vi bị cấm trong xây dựng.

đ) Bị phá sản hoặc vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản, phải thương lượng với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của người quản lý tài sản, người được uỷ quyền hoặc người quản lý vì lợi ích của chủ nợ hoặc đã có hành động hoặc sự kiện nào xảy ra (theo các luật được áp dụng) có ảnh hưởng tương tự tới các hoạt động hoặc sự kiện này;

=> Trong kinh doanh, rất nhiều trường hợp khi công ty tham gia đấu thầu thì có nguồn tài chính rất mạnh nhưng sau khi trúng thầu vì một biến cố nào đó thì tài chính của họ bị sụt giảm, có thể dẫn đến vỡ nợ. Đặc biệt, những dự án phải thi công trong một thời gian dài từ 01 năm trở lên thì có thể gặp trường hợp nhà thầu rơi vào tình trạng đó vì trong 01 năm sẽ diễn ra rất nhiều biến cố. Vì thế, chủ đầu tư cần phải xem xét về năng lực tài chính thực sự của nhà thầu hoặc dự án mà nhà thầu đang tiến hành hoặc sẽ tiến hành trong tương lai. Từ đó, có thể dự báo về khả năng tài chính của nhà thầu khi suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Nếu có ở một trong những trường hợp này, Chủ đầu tư có thể, bằng cách thông báo cho Nhà thầu trước ….. ngày, chấm dứt Hợp đồng và trục xuất Nhà thầu ra khỏi công trường. Tuy nhiên, trong trường hợp của phần (đ) Chủ đầu tư có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

=> Như vậy, chủ đầu tư có thể trục xuất nhà thầu ra khỏi công trường nếu như đã thông báo và nêu rõ lý do. Việc trục xuất này phải được thực hiện nhanh chóng để chủ đầu tư có thể tìm ra được nhà thầu nhằm thực hiện tiếp tục công trình vì nếu để lâu thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình và lộ trình đưa công trình vào hoạt động.

Sự lựa chọn của Chủ đầu tư trong việc quyết định chấm dứt Hợp đồng sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của Chủ đầu tư theo Hợp đồng.

Nhà thầu phải rời công trường và chuyển các vật tư, vật liệu cần thiết, các tài liệu của Nhà thầu và các hồ sơ thiết kế khác của Nhà thầu cho Chủ đầu tư. Tuy nhiên, Nhà thầu sẽ cố gắng hết mức để tuân thủ ngay lập tức các hướng dẫn hợp lý được nêu trong thông báo, bảo vệ tính mạng và tài sản hay cho sự an toàn của công trình.

=> Việc chấm dứt trong trường hợp trên là đúng với quy định của pháp luật, vì thế chủ đầu tư sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này. Tuy nhiên, vì để

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể hoàn thành công trình và sắp đặt cho các đơn vị khác thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị này khi đó có thể sử dụng bất cứ vật tư, vật liệu, tài liệu nào của Nhà thầu và các tài liệu thiết kế khác do Nhà thầu thực hiện hoặc do đại diện Nhà thầu thực hiện.

Chủ đầu tư sẽ thông báo rằng thiết bị của Nhà thầu và các công trình tạm thời sẽ được giải phóng cho Nhà thầu ở tại hoặc gần công trường. Nhà thầu sẽ ngay lập tức sắp xếp để chuyển đi, rủi ro và chi phí cho việc này sẽ do Nhà thầu chịu. Tuy nhiên, nếu đến lúc này mà Nhà thầu còn nợ Chủ đầu tư một khoản thanh toán nào thì Chủ đầu tư được quyền bán chúng để lấy lại tiền. Số tiền dư ra sẽ được trả cho Nhà thầu.

=> Việc nhà thầu nợ chủ đầu tư là việc hiếm thấy nhưng cũng có một số trường hợp hai bên thân quen thì nhà thầu sẽ được chủ đầu tư ứng trước cho một khoản tiền lớn. Nhưng trong quá trình thi công, nhà thầu mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản do phải bồi thường cho một hoặc nhiều công trình khác. Tính đến thời điểm bị phá sản. Nhà thầu chỉ mới hoàn thành 60% giá trị của công trình, trong khi số tiền mà chủ đầu tư đưa là tới 80% công trình. Vì thế, pháp luật cho phép chủ đầu tư có thể bán tài sản của nhà thầu để lại trên công trình để thu về mình khoản tiền trên, còn dư bao nhiêu thì phải trả lại cho nhà thầu theo nguyên tắc thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó.

Trường hợp đặc biệt, Chủ đầu tư có quyền chấm dứt Hợp đồng vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho Chủ đầu tư, bằng cách thông báo cho Nhà thầu việc chấm dứt Hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực sau … ngày sau khi Nhà thầu nhận được thông báo này của Chủ đầu tư hoặc Chủ đầu tư trả lại bảo lãnh thực hiện. Chủ đầu tư sẽ không được chấm dứt Hợp đồng theo khoản này để tự thi công công trình hoặc sắp xếp để cho nhà thầu khác thi công công trình.

=> Trong trường hợp đặc biệt, chủ đầu tư có quyền chấm dứt Hợp đồng vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho Chủ đầu tư. Thực chất, theo điều 15.5 của Fidic thì

“ Chủ đầu tư có quyền chấm dứt hợp đồng vào bất cứ lức nào thuận tiện cho Chủ đầu tư, bằng cách thông báo cho Nhà thầu việc chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực trong vòng 28 ngày sau thời điểm đến sau của việc nhà thầu nhận được thông báo này của chủ đầu tư hoặc Chủ đầu tư trả lại Bảo lãnh thực hiên hợp đồng. Chủ đầu tư không được chấm dứt hợp đồng theo Khoản này để tự thi công Công trình hoặc giao cho nhà thầu khác thi công Công trình hoặc để tránh việc chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu theo Điều 16.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi Nhà thầu]. Sau khi chấm dứt hợp đồng, Nhà thầu phải thực hiện theo Khoản 16.3 [Tạm ngừng Công việc và Di dời Thiết bị của Nhà thầu] và sẽ được thanh toán theo Khoản 16.4 [Thanh toán khi Chấm dứt hợp đồng].

=> Như vậy, chỉ cần báo trước thì chủ đầu tư có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng không được giao cho một người khác hoặc tự thực hiên nó. Trường hợp chấm dứt này thường rơi vào trường hợp: Chủ đầu tư chuyển nơi công tác đột xuất qua một địa phương khác, mất khả năng thanh toán.

3. Kết luận

Đối với trường hợp chủ đầu tư muốn chấm dứt hợp đồng với đơn vị nhà thầu thì cần phải được thỏa thuận rõ trong hợp đồng khi nào được chấm dứt. Các bên nên tham khảo những quy định của pháp luật về các trường hợp chủ đầu tư được quyền chấm dứt hợp đồng để có thể quy định đúng trong hợp đồng. Chủ đầu tư có thể kết thúc hợp đồng khi nhà thầu không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng là một trong những nghĩa vụ cơ bản của nhà thầu trong khi thực hiện hợp đồng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình khi nhà thầu chậm trễ thi công, trì hoãn liên tục thì chủ đầu có thể không tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng nữa.

Việc tự ý chuyển giao hợp đồng được xem là hành vi “chuyển nhượng thầu”, đây là hành vi bị cấm trong xây dựng. Thế nên, chủ đầu tư có quyền chấm dứt hợp đồng với nhà thầu trong trường hợp này.

Chủ đầu tư cần phải xem xét về năng lực tài chính thực sự của nhà thầu hoặc dự án mà nhà thầu đang tiến hành hoặc sẽ tiến hành trong tương lai. Từ đó, có thể dự báo về khả năng tài chính của nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng để tránh trường hợp nhà thầu đang thi công thì bị tuyên phá sản.

Trong quá trình thi công, khi nhà thầu bị phá sản thì Pháp luật cho phép chủ đầu tư có thể bán tài sản của nhà thầu để lại trên công trình để thu về mình khoản tiền trên, còn dư bao nhiêu thì phải trả lại cho nhà thầu theo nguyên tắc thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó.

Ngoài ra, chủ đầu tư có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng với nhà thầu bất cứ lúc nào chỉ cần báo trước. Tuy nhiên, trong trường hợp đó thì chủ đầu tư không được giao cho một người khác hoặc tự thực hiên nó.

Trên đây là bài viết điều khoản về “Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi chủ đầu tư” trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Dưới đây là Link bài viết của phần 2:

https://luatsuhopdong.com/dieu-khoan-ve-tam-ngung-va-cham-dut-hop-dong-boi-chu-dau-tu-phan-2.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐIỆN, NƯỚC, AN NINH CÔNG TRƯỜNG VÀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng thi công xây dựng không chỉ có việc vận chuyển máy móc, thiết bị để thực hiện công việc thi công trên công trường mà còn liên quan đến điện,  nước, an ninh công trường. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến điện, nước, anh ninh công trình và hiệu lực hợp đồng thi công xây dựng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về điện, nước và an ninh công trường

Điều khoản mẫu:

Điều 16. Điện, nước và an ninh công trường

16.1. Điện, nước trên công trường

Trừ trường hợp quy định ở dưới đây, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác mà Nhà thầu cần.

Nhà thầu có quyền sử dụng việc cung cấp điện, nước và dịch vụ khác có thể có trên công trường cho mục đích thi công công trình mà các chi tiết và giá đã được đưa ra trong các yêu cầu của Chủ đầu tư; Nhà thầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn điện, nước để phục vụ thi công công trình. Nhà thầu phải tự mình chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp máy móc thiết bị cần thiết để sử dụng những dịch vụ này và để đo số lượng tiêu thụ.

Số lượng tiêu thụ và số tiền phải trả cho các dịch vụ trên Nhà thầu phải thanh toán theo quy định của Hợp đồng.

=> Theo quy định trên thì bên phải chịu tiền điện, nước là nhà thầu. Thực ra, mặc dù do nhà thầu phải trả nhưng thật chất nhà thầu đã tính hết vào chi phí dự toán cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí thì bên nhà thầu cần sử dụng những máy móc có khả năng tiết kiệm. Thêm vào đó, sau khi sử dụng thì nhà thầu cần có phương án để bảo trì máy móc, che chắn cẩn thận vì nếu máy móc vẫn còn mới thì sẽ tiết kiệm điện và nhiên liệu hơn là máy móc cũ.

16.2. An ninh công trường:

Trừ khi có quy định khác trong những điều kiện riêng:

a) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc cho phép những người không có nhiệm vụ vào công trường;

=> Tức là chỉ những người như: chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu phụ , các kỹ sư của nhà thầu và những người có phận sự liên quan được ghi nhận trong biên bản là có thể đi ra vào công trình. Còn lại thì không được phép. Nhà thầu cũng phải chú ý cả những người được liệt kê ở trên nhằm phát hiện kịp thời hành vi tẩu táng tài sản của họ.

b) Những người có nhiệm vụ được vào công trường gồm nhân lực của Nhà thầu và của Chủ đầu tư và những người khác do Chủ đầu tư (hoặc người thay mặt) thông báo cho Nhà thầu biết.

=> Nhà thầu cần phải nắm rõ thông tin về những người này để quản lý được việc ra vào công trình. Có những cản trở cần thiết để những đối tượng bên ngoài không thể xâm nhập hoặc hạn chế hành vi tẩu táng tài sản từ nội bộ bên trong.

2.2. Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng

Dưới đây là điều khoản mẫu

 Điều 24. Hiệu lực của Hợp đồng

24.1. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày….tháng….năm (hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thoả thuận) và sau khi Chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu.

24.2. Tính pháp lý của Hợp đồng xây dựng:

a) Hợp đồng có hiệu lực là cơ sở pháp lý mà Chủ đầu tư, Nhà thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

b) Hợp đồng có hiệu lực là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp phát sinh ngoài Hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan.

 

Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thi công thì quy định tại khoản 2 – Điều 6 của Nghị định 37/2015.

Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng

  1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng(đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

=> Như vậy, điều luật trên chỉ gợi ý chứ không bắt buộc các bên phải tuân thủ. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực khi các bên tham gia ký kết hợp đồng (doanh nghiệp thì phải có dấu) nhưng đối với trường hợp hợp đồng có đăng ký bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ có từ khi bên giao thầu đã nhận được xác nhận bảo đảm.

Khi đã đến hạn của việc hợp đồng có hiệu lực thì các bên cần phải tuân thủ những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các bên phải tiến hành một cách khẩn trường để nhanh chóng đưa công trình bước vào nghiệm thu.

3. Kết Luận

Bên phải chịu tiền điện, nước là nhà thầu. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí thì bên nhà thầu cần sử dụng những máy móc có khả năng tiết kiệm. Thêm vào đó, sau khi sử dụng thì nhà thầu cần có phương án để bảo trì máy móc, che chắn cẩn thận để tiết kiệm điện.

Chỉ những người như: chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu phụ , các kỹ sư của nhà thầu và những người có phận sự liên quan được ghi nhận trong biên bản là có thể đi ra vào công trình. Còn lại thì không được phép. Nhà thầu cũng phải chú ý cả những người được liệt kê ở trên nhằm phát hiện kịp thời hành vi tẩu táng tài sản của họ.

Nhà thầu cần phải nắm rõ thông tin về những người này để quản lý được việc ra vào công trình. Có những cản trở cần thiết để những đối tượng bên ngoài không thể xâm nhập hoặc hạn chế hành vi tẩu táng tài sản từ nội bộ bên trong.

Về hiệu lực hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là khi các bên tham gia ký kết hợp đồng (doanh nghiệp thì phải có dấu) nhưng đối với trường hợp hợp đồng có đăng ký bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ có từ khi bên giao thầu đã nhận được xác nhận bảo đảm.

Trên đây là bài viết điều khoản về Hiệu lực của điều khoản về điện, nước và an ninh công trường trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.