PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Khi các bên tiến hành thực hiện hợp đồng, sẽ có những thời điểm mà cơm chẳng lành, canh không ngọt. Vào lúc đó, các bên sẽ nghĩ đến việc phải giải quyết tranh chấp. Trong hợp đồng thông thường sẽ có ghi nhận về điều khoản giải quyết tranh chấp. Bài viết này sẽ tập trung vào các phương án giải quyết tranh chấp mà các bên thường sử dụng

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Bộ luật lao động 2012

– Luật trọng tài thương mại 2010

– Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại

– Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động

– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

2. Nội dung

Có tổng cộng 4 phương pháp để giải quyết tranh chấp:

+ Thương lượng

+ Hòa giải

+ Trọng tài thương mại

+ Tòa Án

2.1. Thương lượng

Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Tại điều 317 của Luật thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp:

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

  1. Thương lượng giữa các bên.
  2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
  3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhất, khi các bên sẽ không phải tốn tiền thuê bên trung gian khác, duy trì được mối quan hệ làm ăn, bảo mật vụ việc, không đòi hỏi thủ tục phức tạp

Ví dụ: A ký hợp đồng mua 1 tấn gạo tẻ của B. Sau khi giao hàng A mới phát hiện trong đó có tới 300kg gạo nở, từ đó A gửi mail yêu cầu gửi lại 300kg và phạt vi phạm là 8% giá trị chuyên lệch giữa gạo tẻ với gạo nở.

Nếu A gửi mail yêu cầu hai bên thương lượng mà B đồng ý thì mọi chuyện có thể được giải quyết. Tuy nhiên, nếu hai bên đã ký vào văn bản thương lượng cuối cùng mà sau đó B lật long không thực hiện thì cũng không có chế tài nào dành cho B cả. Đây là điểm yếu của phương pháp này, vì nó không có tính ràng buộc pháp lý. Đòi hỏi tính trung thực và thiện chí của các bên.

2.2. Hòa giải

So với phương án thương lượng thì phương án hòa giải cũng được áp dụng khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động

Đối với trường hợp hòa giải viên trong hợp đồng lao động thì quy định tại điều 201 của luật lao động như sau:

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

  1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
  2. a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  3. b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  4. c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  5. d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
  2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

  1. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Như vậy, hòa giải trong lao động là điều đầu tiên phải thực hiện trước khi người lao động tiến hành khởi kiện tại tòa.

Gần đây đã xuất hiện theo hòa giải viên thương mại quy định tại nghị định 22/2017/NĐ – CP. Trình tự, thủ tục quy định tại điều 14:

Điều 14. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

  1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng củacác bên và được các bên chấp thuận.
  2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
  3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Điều 15. Kết quả hòa giải thành

  1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quảhòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
  2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:

a) Căn cứ tiến hành hòa giải;

b) Thông tin cơ bản về các bên;

c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;

d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

  1. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
  2. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyếttranh chấp theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Công nhận kết quả hòa giải thành

Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Như vậy, các quy định về trình tự thủ tục hòa giải cho phép các bên tự lựa chọn trình tự thủ tục để hòa giải. Tuy nhiên, điều mà các bên quan tâm nhất chính là tính hiệu lực pháp lý của kết quả hòa giải thành

Tại điều 416 và điều 417 của BLTTDS 2015 quy định về việc này. Cụ thể như sau:

Điều 416. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.

Điều 417. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

  1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
  3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
  4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Như vậy chỉ cần những đáp ứng đủ những điều kiện được thực hiện theo nghị định 22/2017/NĐ-CP và các quy định tại 2 điều trên thì kết quả hòa giải thành sẽ có hiệu lực thi hành như bản án.

Đây là phương pháp giải quyết tranh chấp tương đối tiết kiệm thời gian và chi phí so với trọng tài thương mại, có khả năng bảo mật, có thể giữ được mối quan hệ giữa các bên, đi theo xu hướng giải quyết của thới giới. Nên rất có thể sẽ phổ biến tron thời gian tới.

Dưới đây là so sánh biểu phí giữa trọng tài thương mại và hòa giải tại trung tâm VIAC:

Biểu phí trọng tài thương mại

   Trị giá vụ tranh chấp                        Phí trọng tài (đã bao gồm VAT)
100.000.000 trở xuống 16.500.000
100.000.001 đến 1.000.000.000 16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000
1.000.000.001 đến

5.000.000.000

85.800.000 + 4,4% số tiền vượt quá 1.000.000.000

 

Biểu phí hòa giải

 

2.3. Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương án giải quyết tranh chấp thường được các bên áp dụng để bảo mật thông tin cũng như tiết kiệm được thời gian.

Luật trọng tài thương mại 2010 không quy định rằng thủ tục sẽ phải diễn ra như thế nào. Điều này đồng nghĩa Cho phép các trung tâm trọng tài được quyết định trình tự thủ tục.

Tuy nhiên, từ điều 30 tới điều 67 của luật trọng tài thương mại có quy định về nội dung của quá trình khởi kiện, chọn trọng tài, thẩm quyền thu thập chứng cứ của các trọng tài cho đến thi hành phán quyết của trọng tài.

Dưới đây là quy trình tố tụng trọng tài tại VIAC

 

+ Hiệu lực pháp lý:

Điều 65. Tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài

Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.

Điều 66. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài

  1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
  2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Điều 67. Thi hành phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Như vậy, do bản chất của phán quyết trọng tài là không có hiệu lực thi hành nên khi trung tâm trọng tài gửi phán quyết cho các bên thì họ sẽ tự giải tán. Vì chỉ duy nhất cơ quan nhà nước mới có quyền lực trong việc thi hành án. Thế nên, chỉ cần làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thì bên được thi hành sẽ đảm bảo tính hiệu lực của phán quyết tương tự như đối với bản án của tòa án ban hành.

2.4. Tranh chấp tại tòa án

Ngày nay, với sự đa dạng trong cách chọn phương án giải quyết tranh chấp thì tòa án đã có thể giảm tải bớt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, đây lại là phương thức truyền thống cũng như có sự can thiệp của quyền lực nhà nước.

Tuy nhiên, thủ tục của mô hình này khá phức tạp. Chúng tôi xin được tóm tắt quy trình như sau:

 

 

Từ sơ đồ kể trên, có thể thấy thủ tục này rất nhiều rắc rối. Bên khởi kiện phải chú ý về thời hiệu khởi kiện, các chứng cứ hợp pháp, tiền đóng án phí.

Dưới đây là thời hiệu của một số vụ án khi giải quyết tranh chấp tại tòa:

Theo quy định tại Điều 429 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Về thời hiệu thừa kế, theo quy định tại Điều 623 của BLDS năm 2015 thì:Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện còn dựa vào tùy loại vụ án khởi kiện, nếu dính dáng tới bất động sản thì có thể kéo dài.

Thậm chí quy định tại Điều 155 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

– Trường hợp khác do luật quy định.

+ Chứng cứ được cho là hợp pháp quy định tại điều 95 của Bộ luật dân sự:

Quy định: Điều 95

+ Tiền án phí:

Đầu tiên, phải có một bên chịu tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, quy định này quy định tại điều 25 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Quy định: Điều 25

Tùy trường hợp mà nguyên đơn hay bị đơn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tiền tạm ứng án phí quy định tại điều 7 của quyết định.

Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

  1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
  2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

+ Tiền án phí dân sự sơ thẩm do bên nào chịu quy định tại điều 26 của bộ luật tố tụng dân sự.

Quy định: Điều 26

Như vậy, các bên phải cân nhắc về việc chứng cứ của mình sẽ mang lại thắng lợi trước khi kiện vì nếu không cân nhắc yếu tố này thì có thể phải chịu thêm cả nghĩa vụ về án phí không hề rẻ

Dưới đây là án phí cho từng loại tranh chấp hợp đồng

Án Phí: DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ.mht

 

 

Tóm lại, theo chúng tôi, các bên nên tiến hành từng bước để giải quyết tranh chấp theo thứ tự nêu trên để giảm thiểu thiệt hại và thời gian. Trước khi ký kết hợp đồng phải nghiên cứu thật kỹ nhiều yếu tố như giá, phương thức thanh toán của thị trường. Khi thực hiện hợp đồng phải thực sự trung thực và thiện chí để tránh phải dẫn đến tranh chấp. Công ty Luật Minh Mẫn chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ cho quý khách về hợp đồng từ khâu chuẩn bị ký kết, ký kết cho đến khâu giải quyết tranh chấp.