NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG

Ngày nay, khi kinh tế phát triển thì số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ký kết hợp đồng ngày càng nhiều. Mỗi quốc gia sẽ sử dụng mỗi ngôn ngữ riêng, nếu được sử dụng ngôn ngữ của mình để giao kết thì sẽ rất có lợi cho họ. Do đó, các bên rất muốn biết pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng ngôn ngữ nào để giao kết hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức về nó.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP

2. Nội dung

2.1. Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong giao kết hợp đồng

Theo quy định của khoản 1 điều 119 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Tương tự tại điều 24 và 74 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ:

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

  1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ

  1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Như vậy, luật không bắt buộc là các bên sẽ lựa chọn ngôn ngữ nào để giao kết trong hợp đồng. các bên có thể thỏa thuận

Trong thực tế, mua bán hàng hóa và dịch vụ là hai lĩnh vực có rất nhiều những nhà đầu tư nước ngoài tham gia ký kết. Do đó, ở hai lĩnh vực này luôn tồn tại các hợp đồng song ngữ Việt và Anh.

2.2. Một số hợp đồng phải sử dụng bằng tiếng việt

Tuy là ngôn ngữ là do các bên thỏa thuận nhưng có một số lĩnh vực hợp đồng bắt buộc phải sử dụng tiếng việt.

Quy định tại điều 9 của Luật bưu chính 2010 như sau:

Điều 9. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản

  1. Hợp đồng giao kết bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.

Quy định tại điều 11 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

Điều 11. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng

  1. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
  2. Đối với hợp đồngxây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.

Như vậy, trước khi tham gia ký kết hợp đồng thì các bên cần phải tham khảo xem những quy định của pháp luật về lĩnh vực hợp đồng đó có quy định gì riêng liên quan đến ngôn ngữ hay không. Nếu phải sử dụng tiếng việt thì phải sử dụng, nếu sử dụng tiếng anh hoặc tiếng khác thì kèm  theo tiếng việt để tránh gây ra sự rắc rối cho các bên sau này.

Trên đây là bài viết về ngôn ngữ dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG