NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN BẢO VỆ QUYỀN TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG

Nền kinh tế phát triển được như ngày hôm nay là nhờ vào trí tuệ của con người. Vì thế, ngày nay quyền sở hữu trí tuệ đang được pháp luật bảo vệ. Không trừ cả những điều khoản quy định trong hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cho đọc giả những vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật lao động 2012

– Luật thương mại 2005

– Luật sở hữu trí tuệ 2005

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Trong khi ký kết hợp đồng thì các hợp đồng về mua bán, lao động và sở hữu trí tuệ là ba loại hợp đồng có quy định về các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhất.

Đối với loại hợp đồng mua bán thì có xuất hiện các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ kiểu dáng và mẫu mã cũng như kết cấu của sản phẩm. Tức là nhằm tránh đối tác bắt chước về kết cấu cũng như hình thức của sản phẩm để trục lợi cho công ty mình.

Đối với hợp đồng lao động thì sẽ xuất hiện điều khoản buộc người lao động phải bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty hoặc người sử dụng lao động buộc không được tiết lộ thông tin về sản phẩm có đăng ký sở hữu trí tuệ của người lao động, cái mà được người lao động sử dụng để cống hiến cho công ty. Một số trường hợp, người sử dụng lao động còn quy định người lao động không được làm cho một công ty của đối tác trong thời hạn nhất định, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại

Đối với hợp đồng về sở hữu trí tuệ thì tiêu biểu là hợp đồng về nhượng quyền thương mại hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong đó, các bên trong giao kết ngoài ràng buộc nhau các điều khoản về việc không được tự ý sử dụng bí mật kinh doanh, thì còn phải ràng buộc luôn cả nhân viên công ty mình về khoản không được tiết lộ bí mật.

2.2. Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi giao kết hợp đồng mua bán thì mục đích chính của các bên khi giao kết đó là người nhận được hàng, kẻ hái ra tiền. Thế nên, những tưởng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Người mua đôi khi hám lợi mà có thể ăn cắp mẫu mã và thành phần của hàng hóa nhằm trục lợi. Thế nên, việc đầu tiên muốn quy định về điều khoản buộc bên kia phải bảo vệ nhãn hiệu hoặc sở hữu công nghiệp của hàng hóa thì phải tiến hành đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyển. Sau đó, bên bán đưa điều khoản về buộc bồi thường thiệt hại tới bên mua mới có căn cứ được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: cáp Samsung có đăng ký sở hữu trí tuệ, bộ quần áo Puma, Nike, Adidas, đồng hồ giả mạo Rolex, Piguet, Chanel, Tagheuer, Breitling, ví Gucci. Đây là những sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, luật cũng quy định về một số trường hợp người bán không được bảo hộ về sở hữu trí tuệ. Như quy định tại điều 46 của luật thương mại như sau:

Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá

  1. Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.
  2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

Những quy định về sở hữu trí tuệ về hàng hóa đã nói rõ không cho phép bán hàng hóa bán những loại hàng hóa vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ

Cáp Samsung có đăng ký sở hữu trí tuệ, bộ quần áo giả mạo Puma, Nike, Adidas, đồng hồ giả mạo Rolex, Piguet, Chanel, Tagheuer, Breitling, ví giả mạo Gucci. Đối với những hàng hóa này đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì nó là hàng giả. Nếu như có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng giữa các bên ký kết sẽ không được bảo vệ bởi pháp luật.

Còn tại khoản 2 điều trên thì nêu rõ ràng, pháp luật sẽ không bảo vệ những phát sinh tranh chấp về sở hữu trí tuệ nếu như nó xuất phát từ việc bên bán tự cung cấp các dự liệu và buộc bên mua phải tuân thủ theo những yêu cầu của bên mua.

2.3. Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng lao động

Về lĩnh vực lao động thì các bên thông thường sẽ quy định một số điều khoản như người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh, cũng như điều khoản về việc sẽ không làm việc cho các công ty ở cùng lĩnh vực trong vòng một thời hạn nhất định.

Quy định tại điều 19 của Bộ luật lao động 2012 về nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:

Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động

  1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
  2. Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Như vậy, luật lao động mặc dù bảo vệ nhiều hơn cho người lao động. Tuy nhiên, nó vẫn cho phép người lao động đảm bảo các quyền va lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, họ được bảo vệ về bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ. Quy định này thường áp dụng với người quản lý cao cấp, kỹ thuật viên cao cấp và những người khác có nghĩa vụ giữ bí mật cho doanh nghiệp. Trong đó, có thể bắt họ không được làm việc cho công ty có hoạt động kinh doanh liên quan từ 1 đến 2 năm hoặc không được mở công ty có liên quan đến hoạt động đó để cạnh tranh với họ.

2.4. Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng có liên quan sở hữu trí tuệ

2.4.1. Hợp đồng nhượng quyền

Nhượng quyền là một thủ tục xảy ra rất phổ biến hiện nay, trong đó một bên sẽ chuyển toàn bộ bí mật kinh doanh của mình, có khi là cả công thức, nhân viên, địa điểm để bên còn lại tiến hành hoạt động kinh doanh để sinh lời. Đổi lại họ sẽ được nhận một khoản tiền kết xù, có khi lên đến vài tỷ USD từ bên nhận chuyển nhượng. Nhưng bản chất cũng chỉ là nhượng quyền mà thôi, nên bên nhượng quyền cũng phải tạo ra thật nhiều điều khoản nhằm tránh bên được nhượng quyền lợi dụng chuyển giao cho một bên khác, thậm chí là ngay cả điều khoản về việc nhân viên của bên được nhường quyền không được tiết lộ những bí mật kinh doanh cũng phải được quy định trong hợp đồng.

2.4.2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ thì sẽ có quy định về điều khoản đối tượng được chuyển giao công nghệ. Đa số các đối tượng này đều là những đối tượng cần phải được đăng ký về sở hữu trí tuệ. Ví dụ:

– Bí quyết kỹ thuật ( là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);

– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Thế nên, các bên cần phải đăng ký những đối tượng này trước khi ký kết hợp đồng chuyển giao. Mặc khác, phải quy định thật ngặt nghèo để bên nhận chuyển giao không lợi dụng sơ hở nhằm bán bí quyết cho bên khác với giá hời hơn. Có thể quy định thêm cả điều khoản buộc nhân viên của bên mua phải bảo vệ những bí mật kỹ thuật này.

3. Kết Luận

Tóm lại, các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, không nên xem nhẹ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để đối tác lợi dụng gây thiệt hại về kinh tế cho công ty mình. Ngoài những mục đích giao kết chính như hợp đồng mua bán thì cần phải quy định về giá cả và loại hàng hóa, hợp đồng lao động thì quy định về tiền lương làm, thời gian làm, hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ thì ghi nhận điều khoản về thỏa thuận không được tiết lộ bí mật kinh doanh. Thì tất cả các loại hợp đồng này cần quy định thêm điều khoản về sở hữu trí tuệ.

Trên đây là bài viết về điều khoản về sở hữu trí tuệ của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN BẢO VỆ QUYỀN TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG