Khi thực hiện hợp đồng thì sẽ xuất hiện một số trường hợp, một trong hai bên không muốn tiếp tục duy trì hợp tác với bên còn lại. Trong trường hợp này, bên không muốn duy trì đó sẽ có thể thỏa thuận để chấm dứt. Tuy nhiên, có một số trường hợp vì để giảm thiệt hại ngay tức khắc hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ không còn nữa nên một bên sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bài viết này sẽ tập trung về việc trong trường hợp nào thì các bên có thể chấm dứt hợp đồng mà không trái với quy định của pháp luật.
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Bộ Luật Dân Sự 2015
2. NỘI DUNG
Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Quy định này chỉ là quy định chung cho tất cả các loại hợp đồng, mỗi loại hợp đồng sẽ có những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng khác nhau.
Từ quy định trên có thể thấy, nhà làm luật cho phép các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần phải bồi thường miễn là thỏa mãn các điều kiện ở các khoản ở trên.
Nhưng bên muốn chấm dứt đó phải thông báo cho bên còn lại về sự chấm dứt này. Do nếu như không thông báo, bên đang thực hiện hợp đồng sẽ không biết để tiềm chủ thể thay thế hoặc phương án khắc phục hậu quả
Ví dụ: A ký hợp đồng giao 200 kg thịt bò cho doanh nghiệp B với giá 40 triệu đồng mỗi ngày, hợp đồng được ký trong vòng 01 năm. Sau 1 tuần giao hàng, B phát hiện A giao thịt bò giả khi kiểm định lại. Nên B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với A và yêu cầu B phải bồi thường do vi phạm hợp đồng thông qua thông báo chính thức. Dù A đã muốn ngồi lại đàm phán nhưng B vẫn không chấp nhận vì hành vi gian dối của A.
Trong trường hợp này, B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng khi áp dụng khoản 1 – Điều 428 ở trên.
Một trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng mà phải bồi thường thiệt hại đó trong Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hai bên thông thường sẽ ký với nhau một hợp đồng đặt cọc trước khi thực hiện phần còn lại của hợp đồng
Tại điều 328 của BLDS quy định
Điều 328. Đặt cọc
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Về số tiền bắt buộc đặt cọc thì do hai bên thỏa thuận, do không có bất kỳ quy định của pháp luật quy định về điều ấy.
Nên trong giao dịch bình thường, có rất nhiều trường hợp người mua đặt cọc 100 triệu đồng (thông thường) cho bên bán, rồi có vấn đề về tài chính nên không mua đất nữa. Dẫn đến, bị mất luôn tiền cọc.
Tóm lại, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là được pháp luật cho phép chỉ cần tuân thủ những quy định tại Điều 428 của BLDS. Tuy nhiên, về những trường hợp chi tiết hơn của từng loại hợp đồng sẽ có trong những bài viết sau. Công ty Luật Minh Mẫn cảm ơn các quý đọc giả đã đón đọc.