Bài viết trước, chúng ta đã phân tích về quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê trong hợp đồng thuê khoáng tài sản. Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích về quyền và nghĩa vụ của bên thuê khi tham gia ký kết hợp đồng.
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật dân sự 2015
2. Nội dung
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoáng
ĐIỀU 7
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
- Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
- Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận và báo cho Bên A theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản;
- Báo cáo kịp thời tình hình tài sản thuê khoán nếu Bên A có yêu cầu hoặc đột xuất;
- Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
- Trả đủ tiền thuê khoán tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;
- Trả lại tài sản thuê khoán khi hết hạn hợp đồng;
- Không được cho thuê khoán lại tài sản thuê khoán, nếu không có sự đồng ý của Bên A;
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
- Báo trước cho Bên A thời hạn ………………………nếu đơn phương đình chỉ thực hiện Hợp đồng;
- Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
- Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
- …………………
- Bên B có các quyền sau đây:
- Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận;
- Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích;
- Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận) nhưng vẫn phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán;
- Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán (nếu tài sản thuê khoán là súc vật) (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
2.2. Nghĩa vụ của bên thuê khoáng
Bên thuê khoáng có nghĩa vụ được nêu ở trên như: Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận; Báo cáo kịp thời tình hình tài sản thuê; Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán; Trả đủ tiền thuê khoán tài sản; Trả lại tài sản thuê khoán; Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán; Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán; Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng.
Chúng ta căn cứ vào những quy định của pháp luật để xem những quy định trên là có phù hợp với quy định của pháp luật hay không.
Điều 488. Trả tiền thuê khoán và phương thức trả.
- Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.
- Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.
- Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.
Quy định của luật đã nói rõ là bên thuê phải trả tiền đầy đủ cho bên cho thuê cho dù có khai thác hay không. Tùy vào thời vụ, chu kỳ thì bên cho thuê khoáng phải thanh toán tiền thuê cho bên thuê khoáng. Bên cho thuê có yêu cầu về việc bên thuê phải thực hiện một công việc nhất định, bên thuê không được làm khác với thỏa thuận
Điều 489. Khai thác tài sản thuê khoán
Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Việc khai thác tài sản đúng mục đích: nuôi heo thì phải nuội heo, trồng rừng thì phải trồng rừng.
Điều 490. Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán
- Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.
Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.
- Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.
Như vậy, mặc dù bên thuê không phải trả lại những chi phí hao mòn tự nhiên. Ví dụ: bên cho thuê cho thuê máy móc để làm nên chả lụa thì máy móc khi hoạt động để làm ra chả lụa sẽ bị hao hục, thế nên bên cho thuê không thể đòi hỏi tình tranh máy móc vẫn còn nguyên như lúc ban đầu. Nhưng nếu máy mọc bị hư, gia cầm, gia súc bị trộm, bị xổng chuồng thì bên thuê khoáng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại đó. Tức là, tài sản thuê khoáng vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê nên bên thuê phải bảo quản, sữa chữa khi nó hư hỏng.
Nhìn vào các nghĩa vụ trên và so sánh với nghĩa vụ của bên cho thuê thì bên thuê có rất nhiều những nghĩa vụ cần phải thực hiện. Trong đó, nghĩa vụ trả đủ tiền thuê khoáng; Trả lại tài sản thuê khoán là nghĩa vụ rất cơ bản mà bên thuê khoáng cần phải thực hiện. Bên thuê khoáng còn phải chịu một nửa thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra.
2.3. Quyền của bên thuê tài sản
Nhận tài sản thuê khoán theo đúng thỏa thuận; Khai thác công dụng tài sản thuê khoán theo đúng mục đích; Thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán (nếu có thỏa thuận); Được hưởng một nửa số súc vật sinh ra trong thời hạn thuê khoán.
Trong các quyền được liệt kê ở trên thì chỉ có điều khoản cuối cùng có thể được xem là một quyền tuyệt đối của bên thuê khoáng vì các điều khoản còn lại phải dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Điều khoản được hưởng một nửa số súc vật sinh ra là đúng với sự công bằng theo quy định của pháp luật.
Cụ thể tại điều 491 của bộ luật dân sự như sau:
Điều 491. Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán
Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên thuê khoáng tiến hành khai thác công dụng của tài sản thuê khoáng thì phải chịu rất nhiều rủi ro, cho dù có bị thiệt hại thì bên thuê khoáng vẫn phải đóng tiền thuê khoáng. Thế nên, lẽ công bằng là bên thuê khoáng sẽ được nhận một nửa trong số những lợi tức mà mình thu được từ tài sản thuê khoáng của bên cho thuê. Quyền lợi cũng đi đôi với nghĩa vụ, bên thuê phải chịu thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra là với số lương là một nửa.
3. Kết Luận
Khi tham gia giao kết hợp đồng, bên thuê khoáng tài sản cần phải tham khảo quy định rất chặt chẽ của bộ luật dân sự 2015. Theo bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ của bên thuê khoáng là rất nhiều so với bên cho thuê. Đó là các nghĩa vụ như: Khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích thỏa thuận; Báo cáo kịp thời tình hình tài sản thuê; Bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán; Trả đủ tiền thuê khoán tài sản; Trả lại tài sản thuê khoán; Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán; Trả cho Bên A một nửa số súc vật được sinh ra trong thời hạn thuê khoán; Chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng.
Trên đây là bài viết quyền và nghĩa vụ của bên thuê khi giao kết hợp đồng thuê khoáng tài sản dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.