Ngày nay, người lao động ngoài việc được hưởng tiền lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động còn sẽ được hưởng những chế độ bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài việc phải đóng tiền bảo hiểm xã hội thì người lao động cần biết được mức đóng mỗi tháng là bao nhiêu và thủ tục đóng, lấy tiền bảo hiểm như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho các qúy đọc giả về điều này.
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sau đây gọi tắt là LBHXH)
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành
– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
– Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
– Quyết định 929/QĐ-BHXH năm 2018 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2. Nội dung
2.1. Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội
Đầu tiên, để tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải chuẩn bị những giấy tờ sau để đăng ký bảo hiểm xã hội. Căn cứ tại Quyết định 929/2018 thì:
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia lần đầu (Doanh nghiệp): Bản chính (02 bản)
- Giấy phép hoạt động: (01 bản) Bản sao có chứng thực
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BHN: Bản chính (02 bản)
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia lần đầu (02 bản/ người): Bản chính (02 bản)
- Thang bảng lương có đóng dấu của phòng lao động thương binh và xã hội của quận, huyện: Bản chính (02 bản).
- Hợp đồng lao động của mỗi lao động tham gia bảo hiểm.
- Bảng kê thông tin: Bản chính (02 bản).
- Tờ Khai người nộp hồ sơ: Bản chính (2 bản)
Nếu là người khác đi nộp thì phải có cả chứng minh nhân dân phô tô chứng thực và giấy ủy quyền.
– Thời hạn: Không quá 05 ngày làm việc.
– Cơ quan: Bảo Hiểm xã hội quận hoặc huyện.
2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội
Sau khi hồ sơ đăng ký bảo hiểm đã hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày, bảo hiểm xã hội sẽ cấp sổ bảo hiểm và thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
Kể từ đó, người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện việc đóng bảo hiểm qua đóng trực tiếp cho BHXH cấp huyện hoặc đóng trực tiếp cho Đại lý thu.
- Bảo hiểm bắt buộc: Theo quy định pháp luật hiện hành
+ Người lao động đóng: 8% BHXH và 1,5%BHYT ; 1% BHTN
=> Các mức đóng này theo quy định của pháp luật như sau:
+ Đối với bảo hiểm xã hội: theo quyết định của 595/2017 thì số phần trăm mà người lao động cần đóng là 8% số tiền lương hàng tháng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 – điều 13 của nghị định 43/2018 thì Người sử dụng lao động thì đóng cho người lao động 17,5% tiền lương hàng tháng trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
+ Đối với bảo hiểm y tế: Người lao động đóng bảo hiểm y tế là 1,5%, người sử dụng lao động thì đóng 3% cho người lao động.
+ Đối với bảo hiểm thất nghiệp: Quy định tại khoản 1 – điều 57 của Luật Việc Làm thì người lao động đóng 1% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương.
* Tiền lương tháng dùng để đóng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội: Là tiền lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp khác. Nếu cao hơn mức lương cơ sở 20 lần thì sẽ chỉ đóng dựa trên 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 theo quy định tại điều 3 của nghị định 38/2019.
Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc | Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc |
– Tiền lương;
– Phụ cấp chức vụ, chức danh; – Phụ cấp trách nhiệm; – Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; – Phụ cấp thâm niên; – Phụ cấp khu vực; – Phụ cấp lưu động; – Phụ cấp thu hút; – Các phụ cấp có tính chất tương tự; – Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. |
– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ LLĐ 2012;
– Tiền thưởng sáng kiến; – Tiền ăn giữa ca; – Khoản hỗ trợ xăng xe; – Khoản hỗ trợ điện thoại; – Khoản hỗ trợ đi lại; – Khoản hỗ trợ tiền nhà ở; – Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ; – Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ; – Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; – Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; – Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động; – Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; – Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; – Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. |
3. Kết Luận
Khi tham gia ký kết hợp đồng lao động thì người lao động rất quan tâm đến các chế độ bảo hiểm xã hội dành cho mình. Người sử dụng lao động cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật để biết cần nộp hồ sơ ban đầu để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội Người lao động nên nghiên cứu những quy định của pháp luật để biết được mức đóng của mình là bao nhiêu.
Trên đây là bài viết điều khoản về đăng ký bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm xã hội trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.
Để có thể được tư vấn thêm và thực hiện các trình tự đăng ký bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền. Quý khách vui lòng liên hệ chuyên viên về tiến hành các thủ tục bảo hiểm xã hội.
MS. Minh Hiền: 0909.216.116
Email: minhhien@luatminhman.vn