TỶ GIÁ NGOẠI TỆ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật đầu tư ở Việt Nam đã quy định mở hơn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì sẽ có một bên là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Vì thế, họ sẽ mong muốn có thể được chấp nhận việc sử dụng ngoại tệ khi tham gia ký kết hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức pháp luật liên quan đến tỷ giá ngoại tệ khi giao kết hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự mới nhất năm 2015 (BLDS)

– Pháp lệnh ngoại hối năm 2005

– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối do Văn phòng Quốc hội ban hành

– Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi

– Nghị định 08/2015/nđ-cp quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

2. Cách thức sử dụng ngoại tệ trong điều khoản về thanh toán tiền trong hợp đồng

Tại điều 433 của BLDS quy định cụ thể về giá và phương thức thanh toán như sau:

Điều 433. Giá và phương thức thanh toán

  1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Từ đó, có thể thấy nhà làm luật cho phép hai bên thỏa thuận về giá cả khi tham gia ký kết hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bên muốn thỏa thuận thế nào cũng được.

Ví dụ: Giá trị của một mảnh đất không thể thỏa thuận với giá trị là 10 triệu đồng, bởi nó còn phải chịu sự điều chỉnh về khung giá đất do nhà nước quy định cũng như dự trù những trường hợp các bên giao kết hợp đồng giả mạo nhằm che dấu một mục đích khác.

Điều mà bài viết này muốn nhấn mạnh, đó chính là trong điều khoản về thanh toán của hợp đồng, các bên có được sử dụng ngoại tệ để giao dịch hay không. Câu trả lời là không

Căn cứ vào quy định tại  Điều 22 của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy,các bên không được sử dụng ngoại hối trong khi giao dịch. Vì theo lập luận của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì nếu có chuyện này xảy ra thì đây được xem là hành vi tự ý điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài.

Tuy nhiên, trong thực tế các bên vẫn có thể gián tiếp sử dụng ngoại hối trong giao dịch dân sự. Bởi quy định tại khoản 3 – Điều 21 của Nghị định 08/2015/nđ-cp quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan như sau:

Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

  1. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.

 

Ví dụ: A là người quốc tịch Mỹ ký hợp đồng mua bán linh kiện điện tử với B là người quốc tịch Việt Nam. Trong đó, A muốn trả 2.000 USD cho số hàng đó, A không có tiền Việt Nam. Hai bên giao kết hợp đồng vào ngày thứ sáu, 09/04/2019. Dĩ nhiên, nếu như quy định số tiền đó vào điều khoản thì nó sẽ bị vô hiệu. Thê nên, cách quy định ngoại tệ cho hai bên đó là dựa vào khoản 3 ở trên.

Cụ thể: chúng ta sẽ áp dụng tỷ giá USD cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề ngày 01/04/2019 với đồng Việt Nam 23,150 VNĐ/1 USD. Thì số tiền vào thời điểm đó là: 2.000 x 23,150= 46,300,000 VNĐ do đây là trường hợp phải chuyển khoản (Sẽ nếu căn cứ ở bài viết tiếp theo) nên A sẽ mua để chuyển khoản cho B số tiền đó.

3. Những ngoại tệ không được công bố tỷ giá

Theo quy định tại khoản 3 – Điều 21 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan về  Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Ví dụ: USD/VND = 22.655 và USD/EUR = 0,84 -> EUR/VND = 22.655/0,84 = 26970.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG