ĐIỀU KHOẢN VỀ GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN (PHẦN 2)

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau phân tích những khía cạnh liên quan đến giá hợp đồng và tạm ứng. Bài viết này sẽ phân tích những khía cạnh về việc đơn vị nhà thầu tiến hành thanh toán tiền bị giữ lại, hồ sơ thanh toán, đồng tiền và hình thức thanh toán.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 8

Điều 8. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

8.5. Thanh toán tiền bị giữ lại

Chủ đầu tư sẽ thanh toán toàn bộ các khoản tiền bị giữ lại cho Nhà thầu khi các bên đã đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và khi Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định tại Điều 19 [Bảo hiểm và Bảo hành]

=> Điều khoản này quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, giúp chủ đầu tư hạn chế được rủi ro nhà thầu hoàn thành xong công trình nhưng lại không tiến hành bảo hành như đã thỏa thuận. Gia cố thêm việc nhà thầu phải cố gắng hoàn thành công trình một cách trọn vẹn để thời gian thu lại tiền thanh toán sẽ ngắn hơn. Mặt khác, nếu như bên nhà thầu không tiến hành bảo hành như đã cam kết, chủ đầu tư có thể dùng khoản tiền trên để tiến hành bảo hành.

8.6. Đồng tiền và hình thức thanh toán

a) Đồng tiền thanh toán: giá hợp đồng sẽ được thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) và …..(Ngoại tệ nếu có và ghi rõ thời điểm và ngân hàng, loại ngoại tệ và tỷ giá thanh toán tương ứng).

b) Hình thức thanh toán: thanh toán bằng hình thức chuyển khoản (trường hợp khác do các bên thoả thuận).

=> Về việc có được thanh toán bằng ngoại tệ hay không thì các bên bắt buộc phải ghi nhận trong hợp đồng là thanh toán bằng đồng Việt Nam vì căn cứ vào quy định tại  Điều 22 của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối[21]

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy,các bên không được sử dụng ngoại hối trong khi giao dịch. Vì theo lập luận của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì nếu có chuyện này xảy ra thì đây được xem là hành vi tự ý điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài.

Cho dù có sự quy đổi từ đô la sang tiền Việt trên hợp đồng thì điều này cũng không được pháp luật công nhận.

Về hình thức thanh toán thì các bên có thể thanh toán theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, nếu là hình thức tiền mặt thì các bên cần phải có giấy biên nhận tiền, mỗi bên giữ một bảng để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Nếu chuyển khoản thì chỉ cần giữ giấy biên nhận.

8.7. Hồ sơ thanh toán:

a) Giá hợp đồng trọn gói:

– Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán (theo mẫu biên bản nghiệm thu chất lượng có ghi khối lượng) có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư hoặc đại diện Nhà tư vấn (nếu có) và đại diện Nhà thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

– Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư hoặc đại diện Nhà tư vấn (nếu có) và đại diện Nhà thầu (phụ lục 4);

– Đề nghị thanh toán của Nhà thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo Hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư và đại diện Nhà thầu (phụ lục 1);

b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định:

– Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư hoặc đại diện Nhà tư vấn (nếu có) và đại diện Nhà thầu (theo mẫu biên bản nghiệm thu chất lượng có ghi khối lượng);

– Bảng xác định giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong Hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư hoặc đại diện Nhà tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng (nếu có) và đại diện Nhà thầu (phụ lục 4);

– Đề nghị thanh toán của Nhà thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo Hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư và đại diện Nhà thầu (phụ lục 1).

c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh do trượt giá:

– Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư hoặc đại diện Nhà tư vấn (nếu có) và đại diện Nhà thầu (theo mẫu biên bản nghiệm thu chất lượng có ghi khối lượng);

– Bảng xác định đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo Điều 9 [Điều chỉnh giá hợp đồng] có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư, đại diện Nhà tư vấn (nếu có) và đại diện Nhà thầu (phụ lục 3);

– Đề nghị thanh toán của Nhà thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo Hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện Chủ đầu tư và đại diện Nhà thầu (phụ lục 1).

=> Khi đơn vị nhà thầu muốn nhận được sự thanh toán thì phải làm hồ sơ đề nghị thanh toán, tùy vào loại hợp đồng mà bên nhà thầu sẽ phải nộp những loại giấy tờ khác nhau. Ngoài việc phải có đầy đủ các loại giấy tờ đã liệt kê ở trên, nhà thầu phải nhận được sự chấp thuận của nhà tư vấn. Về điều này, tại điều 14.11 của Fidic cũng quy định “Nếu Nhà tư vấn không đồng ý với phần nào hoặc không thể kiểm tra bất cứ phần nào của bản dự thảo đề nghị thanh toán cuối cùng, Nhà thầu phải gửi thêm thông tin khi Nhà tư vấn yêu cầu một cách hợp lý trong vòng 28 ngày kể từ ngày nhận được bản dự thảo đó và phải thay đổi dự thảo theo sự nhất trí của hai bên. Nhà thầu phải chuẩn bị và trình cho Nhà tư vấn Đề nghị Thanh toán Cuối cùng như đã thống nhất. Bản đề nghị đã thống nhất này được gọi là “Đề nghị Thanh toán Cuối cùng” trong Điều kiện Chung này”.

Tuy nhiên nếu, sau những cuộc thảo luận giữa Nhà tư vấn và Nhà thầu và có bất kỳ sự điều chỉnh nào trong dự thảo đề nghị thanh toán cuối cùng mà đã được hai bên nhất trí, thấy rõ ràng là còn tồn tại tranh chấp, Nhà tư vấn phải chuyển cho Chủ đầu tư (và gửi cho Nhà thầu 01 bản) Chứng nhận Thanh toán Tạm cho các phần của bản dự thảo đề nghị thanh toán cuối cùng đã được hai bên nhất trí. Sau đó, nếu tranh chấp được giải quyết theo Khoản 20.4 [Đạt được Quyết định của Ban Tranh chấp] hoặc Khoản 20.5 [Hòa giải], Nhà thầu phải chuẩn bị và nộp cho Chủ đầu tư (và gửi một bản sao cho Nhà tư vấn) Đề nghị Thanh toán Cuối cùng.

=> Điều này có nghĩa, những khoản được chấp nhận thanh toán thì nhà thầu sẽ được thanh toán, những phần được nhà tư vấn đặc hoài nghi, cũng như không đảm bảo kỹ thuật tương ứng với chi phí dự toán ban đầu, hoặc chi phí phát sinh không hợp lý thì bên nhà tư vấn có quyền từ chối cấp chứng nhận thanh toán cuối cùng. Nếu như nhà thầu vẫn không chịu chấp nhận khoản thanh toán đó của chủ đầu tư thì nhà tư vấn sẽ gửi bộ hồ sơ đó tới chủ đầu tư để chủ đầu tư xem xét và cùng nhà thầu đưa ra phương án để giải quyết tranh chấp đó. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thì thật sự rất rắc rối nên các bên cần tránh dẫn đến trường hợp này vì sẽ tốn tiền của và thời gian của nhau.

 

3. Kết Luận

Điều khoản giữ lại tiền thanh toán quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư, giúp chủ đầu tư hạn chế được rủi ro nhà thầu hoàn thành xong công trình nhưng lại không tiến hành bảo hành như đã thỏa thuận. Hơn thế nữa, nếu như bên nhà thầu không tiến hành bảo hành như đã cam kết, chủ đầu tư có thể dùng khoản tiền trên để tiến hành bảo hành.

Về đồng tiền thanh toán, các bên không được sử dụng ngoại hối trong khi giao dịch. Cho dù có sự quy đổi từ đô la sang tiền Việt trên hợp đồng thì điều này cũng không được pháp luật công nhận.

Về hình thức thanh toán thì các bên có thể thanh toán theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, nếu là hình thức tiền mặt thì các bên cần phải có giấy biên nhận tiền, mỗi bên giữ một bảng để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Nếu chuyển khoản thì chỉ cần giữ giấy biên nhận.

Khi đơn vị nhà thầu muốn nhận được sự thanh toán thì phải làm hồ sơ đề nghị thanh toán, tùy vào loại hợp đồng mà bên nhà thầu sẽ phải nộp những loại giấy tờ khác nhau. Ngoài Việc phải có đầy đủ các loại giấy tờ đã liệt kê điều 8.7 thông tư 09/2016, nhà thầu phải nhận được sự chấp thuận của nhà tư vấn. Những khoản được chấp nhận thanh toán thì nhà thầu sẽ được thanh toán, những phần được nhà tư vấn đặc hoài nghi, cũng như không đảm bảo kỹ thuật tương ứng với chi phí dự toán ban đầu, hoặc chi phí phát sinh không hợp lý thì bên nhà tư vấn có quyền từ chối cấp chứng nhận thanh toán cuối cùng. Nếu như nhà thầu vẫn không chịu chấp nhận khoản thanh toán đó của chủ đầu tư thì nhà tư vấn sẽ gửi bộ hồ sơ đó tới chủ đầu tư để chủ đầu tư xem xét và cùng nhà thầu đưa ra phương án để giải quyết tranh chấp đó

Trên đây là bài viết điều khoản về  trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN (PHẦN 2)