ĐIỀU KHOẢN VỀ GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN (PHẦN 1)

Hợp đồng thi công cũng như hợp đồng tư vấn, nó chịu sự điều chỉnh của Luật xây dựng, những nghị định, thông tư liên quan đến hoạt động xây dựng. Trong đó có ghi nhận về việc bên nhà thầu phải thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc nhờ một bên thứ ba bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho họ. Bài viết về giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán sẽ được chia thành 02 phần để quy khách có thể nhận được sự tư vấn sâu sắc của chúng tôi.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

2. Nội dung

Cũng như điều khoản về bảo đảm thực hiện hợp đồng. Điều khoản về giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán cũng rất dài. Vì thể chúng tôi sẽ đính kèm trong file word và tiến hành phân tích từng điều khoản sau

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 8

+ Về giá hợp đồng

Điều 8. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

8.1. Giá Hợp đồng

Tổng giá trị Hợp đồng là …………………………đồng.

(Bằng chữ:……………………………………………………)

Hợp đồng này là Hợp đồng trọn gói (hoặc đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh)

Chi tiết giá Hợp đồng được nêu trong Phụ lục số ….[Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán]

Giá Hợp đồng trên đã bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện công việc theo Hợp đồng, đến bản quyền, lợi nhuận của Nhà thầu và tất cả các loại thuế liên quan đến công việc theo quy định của pháp luật.

Giá Hợp đồng chỉ được điều chỉnh theo quy định tại Điều 9 [Điều chỉnh giá Hợp đồng].

=> Các bên có thể tự thỏa thuận giá, tùy vào chất lượng và độ lớn của công trình mà công trình có những giá trị khác nhau. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đơn vị nhận thầu nhận được công trình sau khi tiến hành đấu thầu thì nhà thầu không được tăng giá trị của hợp đồng mà nhà thầu đã đưa ra khi tham gia đấu thầu.

 

+ Về việc tạm ứng:

8.2. Tạm ứng

a) Sau khi nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có), Chủ đầu tư sẽ ứng trước cho Nhà thầu…% giá trị Hợp đồng tương ứng với số tiền là… đồng (Bằng chữ:…).

=> Số tiền tạm ứng này sẽ do hai bên tự thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định tại điều 18 về tạm ứng hợp đồng xây dựng của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng như sau:

Điều 18. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
5. Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

– 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.

– 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

– 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

+ Về việc thu hồi số tiền tạm ứng

b) Số tiền tạm ứng này sẽ được Chủ đầu tư thu hồi ngay từ lần thanh toán đầu tiên và các lần thanh toán tiếp theo và thu hồi hết khi thanh toán đạt …….% giá hợp đồng như được quy định chi tiết tại Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán].

=> Quy định này nhằm mục đích tạo động lực cho đơn vị nhà thầu tiến hành thực hiện, sau khi đã được giảm trừ số tiền tạm ứng. Thông thường bên chủ đầu tư sẽ trừ một khoản tiền nhất định về số tiền đã tạm ứng cho bên nhà thầu sau khi bên nhà thầu đã thực hiện 80% giá trị của công trình, số tiền còn lại sẽ được trừ trong lần thanh toán cuối cùng sau khi nhà thầu đã hoàn thành công trình.

 

c) Tiền tạm ứng sẽ được thu hồi bằng cách giảm trừ trong các lần thanh toán. Tỷ lệ giảm trừ sẽ dựa trên tỷ lệ thu hồi được quy định trong Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán].

Trường hợp tạm ứng vẫn chưa được hoàn trả trước khi ký biên bản nghiệm thu công trình và trước khi chấm dứt Hợp đồng theo Điều 17 [Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư], Điều 18 [Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi Nhà thầu] hoặc Điều 20 [Rủi ro và bất khả kháng] (tuỳ từng trường hợp), khi đó toàn bộ số tiền tạm ứng chưa thu hồi được này sẽ là nợ đến hạn và Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thanh toán cho Chủ đầu tư.

=> Việc đơn vị nhà thầu chưa hoàn trả tiền tạm ứng trước khi ký biên bản nghiệm thu công trình là điều khá hi hữu. Bởi vì số tiền tạm ứng thông thường đã được chủ đầu tư khấu trừ trong khi ký biên bản nghiệm thu công trình. Còn nếu như không thể nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư có thể nhận lại số tiền tạm ứng này thông qua sử dụng quyền được bảo lãnh ngân hàng.

+ Về việc thanh toán:

8.3. Thanh toán:

  1. a) Giá hợp đồng trọn gói:

* Việc thanh toán được chia làm … lần:

– Lần 1: Thanh toán … % giá trị Hợp đồng (hoặc giá trị hạng mục hoàn thành) sau khi Nhà thầu hoàn thành hạng mục công trình….(tên hạng mục công trình).

– Lần 2: Thanh toán … % giá trị Hợp đồng (hoặc giá trị hạng mục hoàn thành) sau khi Nhà thầu hoàn thành hạng mục công trình….(tên hạng mục công trình).

– Lần….

– Lần cuối: Thanh toán … % giá trị Hợp đồng (hoặc toàn bộ giá trị còn lại) sau khi Nhà thầu hoàn thành các công việc và thoả thuận theo hợp đồng và Chủ đầu tư nhận được bảo lãnh bảo hành.

=> Thông thường, việc thanh toán sẽ được chia thành 03 lần, lần đầu khi bên nhà thầu hoàn thành xong phần thô, lần hai thì khi bên nhà thầu làm xong 80% giá trị của hợp đồng, phần cuối cùng là khi các bên tiến hành nghiệm thu công trình.

b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định: việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu hàng tháng (hoặc theo thời điểm cụ thể do các bên thoả thuận) nhân với đơn giá trong hợp đồng.

c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu hàng tháng (hoặc theo thời điểm cụ thể do các bên thoả thuận) nhân với đơn giá đã điều chỉnh theo Điều 9 [Điều chỉnh giá hợp đồng].

Dưới đây bảng so sánh giữa hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo giá điều chỉnh:

Stt

 

 

HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI

 

HỢP ĐỒNG THEO  ĐƠN GIÁ CỐ ĐỊNH

 

1.

Áp dụngKhi đã xác  định rõ khối lượng thực hiện, thời gian thực hiện ngắn… Áp dungKhi chưa xác  định được rõ, chi tiết khối lượng thực hiện
 

2.

Nguyên tắc: Giá hợp đồng  không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất  khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng Nguyên tắcGiá trị hợp  đồng khi ký hợp đồng là tạm tính => Giá trị thực thế thực  hiện là giá trị Quyết toán.

 

 

3.

Giá trị thanh toán=> Giá thanh  toán đúng theo Giá ghi trong Hợp đồng

 

Ghi  chúViệc nhà thầu thực hiện nhiều hơn  hay ít hơn so với khối lượng trong hợp đồng không ảnh hưởng đến giá  trị thanh toán.

Giá trị thanh toánĐơn giá (Đã  ghi trong Hợp đồng) x Khối lượng nghiệm thu thực tế.

 

Đơn giá cố định  là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. => Tổng giá trị thanh toán = Tổng khối  lượng thực tế được nghiệm thu x Đơn giá (Trong HĐ).

 

4.

Giống nhau: Cơ sở hình xác định giá trị hợp đồng:

Đơn  giá x Khối lượng = Thành tiền

Giống nhau: Cơ sở hình xác định giá trị hợp đồng:

Đơn  giá x Khối lượng = Thành tiền

 

8.4. Thời hạn thanh toán:

a) Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu trong vòng …. ngày làm việc, kể từ ngày Chủ đầu tư nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ của Nhà thầu.

b) Chủ đầu tư chậm thanh toán ….ngày sau thời hạn theo quy định tại điểm a nêu trên thì phải bồi thường cho Nhà thầu theo lãi suất quá hạn áp dụng cho ngày đầu tiên chậm thanh toán do ngân hàng thương mại mà Nhà thầu mở tài khoản công bố kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi Chủ đầu tư đó thanh toán đầy đủ cho Nhà thầu.

=> Việc nhà thầu chậm thanh toán thường xuất hiện khi nhà thầu lừa đảo hoặc đã dùng số tiền để đầu tư trong một thương vụ khác nhưng chẳng may dự án đó không thu hồi được vốn đúng hạn. Cũng có trường hợp chủ đầu tư có thể thanh toán một thời gian sau nhưng phải tính lãi theo quy định của pháp luật về lãi suất.

 

Chủ đầu tư phải tiến hành trả lãi chậm trả theo quy định của bộ luật dân sự nếu chậm thanh toán. Cụ thể, quy định tại điều 466 của bộ luật dân sự như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

  1. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  2. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tại điều 468 của bộ luật dân sự quy định về lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

 

 

3. Kết Luận

 Các bên có thể tự thỏa thuận giá, tùy vào chất lượng và độ lớn của công trình mà công trình có những giá trị khác nhau. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đơn vị nhận thầu nhận được công trình sau khi tiến hành đấu thầu thì phải nhà thầu không được tăng giá nhà thầu thấp hơn giá đã tham gia đấu thầu. Số tiền tạm ứng này sẽ do hai bên tự thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định tại điều 18 về tạm ứng hợp đồng xây dựng của Nghị định 37/2015/NĐ-CP đó là:

– 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.

– 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

– 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Thông thường, việc thanh toán sẽ được chia thành 03 lần, lần đầu khi bên nhà thầu hoàn thành xong phần thô, lần hai thì khi bên nhà thầu làm xong 80% giá trị của hợp đồng, phần cuối cùng là khi các bên tiến hành nghiệm thu công trình.

Về việc giảm trừ số tiền tạm ứng thông qua những lần thanh toán nhằm mục đích tạo động lực cho đơn vị nhà thầu tiến hành thực hiện, sau khi đã được giảm trừ số tiền tạm ứng. Thông thường bên chủ đầu tư sẽ trừ một khoản tiền nhất định về số tiền đã tạm ứng cho bên nhà thầu sau khi bên nhà thầu đã thực hiện 80% giá trị của công trình, số tiền còn lại sẽ được trừ trong lần thanh toán cuối cùng sau khi nhà thầu đã hoàn thành công trình.

Đối với quy định về việc đơn vị nhà thầu chưa hoàn trả tiền tạm ứng trước khi ký biên bản nghiệm thu công trình là điều khá hi hữu. Bởi vì số tiền tạm ứng thông thường đã được chủ đầu tư khấu trừ trong khi ký biên bản nghiệm thu công trình. Còn nếu như không thể nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư có thể nhận lại số tiền tạm ứng này thông qua sử dụng quyền được bảo lãnh ngân hàng.

Việc nhà thầu chậm thanh toán: Trường hợp này thường xuất hiện khi nhà thầu lừa đảo hoặc đã dùng số tiền để đầu tư trong một thương vụ khác nhưng chẳng may dự án đó không thu hồi được vốn đúng hạn. Cũng có trường hợp chủ đầu tư có thể thanh toán một thời gian sau nhưng phải tính lãi theo quy định của pháp luật về lãi suất.

Trên đây là bài viết về giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán trong chuỗi bài viết về hợp đồng tư vấn xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Dưới đây là link của phần 2:

https://luatsuhopdong.com/dieu-khoan-ve-gi…hanh-toan-phan-2.html ‎

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN (PHẦN 1)