HỢP ĐỒNG MUA BÁN MÁY MÓC VÀ NHỮNG ĐIỀU KHOẢN RIÊNG BIỆT

Khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngoài việc hợp đồng diễn ra thành công, các bên còn phải lường trước được những rủi ro xảy ra cho mình khi hàng hóa không đạt được chất lượng sau một thời gian sử dụng. Hợp đồng mua bán máy móc là một trong những hợp đồng tìm ẩn rủi ro nhất. Bài viết này sẽ tập trung về vấn đề phần tích những điều khoản riêng biệt có trong loại hợp đồng này. Cuối bài viết sẽ có đính kèm hợp đồng mẫu cho quý khách tham khảo

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh

– Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Nội dung

2.1. Những điều khoản chung

Hợp đồng mua bán máy móc là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa nên sẽ chịu sự điều chỉnh của luật thương mại 2005. Ở những bài viết trước, chúng tôi đã có một bài viết đề cập về những điều khoản cơ bản này. Xin mời quý đọc giả đọc bài dưới đây:

https://luatsuhopdong.com/tong-quat-ve-hop…mua-ban-hang-hoa.html

Ngoài những điều khoản chung kể trên, trong hợp đồng mua bán máy móc còn suất hiện những điều khoản rất riêng biệt có thể kể đến như: tài sản mua bán; Thời hạn, địa điểm và phương thức giao tài sản, quản lý tài sản; Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán; Việc nộp thuế và phí; Trách nhiệm vật chất trong thực hiện hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp; Giá mua bán và phương thức thanh toán.

Trong đó, các điều khoản về tài sản mua bán; Thời hạn, địa điểm và phương thức giao tài sản, quản lý tài sản; Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán; Việc nộp thuế và phí là những điều khoản sẽ quy định những thỏa thuận đặc trưng đối với loại hợp đồng này. Còn những điều khoản còn lại sẽ tuyên theo quy định của luật thương mại 2005 và bộ luật dân sự 2015 làm căn cứ áp dụng.

 

2.2. Điều khoản về tài sản mua bán

Dưới đây là điều khoản mẫu trong hợp đồng mua bán máy móc

ĐIỀU 1

TÀI SẢN MUA BÁN

 

Tài sản mua bán theo hợp đồng này bao gồm các tài sản như sau:

1-Máy móc thiết bị:

Bao gồm:

-01 Dây chuyền sản xuất bột CaCO3 (Model Tacal – TSRM 800) do Hàn Quốc sản xuất đã qua sử dụng.

            -01 dây chuyền may bao bì Container do Hàn Quốc sản xuất đã qua sử dụng. Chi tiết bao gồm:

  1. Máy dệt đai: (02 chiếc) – Model: TSB-200
  2. Máy cắt tự động: (02 chiếc)
  3. Máy in 04 màu: (01 chiếc) – Model: TS-4P
  4. Máy may tay: (70 chiếc) – Model: KM340-BL

-01 xe nâng hàng hiệu Daewoo (Model: G15S-DH00407) do Hàn Quốc sản xuất đã qua sử dụng.

-02 máy dệt tròn hiệu Dae-Jin-Eng (Model: DJ-205) do Hàn Quốc sản xuất đã qua sử dụng.

 

2-Nhà cửa, vật kiến trúc (gắn liền trên quyền sử dụng đất 6.500m2):

-Khu nhà văn phòng gồm (Nhà văn phòng điều hành, nhà khách và các công trình phụ trợ bên trong khu nhà văn phòng)

-Nhà xưởng sản xuất (02 nhà xưởng)

-Cùng các công trình kiến trúc phụ trợ khác

(Các tài sản trên không bao gồm các thiết bị: điều hoà, bàn ghế làm việc, máy phôtô copy, máy fax, máy in, máy vi tính…lắp đặt theo nhà).

Riêng nhà xưởng thuộc tài sản thế chấp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ nằm trên diện tích đất 6.500m2, Bên bán có trách nhiệm làm việc với Ngân hàng nông nghiệp Phú Thọ để rõ ràng tài sản và quyền khai thác, sử dụng của Bên mua.

(Ghi chú: Các tài sản trên gắn liền trên quyền sử dụng đất 16.500m2, đất nhà nước cho thuê 30 năm (từ năm 2000 đến năm 2030 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

 

Điều khoản trên cho thấy người mua có ý chí dường như mua lại toàn bộ các trang thiết bị sản xuất của bên bán. Ví dụ: 01 Dây chuyền sản xuất bột CaCO3 (Model Tacal – TSRM 800) do Hàn Quốc sản xuất đã qua sử dụng. các bên đã liệt kê rất rõ tên của loại máy, mẫu mã của loại máy đó, kèm theo cả số hiệu, nơi sản xuất và tình trạng sử dụng. Việc quy định rõ như vậy là điều bắt buộc trong thỏa thuận này. Bên mua cần biết máy có xuất xứ ở đâu để có thể ước chừng được chất lượng của máy đó. Ở các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản thì các công nghệ về máy móc rất phát triển nên máy có nguồn gốc từ các nước này có thời gian sử dụng có thể lên đến hàng chục năm. Tuy nhiên, bên mua cần cẩn thận với việc mua những máy đã qua sử dụng vì trong máy móc nếu đã được sửa chữa thì chất lượng sẽ rất khó được như ban đầu, huống gì máy móc được chạy hàng ngày tại công ty, thật sự nếu không nhờ chuyên gia thì rất khó kể biết được chất lượng thật sự của máy đã qua sử dụng, dù đã có hợp đồng nhưng mất lòng trước, được lòng sau, bên mua cần phải thuê chuyên gia để kiểm định chất lượng của máy móc để tránh tranh chấp sau này.

Trong trường hợp, quá trình chuyển giao có quá nhiều linh kiện, máy móc nhất là trong trường hợp bên mua, mua cả một doanh nghiệp của bên bán. Thì các bên có thể thỏa thuận lập một phụ lục hợp đồng, trong đó sẽ ghi rõ một cách chi tiết các loại máy móc chuyển giao và tình trạng kiểm định cụ thể.

Về việc mua nhà cửa, vật kiến trúc thì cần tham khảo quy định về luật đất đai và luật nhà ở cũng như những quy định về pháp luật về bất động sản có liên quan.

 

2.3. Điều khoản về thời hạn, địa điểm và phương thức giao tài sản, quản lý tài sản

Dưới đây là điều khoản mẫu:

ĐIỀU 3

THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO TÀI SẢN, QUẢN LÝ TÀI SẢN

 

  1. Phương thức giao tài sản, thời gian giao tài sản và quản lý tài sản trong thời gian chưa thanh lý Hợp đồng mua bán:

-Sau khi Bên mua thanh toán trước số tiền tại Mục 3.1 – Khoản 3 – Điều 2 của Hợp đồng này thì Ngân hàng sẽ tạo điều kiện và phối hợp với Bên mua bàn giao tài sản hiện vật tại thực địa. Việc bàn giao tài sản sẽ được thực hiện theo Biên bản cụ thể.

-Tài sản sau khi bàn giao cho Bên mua còn trong thời gian chưa thanh lý Hợp đồng thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của Bên bán, Bên bán có quyền kiểm tra, giám sát các tài sản trên. Bên mua có quyền khai thác, sử dụng tại chỗ để sản xuất kinh doanh. Trường hợp có di dời hoặc chuyển nhượng các máy móc, thiết bị nhà xưởng không sử dụng phải được Bên bán đồng ý bằng văn bản và tiền thu được phải được sử dụng để trả cho Bên bán. Nếu có nhu cầu cải tạo, sửa chữa phải thông báo để Bên bán được biết và thống nhất. Trong thời gian này, Bên mua chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn các tài sản trên và chịu chi phí thuê bảo vệ (nếu có).

-Sau khi Bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản cho Bên bán theo lịch nêu tại Điều 2 Hợp đồng này chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày, Bên bán chính thức bàn giao toàn bộ tài sản, giấy tờ, hồ sơ của tài sản kèm theo cho Bên mua và hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng.

-Bàn giao Hồ sơ tài sản: Bao gồm toàn bộ Hồ sơ liên quan đến tài sản: Hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, bộ chứng từ nhập khẩu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê đất… (được liệt kê theo Phụ lục kèm theo và không tách rời Hợp đồng này). Bên bán phải có trách nhiệm bàn giao đầy đủ cho Bên mua chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày Bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản.

2-Bên mua có trách nhiệm nộp tiền thuê đất hàng năm theo quy định của địa phương (từ ngày 4/12/2008 là ngày hết hạn thời gian miễn tiền thuê đất theo Hợp đồng thuê đất số 68/HĐ-TĐ ngày 04/12/2006 được ký kết giữa Công ty TNHH Việt với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

  1. Việc tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt vận hành và các chi phí kèm theo do Bên mua hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện.
  2. Địa điểm giao tài sản: Tại Công ty TNHH Việt Nam, Công ty TNHH Việt Nam

Từ những quy định trên có thể thấy, khi thực hiện loại hợp đồng này, bên mua thường sẽ được bên bán cung cấp đầy đủ tất cả các loại máy móc liên quan đến hoạt động mua bán kinh doanh, nhưng bên mua sẽ tiến hành thanh toán theo từng đợt. Chính vì thế, ở giai đoạn này, bên bán vẫn được quyền bảo lưu quyền sở hữu, có thể thông qua việc đăng ký vì phí không mắt nhưng lại đảm bảo an toàn cho cam kết từ bên mua. Điều này đồng nghĩa bên mua sẽ không được chuyển giao hoặc bán cho một bên thứ ba nếu không có sự đồng ý từ bên bán. Kể cả việc bên mua muốn sửa chữa, cải tạo thì cũng phải được sự đồng ý của bên bán. Còn về chi phí bảo vệ thì phải do bên mua chịu, do bên mua đang khai thác và sử dụng máy móc của bên bán.

+ Về phương thức giao tài sản thì các bên thỏa thuận: “Việc tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt vận hành và các chi phí kèm theo do Bên mua hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện”.

Điều khoản này thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Trong hợp đồng này thỏa thuận bên mua sẽ phải chịu phí này. Tức bên mua sẽ thuê dịch vụ hoặc tự bố trí sắp xếp nhân viên để tiến hành tháo dỡ và vận chuyển máy móc từ công ty của bên bán về với công ty của mình. Trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì bên mua sẽ không cần vận chuyển đi bất cứ nơi nào mà chỉ cần điều động nhân viên đến để làm việc.

 

 2.4. Điều khoản về nộp thuế và phí

Dưới đây là điều khoản mẫu về thuế và phí

ĐIỀU 5

VIỆC NỘP THUẾ VÀ PHÍ

            Thuế và lệ phí (nếu có) liên quan đến việc mua bán, chuyển đổi sở hữu tài sản theo Hợp đồng này do Bên mua chịu trách nhiệm thực hiện.

Có thể xác định các loại phí và thuế cần đóng như: phí đăng ký biện pháp bảo đảm, phí thuê dịch vụ vận chuyển, phí bảo vệ và bảo trì máy móc, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

Đối với trường hợp cá nhân  bán cho cá nhân thì sẽ áp dụng nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:

– Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị giá tăng phải đóng dựa trên điểm b.1- khoản 2 – Điều 2 của Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh: “Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%”.

Đối với trường hợp là doanh nghiệp bán thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân mà sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệ:

– Việc bán tài sản này thuộc đối tượng” Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác” quy định tại khoản 6 – Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Tuy nhiên, theo quy định này thì:  “Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản”.

Tức là nếu bán được 1 tỷ đồng thì không lấy hẳn 1 tỷ đồng đó để tính thuế mà phải định giá giá trị của tài sản đó, tại thời điểm bán, thông qua cơ quan định giá thì nếu chỉ còn 700 triệu thì chỉ lấy doanh thu là: 1 tỷ – 700 triệu= 300 triệu đồng.

 

– Theo khoản 1- điều 11 của Thông tư 78/2014/TT-BTC thì thuế suất doanh nghiệp là 22%, tức là số tiền bán của doanh nghiệp vào thời gian đó sẽ được cộng vô để tính thuế chung với các thu nhập khác rồi nhân với thuế suất trên theo công thức sau:

Căn cứ điều 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

 

– Còn về phí đăng ký biện pháp bảo đảm, phí thuê dịch vụ vận chuyển, phí bảo vệ và bảo trì máy móc thì sẽ do các bên thỏa thuận.

3. Kết Luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán máy móc thì các bên cần phải chú ý ngoài những điều khoản chung kể trên, trong hợp đồng mua bán máy móc còn suất hiện những điều khoản rất riêng biệt có thể kể đến như: tài sản mua bán; Thời hạn, địa điểm và phương thức giao tài sản, quản lý tài sản; Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán; Việc nộp thuế và phí; Trách nhiệm vật chất trong thực hiện hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp; Giá mua bán và phương thức thanh toán.

Trong đó, bên mua cần phải thuê chuyên gia để kiểm định tài sản mua bán về xuất xứ, mẫu mã, chất lượng máy móc vào thời điểm giao kết. Bên mua thường sẽ nhận toàn bộ máy móc trước, rồi sẽ thanh toán theo từng đợt cho bên bán, trong thời gian đó mọi hoạt động chuyển giao cho bên thứ ba, sửa chữa, cải tạo máy móc của bên mua phải thông qua bên bán về bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu. về phí đăng ký biện pháp bảo đảm, phí thuê dịch vụ vận chuyển, phí bảo vệ và bảo trì máy móc thì sẽ do các bên thỏa thuận. Bên mua sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nếu là cá nhân và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng nếu là bên bán.

Trên đây là bài viết hợp đồng mua bán máy móc và những điều khoản riêng biệt của hợp đồng mua bán máy móc của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Mẫu hợp đồng mua bán máy móc:

I.1.6. Hợp đồng mua bán máy móc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRỌN BỘ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ XE

Bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những quy định về đăng ký quyền sở hữu và lệ phí trước bạ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn trọn bộ về quy trình đăng ký xe. Từ đó giúp cho các bạn đọc có thể tự mình thực hiện các quy trình một cách dễ dàng.

1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng

– Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ

– Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

2. Nội dung

2.1. Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Nếu người bán là chủ xe thì sẽ rất đơn giản. Nếu chiếc xe bán thông qua người thứ 3 thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực. Bước chuẩn bị giấy tờ là bước cần thực hiện để các bên tin tưởng vào chủ thể tham gia ký kết của mình là người như thế nào và hiện đang ở đâu, xe có phải là chính chủ hay là không. Mặt khác, các bên cũng sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ này để ra công chứng tại phòng công chứng.

Bên bán xe cần chuẩn bị: (1) Giấy tờ xe bản chính; (2) CMND + Hộ khẩu bản chính. Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau.

Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị (1) CMND + Hộ khẩu bản chính; (2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.

 

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe

Các bên có thể đến bất kỳ phòng công chứng nào thuận lợi cho cả hai nhất.

Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản. Mức phí này được quy định tại khoản 2- điều 4 của thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng như sau:

 

 

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe

Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng tỉnh với nhau thì không cần.

 

Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.

Trường hợp mua xe đăng ký tên tư nhân (Cá nhân) thì căn cứ vào điều 9 và điều 10 của thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì để rút hồ sơ gốc thì bao gồm có:

  1. Đăng kiểm xe gốc
  2. Đăng ký xe gốc
  3. Hợp đồng mua bán công chứng hoặc ủy quyền công chứng,
  4. Chứng minh thư, sổ hộ khẩu bản chính của chủ xe.
  5. Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này)
  6. Giấy giải chấp ngân hàng (nếu có).

Khi xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ trên cho Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trong thời gian chờ đợi giải quyết, chủ sở hữu mới của xe cần sử dụng giấy biên nhận đang giải quyết hồ sơ rút để lưu thông, đối với trường hợp phải trả biển số xe thì để tránh phiền phức thì nên chờ đến khi đi lấy hồ sơ gốc thì hãy trả lại sau.

– Thời gian giải quyết là: không quá 02 ngày theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của thông tư số 15/2014/TT-BCA.

 

Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.

 

Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe

– Cơ quan tiếp nhận đóng lệ phí trước bạ quy định tại khoản 4 của nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ

“Đối với tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ (trừ nhà, đất): Hồ sơ khai lệ phí trước bạ nộp tại Chi cục Thuế địa phương nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc địa điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục thuế, hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đối với hồ sơ khai lệ phí trước bạ điện tử.”

– Hồ sơ nộp lệ phí trước bạ bao gồm:

Căn cứ vào Điều 1 của Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ

  1. Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao hợp lệ các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp. Ví dụ: Hóa đơn giá trị gia tăng ( Hóa đơn đỏ), hóa đơn nối ( hóa đơn đầu vào ).
  3. Bản sao hợp lệ giấy đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ cũ (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi).
  4. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp (đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự).
  5. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Nhân viên chi cục thuế nhận hồ sơ và ra thông báo thuế ( thông báo cho khách hàng biết số tiền cần phải nộp thuế trước bạ – bằng văn bản ) và khách hàng lưu ý nhận lại bộ hồ sơ gốc để đi đăng kí bấm biển số.

– Khách hàng mang thông báo thuế đến Kho bạc, hay ngân hàng được chi cục thuế chỉ định hay có thể ngay tại chi cục thuế để nộp tiền thuế trước bạ >> Lưu ý nhận lại Biên lai nộp lệ phí trước bạ.

Bước 5: Đi đăng ký xe

Cơ quan đăng ký xe ô tô là Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

 

Hô sơ đăng ký chia thành hai trường hợp:

Trường hợp 1: Quy định tại điều 11. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
  2. a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  3. b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  4. c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
  5. d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
  6. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.

Trường hợp 2 :Quy định tại điều 13. Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến

  1. Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
  2. a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  3. b) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
  4. c) Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
  5. d) Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

– Thời gian: Cấp mới, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe; cấp hồ sơ sang tên, di chuyển xe; cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe thì thời gian hoàn thành thủ tục không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Bước 6 : Đăng kiểm định

Đối với các trường hợp mua ô tô mới tại hãng thì việc kiểm định sau khi mua là điều bắt buộc. Còn đối với trường hợp mua sang tay thì chủ sở hữu mới phải kiểm tra đã đến thời hạn đăng kiểm chưa, nếu đến thì phải tiến hành đăng kiểm.

Hồ sơ dùng để đăng kiểm quy định tại điều 5 của thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau :

  1. Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe;
  2. Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
  3. Nộp giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, gồm một trong các giấy tờ sau: Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia;
  4. Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

Ngoài những giấy tờ nếu trên thì khi đưa xe cơ giới đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp thông tin sau: “Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình”.

Về chu kỳ kiểm định thì quy định tại phụ lục VII của thông tư này:

PHỤ LỤC VII

CHU KỲ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CHU KỲ KIỂM ĐỊNH

TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng)
Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
Đã sản xuất đến 07 năm 30 18
Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12
Đã sản xuất trên 12 năm 06
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
2.1 Không cải tạo (*) 18 06
2.2 Có cải tạo (*) 12 06
3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
3.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm 24 12
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm 06
3.2 Có cải tạo (*) 12 06
4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên

03

Ghi chú:

– Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.

– Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái.

– (*) Cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ), treo và truyền lực.

* Các bước đăng kiểm như sau:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.

+ Bước 2: Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5-10 phút.

+ Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ. + Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.

– Thời gian kiểm định: chưa tới 1 tiếng, tùy vào từng trường hợp.

Như vậy, chỉ không mất quá 5 ngày để các bên có thể hoàn thành tất cả các thủ tục để mua một chiếc xe. Với chi phí không quá cao.

3. Kết luận

Như vậy, các bên cần phải nắm rõ các quy trình thủ tục để tiến hành sang tên xe một cách nhanh nhất có thể. Quy trình để mua một chiếc xe như sau: Chuẩn bị giấy tờ->Công chứng hợp đồng mua bán xe->Rút hồ sơ gốc của xe->Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe->Đi đăng ký xe->Đăng kiểm định. Mức thu công chứng sẽ do các bên thỏa thuận, tùy vào giá trị xe mà phí công chứng khác nhau. Lệ phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10% giá trị của xe. Bên bán không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền bán xe.

Trên đây là bài viết về trọn bộ thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu xe sau khi ký hợp đồng mua bán xe ô tô của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU VÀ NỘP THUẾ, LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG XE Ô TÔ

Bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến điều khoản về đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến điều khoản về đăng ký quyền sở hữu và mức thu lệ phí, thủ tục đóng lệ phí trước bạ khi mua xe ô tô.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

– Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

– Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng

– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành

 

2. Nội dung

2.1. Thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu xe ô tô

Trích điều khoản mẫu trong hợp đồng mua bán ô tô như sau:

ĐIỀU 6

ĐĂNG KÝ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI XE MUA BÁN

  1. Bên mua (bên B) có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với xe tại cơ quan có thẩm quyền (ghi rõ các thỏa thuận liên quan đến việc đăng ký);
  2. Quyền sở hữu đối với xe nêu trên được chuyển cho Bên B, kể từ thời điểm thực hiện xong các thủ tục đăng ký quyền sở hữu xe;

 

Đối với hợp đồng mua bán xe ô tô thì theo quy định của pháp luật thì cần phải công chứng thì mới có hiệu lực. Cụ thể, quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”.

Cho nên, sau khi hợp đồng được chứng thực, các bên mới có thể tiến hành thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên phải đi đăng ký xe là bên được bán xe, tức là bên mua xe. Cụ thể quy định tại điều 6 của Thông tư số 15/2014/TT-BCA như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Các bước để hoàn thành việc mua một chiếc xe ô tô như sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Nếu người bán là chủ xe thì sẽ rất đơn giản. Nếu chiếc xe bán thông qua người thứ 3 thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực. Bước chuẩn bị giấy tờ là bước cần thực hiện để các bên tin tưởng vào chủ thể tham gia ký kết của mình là người như thế nào và hiện đang ở đâu, xe có phải là chính chủ hay là không. Mặt khác, các bên cũng sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ này để ra công chứng tại phòng công chứng.

 

Bên bán xe cần chuẩn bị: (1) Giấy tờ xe bản chính; (2) CMND + Hộ khẩu bản chính. Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau.

 

Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị (1) CMND + Hộ khẩu bản chính; (2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.

 

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe

Các bên có thể đến bất kỳ phòng công chứng nào thuận lợi cho cả hai nhất.

Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản.

 

Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe

Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng tỉnh với nhau thì không cần. Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.

Khi xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ trên cho Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trong thời gian chờ đợi giải quyết, chủ sở hữu mới của xe cần sử dụng giấy biên nhận đang giải quyết hồ sơ rút để lưu thông, đối với trường hợp phải trả biển số xe thì để tránh phiền phức thì nên chờ đến khi đi lấy hồ sơ gốc thì hãy trả lại sau.

 

Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe

Việc đóng phí trước bạ là bắt buộc trong trường hợp sang tên, đổi chủ cho xe. Người có nghĩa vụ đóng phí này là bên mua

 

Bước 5: Đi đăng ký xe

Cơ quan đăng ký xe ô tô là Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 3. Cơ quan đăng ký xe của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

 

Bước 6 : Đăng kiểm định

Đối với các trường hợp mua ô tô mới tại hãng thì việc kiểm định sau khi mua là điều bắt buộc. Còn đối với trường hợp mua sang tay thì chủ sở hữu mới phải kiểm tra đã đến thời hạn đăng kiểm chưa, nếu đến thì phải tiến hành đăng kiểm.

2.2. Điều khoản về nộp thuế và lệ phí công chứng

Dưới đây là điều khoản mẫu:

ĐIỀU 7

VIỆC NỘP THUẾ VÀ LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

            Lệ phí công chứng và đóng thuế thu nhập cá nhân do bên mua chịu, lệ phí trước bạ do bên bán chịu.

+ Về điều khoản việc lệ phí công chứng: Phí này sẽ tùy vào từng văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng cho các bên, dựa trên % giá chuyển nhượng của xe. Phí này cũng do các bên thỏa thuận để trả.

Mức phí này được quy định tại thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng như sau:

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:

  1. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

 

+ Lệ phí trước bạ sẽ do bên mua thực hiện. Mức thu sẽ là 10% giá trị của xe. Quy định tại khoản 5 – Điều 4 của Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 4. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

  1. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.

Riêng:

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

+ Đóng thuế thu nhập cá nhân: thu nhập từ việc bán xe không thuộc đối tượng phải chịu thuế theo Điều 3 của thu nhập chịu thuế quy định tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân do Văn phòng Quốc hội ban hành

Như vậy, khi mua xe thì cả hai phải thỏa thuận về việc ai sẽ là người chịu phí công chứng. Mặc khác bên mua xe phải tiến hành nộp lệ phí trước bạ. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì bên bán sẽ không cần phải đóng thuế.

3. Kết luận

Khi tham gia ký kết hợp đồng mua xe, các bên cần chú ý về việc phải tiến hành công chứng loại hợp đồng này. Tiến hành đăng ký xe theo đúng những quy định của pháp luật, để tránh bị phạt, gây khó dễ từ cơ quan công quyền. Quy trình để mua một chiếc xe ô tô như sau: Chuẩn bị giấy tờ->Công chứng hợp đồng mua bán xe->Rút hồ sơ gốc của xe->Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe->Đi đăng ký xe->Đăng kiểm định. Mức thu công chứng sẽ do các bên thỏa thuận, tùy vào giá trị xe mà phí công chứng khác nhau. Lệ phí trước bạ đối với xe ô tô dưới 9 chỗ là 10% giá trị của xe. Bên bán không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền bán xe. Chi tiết về quy trình đăng ký xe sẽ có ở bài viết sau.

Trên đây là bài viết về điều khoản đăng ký quyền sở hữu xe và nộp thuế, lệ phí công chứng của hợp đồng mua bán xe ô tô của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Bài viết sau: https://luatsuhopdong.com/tron-bo-quy-trinh-dang-ky-xe.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐẶT CỌC VÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU XE Ô TÔ

Hợp đồng mua bán xe ô tô có những điều khoản chung của một loại hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng tồn tại những điều khoản riêng biệt. Vấn đề về đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu là hai điều khoản rất quan trọng trong hợp đồng mua bán ô tô. Bài viết này sẽ có những phân tích sâu sắc về hai vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về đặt cọc

Điều khoản mẫu như

                                                                                                  ĐIỀU 3

                                                                                                ĐẶT CỌC

  1. Bên B đặt cọc cho bên A số tiền trị giá 100.000.000 VNĐ (một trăm triệu đồng)
  2. Nếu bên B không thanh toán số tiền còn lại cho bên A thì sẽ bị mất cọc. Còn nếu bên A không giao xe cho B vào thời gian như đã thỏa thuận thì sẽ phải trả lại B tiền cọc, cộng với số tiền phạt cọc là 100.000.000 VNĐ.

Như vậy, thỏa thuận trên là đúng với quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 – điều 328 BLDS như sau:

Điều 328. Đặt cọc

  1. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên thực tế, bên mua thường ít khi nào đọc kỹ hợp đồng mua bán xe ô tô khi giao kết với bên bán, điều đó dẫn đến các điều khoản trong hợp đồng chỉ quy định những quyền lợi có ích cho bên bán.

Còn nhớ vào đầu tháng 9/2017, thị trường ô tô Việt Nam chấn động trước động thái giảm giá ”sốc” của mẫu SUV CR-V của Honda. So với giá đề xuất, giá bán được một vài đại lý Honda chào bán thấp hơn gần 200 triệu đồng.

Với giá bán thấp chưa từng có, khách hàng đến nhiều đại lý Honda trên toàn quốc để tiến hành đặt cọc và ký kết hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên, chỉ vài sau, khách hàng phải ôm trái đắng khi các đại lý Honda thông báo “không còn xe để giao” và yêu cầu khách hàng đến
đại lý để rút cọc về.

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi lượng khách bị hủy cọc rất nhiều và không thể thống kê con số cụ thể. Ngay tại thời điểm đó, những bản hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý được tiết lộ ra bên ngoài và phơi bày sự thật trần chụi bấy lâu nay của các đại lý ô tô.

Cụ thể, trong hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý Honda Long Biên vào đầu tháng 9/2017 có các điều khoản chung như sau:

Trong trường hợp giá bán xe được thỏa thuận, bên mua hủy việc đặt xe hoặc không đăng ký lại hợp đồng, khi hết hạn hiệu lực hợp đồng thì bên B không cần phải trả lại đặt cọc.

Tuy nhiên, đọc mỏi mắt cũng không thấy đề cập trách nhiệm của bên B (người bán) khi đơn phương hủy cọc.

Như vậy, bên mua cần cẩn thận khi mua ô tô tại đại lý.

2.2. Bảo lưu quyền sở hữu

Trích từ hợp đồng mua bán xe ô tô, ta có điều khoản mẫu sau:

                                            ĐIỀU 4

                             BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU

  1. Bên B mua xe của bên A với hình thức trả góp nên bên A sẽ đăng ký bảo lữu quyền sở hữu của mình tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
  2. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự 2015.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi bên B thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền cho bên A.

 

Bảo lưu quyền sở hữu là một quy định mới của bộ luật dân sự 2015 so với bộ luật cũ. Cụ thể bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận tại điều 331 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

  1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
  2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Ví dụ: A ký hợp đồng mua 200 kg tôm của B với giá 40 triệu đồng, hai bên thỏa thuận sẽ thành toán thành hai đợt nhưng bên B đồng ý cho bên A lấy trước 200kg tôm đó ngày sau đợt thanh toán đầu tiên để bên A có thể bán nó cho bên C. Từ đó, bên B đã xác lập bảo lưu quyền sở hữu cho mình.

Về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu quy định tại điều 51 của Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo  đảm như sau:

Điều 51. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản, bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, để có thể được pháp luật bảo vệ bảo lưu quyền sở hữu thì bên mua phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm để nếu bên bán nhận xe rồi có ý định bán cho một bên khác thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên vô hiệu. Giúp cho bên bán nếu không đòi đủ được số tiền thì có thể đòi lại được tài sản, không sợ bị bên mua bán tài sản cho bên khác mà không chịu thanh toán tiền.

+ Về quyền đòi tài sản thì quy định tại điều 332 của bộ luật dân sự như sau:

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều này có nghĩa là nếu A không thanh toán đúng hạn thì bên B có quyền yêu cầu đòi lại hàng hóa.  Thêm vào đó, nếu như bên A do bảo quản mà làm chết tôm thì phải bồi thường thiệt hại số tôm bị chết đó, Nên bên mua nên an tâm về việc được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình. Bên B cũng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền mà mình đã nhận được khi bên A giao lại hàng hóa. Nếu không có quy đinh trên thì sẽ khiên bên bán bị thiệt hại khi bên mua không  thanh toán số tiền còn lại dù đã nhận đầy đủ hàng hóa. Quy định này sẽ giúp các bên cân bằng được lợi ích khi tham gia giao kết hợp đồng, từ đó cũng giúp bên mua có đầy đủ hàng hóa để giao cho một bên thứ ba. Tạo thuận lợi thông thương giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Nhà làm luật cũng không bỏ qua quyền lợi của người mua hàng hóa đó. Cụ thể, quy định tại điều 133 như sau:

Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

  1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
  2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tức là giống như phân tích ở trên, thì bên mua(A)  phải sử dụng 200kg tôm đó để tạo ra lợi ích, nếu có bán cho bên khách thì phải có sản phẩm thay thế khi bên bán (B) đòi lại tài sản, sản phẩm này phải đúng chủng loại, cùng số lượng và chất lượng, nếu không bên mua phải bồi thương toàn bộ thiệt hại. Nếu như trong thời gian chưa thể giao hàng cho bên thứ ba mà tôm đẻ ra rất nhiều con con thì con con đó thuộc quyền sở hữu của bên mua chứ không phải là bên bán.

Tuy nhiên, bảo lưu quyền sở hữu cũng sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
  2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
  3. Theo thỏa thuận của các bên.

Tức là các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi nào. Còn nếu không có thỏa thuận thì nó sẽ chấm dứt khi. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong, bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

Như vậy, bộ luật dân sự đã quy định rất rõ về những quy định về bảo lưu quyền sở hữu. Bên bán vẫn được xem là chủ sở hữu của xe ô tô một khi bên mua chưa thanh toán đủ tiền, mặt dù đã nhận hàng. Bên bán cần tiến hành đăng ký biên pháp bảo đảm để giúp bên bán được ưu tiên thanh toán tiền và thiệt hại.

3. Kết luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng, ngoài việc chú trọng vào những nội dung thứ yếu thì các bên còn phải lưu tâm đến các biên pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó, biện pháp bảo đảm đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu là hai biện pháp rất thường dùng trong hợp đồng mua bán xe ô tô. Đối với biên pháp đặt cọc thì số tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương số tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán cần phải tiến hành đăng ký trong trường hợp hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán theo hình thức đặt cọc để đảm bảo quyền lợi của mình được ưu tiên khi có tranh chấp với bên thứ 3.

Trên đây là bài viết về điều khoản đặt cọc và bảo lưu quyền sở hữu của hợp đồng mua bán xe ô tô dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô TÔ

Ngày nay, việc mua ô tô đã trở thành phổ biện tại xã hội Việt Nam. Thế nhưng khi mua ô tô thì không phải lúc nào các bên cũng nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì thế, các bên thường tự soạn những quy định trái với pháp luật hoặc có trường hợp đại lý ô tô sẽ tự soạn một cái hợp đồng mẫu và bắt bên mua phải ký vô với những điều khoản bất lợi cho người mua. Bài viết này sẽ cung cấp một cách tổng quát về hợp đồng  mua bán xe ô tô.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

­- Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

– Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Nội dung

2.1. Hình thức và những điều khoản chung

Mẫu của hợp đồng mua bán xe ô tô được đính kèm vào nơi cuối cùng của bài viết này.

Hợp đồng mua xe ô tô sẽ tùy vào mục đích giao kết mà sẽ chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành khác. Nếu như bên mua mua xe, đặc biệt là số lượng lớn với tư cách là một công ty, mục đích là dùng để bán lại thì căn cứ vào luật thương mại 2005. Còn nếu bên mua, mua với mục đích để sử dụng, không có tư pháp nhân thì sẽ được xem như là một hợp đồng mua bán tài sản, chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015

Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định điều 119 của bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, hình thức của hợp đồng mua bán xe ô tô sẽ có thể được lập thành văn bản vì đây là tài sản có giá trị lớn.

So với hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng mua bán xe ô tô cũng có những điều khoản tương tự như: chủ thể, nội dung, giá cả, chất lượng sản phẩm; địa điểm giao hàng; phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe, phương thức giải quyết tranh chấp, cam đoan của các bên. Ngoài ra, còn có những điều khoản rất riêng biệt như: Đặc điểm xe ô tô, thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe, quyền sở hữu đối với xe mua bán, việc nộp thuế và lệ phí chứng thực.

2.2. Một số điều khoản đặt trưng trong hợp đồng mua bán xe máy

+ Điều khoản đặc điểm xe ô tô là điều khoản không thể thiếu. Bởi ở điều khoản này bên mua sẽ liệt kê chi tiết về: Biển số, Nhãn hiệu, Dung tích xi lanh, Loại xe, Màu sơn, Số máy, Số khung, , các đặc điểm khác và ghi rõ là Giấy đăng ký xe số bao nhiêu, do ai cấp, cấp vào ngày nào. Điều khoản này giúp xác định một cách chi tiết nhất đối tượng của hợp đồng. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao quyền sở hữu đối với xe.

+ Điều khoản về đặt cọc: đối với điều khoản này các bên cần lưu ý như sau: bên mua sau khi đã đặt cọc nếu không mua thì sẽ mất tiền cọc, bên bán nếu không bán thì sẽ bị phạt trả cọc cộng với một số tiền tương đương với tiền cọc.

+ Điều khoản về đăng ký chuyển quyền sở hữu đối với xe mua bán: điều khoản này ghi nhận ai sẽ là người đăng ký quyền sở hữu khi bên bán đã bán xe cho bên mua. Đối với hợp đồng mua bán xe ô tô thì theo quy định của pháp luật thì cần phải công chứng thì mới có hiệu lực. Cụ thể, quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”.

Cho nên, sau khi hợp đồng được chứng thực, các bên mới có thể tiến hành thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên phải đi đăng ký xe là bên được bán xe, tức là bên mua xe. Cụ thể quy định tại điều 6 của Thông tư số 15/2014/TT-BCA như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

+ Về điều khoản việc nộp thuế và lệ phí công chứng: Phí này sẽ tùy vào từng văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng cho các bên, dựa trên % giá chuyển nhượng của xe. Phí này cũng do các bên thỏa thuận để trả. Nhưng lệ phí trước bạ sẽ do bên mua thực hiện. Mức thu sẽ là 10% giá trị của xe. Quy định tại khoản 5 – Điều 4 của Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 4. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

  1. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.

Riêng:

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Ngoài ra, bên bán còn phải chịu đóng thuế thu nhập cá nhân từ việc bán xe ô tô.

Chi tiết về các khoản này sẽ có ở những bài viết sau.

+ Bảo lữu quyền sở hữu: Thường thì bảo lưu quyền sở hữu sẽ được lập thành một văn bản riêng và đi đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Xuất hiện khi bên bán cho phép bên mua trả góp chiếc xe.

3. Kết Luận

Như vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán xe, thì các bên cần chú ý về việc phải được lập thành văn bản và có công chứng thì mới có hiệu lực. Các bên cần phải quy định về các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán. Đó là: giá, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thực hiện hợp đồng, ngoài ra còn phải quy định rõ một số các điều khoản riêng biệt đối với hợp đồng mua bán xe ô tô như mô tả đặc điểm của xe, đặt cọc, quyền sở hữu đối với xe, đóng lệ phí trước bạ, bảo lữu quyền sở hữu khi có hình thức trả góp. Có như vậy, cuộc giao dịch giữa các bên mới có thể diễn ra thành công.

Trên đây là bài viết tổng quan về hợp đồng mua bán xe ô tô của hợp đồng mua bán xe ô tô do chúng tôi thực hiện. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

  • Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô:

I.1.1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN Ô TÔ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỰ KIẾN BẤT KHẢ KHÁNG VÀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Có những điều khoản mà các bên ít khi chú ý đến để mà ghi nhận trong hợp đồng. Đó chính là trường hợp bất khả kháng và hiệu lực của hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý khách những quy định về trường hợp sự kiện bất khả kháng và hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

2. Nội dung

2.1. Trường hợp sự kiện bất khả kháng

Dưới đây là điều khoản mẫu về trường hợp sự kiến bất khả kháng

Điều 13: Trường hợp sự kiện bất khả kháng

  1. Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm về việc chậm trễ giao hàng hay không thực hiện các nghĩa vụ trong Hợp đồng này hay cho các tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do các sự kiện bất khả kháng gây ra ngoài tầm kiểm soát của bên bán; bao gồm thiên tai, trộm cắp, bạo loạn, chiến tranh, khủng bố, cấm vận, đình công, trì hoãn từ nhà sản xuất, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu, trưng thu, các chính sách nhà nước hoặc chính quyền.
  2. Bên bán sẽ giao hàng hóa; và Khách hàng đồng ý chấp nhận hàng hóa khi các sự kiện bất khả kháng kết thúc. Trong thời gian các sự kiện bất khả kháng xảy ra, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này sẽ được bảo lưu và sẽ được tái lập ngay sau khi sự kiện bất khả kháng kết thúc.

Tại điều 156 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm sự kiến bất khả kháng như sau:

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

  1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Điều khoản trên đã ghi nhận một cách rất đầy đủ về một điều khoản ghi nhận sự kiện bất khả kháng. Bao gồm cả sự kiện do thiên nhiên tạo ra lẫn cho con người làm nên. Chi tiết về sự kiện bất khả kháng đã được chúng tôi phân tích rất kỹ qua bài viết sau:

https://luatsuhopdong.com/su-kien-bat-kha-khang.html

2.2. Hiệu lực hợp đồng

Dưới đây là điều khoản mẫu về hiệu lực của hợp đồng

Điều 13: Hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … đến khi các bên hoàn tất tất cả các nghĩa vụ của mình trừ điều khoản về bảo hành hàng hóa.
  2. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
  3. Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

Không những hợp đồng mua bán hàng hóa mà bất cứ hợp đồng nào thì các bên cũng cần phải lưu tâm về tính hiệu lực của hợp đồng.

Hiệu lực của hợp đồng quy định tại điều 401 của bộ luật dân sự 2015

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa là do các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau, các bên thường sẽ ghi nhận thời gian có hiệu lực của nó là sau khi giao kết. Đối với  những trường hợp mà các bên có sử dụng biên pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng thì hai bên có thể thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực kể từ khi cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi nhận sự đăng ký vào sổ đăng ký. Điều quan trọng là các bên cần phải lưu ý sau khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên cần phải tuân thủ những gì đã cam kết, tranh thủ thực hiện hợp những nghĩa vụ của mình để được hưởng quyền như đã cam kết. Khi có một trong hai bên có nguyện vọng muốn ký bổ sung phụ lục hay sửa đổi, hủy bỏ nó thì các bên có thể thỏa thuận về việc có nên thay đổi nó hay không.

Tuy nhiên, ở quy định ở điều khoản mẫu là: “1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … đến khi các bên hoàn tất tất cả các nghĩa vụ của mình trừ điều khoản về bảo hành hàng hóa”.

Điều này có nghĩa là ngoài quy định về thời điểm có hiệu lực có hợp đồng thì các bên còn phải quy định về thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng. Thông thường trong giao lưu hàng hóa, các bên thường sẽ có điều khoản về bảo hành, điều này sẽ giúp bên mua an toàn hơn về chất lượng bảo hành và cam kết của bên bán. Cũng như bên bán cảm thấy cần có trách nhiệm đảm bảo về chất lượng hàng hóa cho bên mua nếu như không muốn mất uy tín và thời gian bảo hành.

+ Về việc tổ chức thanh lý hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận hoặc là không. Thường thì với các hợp đồng có giá trị lớn hàng trăm triệu thì các bên ghi nhận điều khoản này ngoài việc để thanh lý hợp đồng thì còn mục đích tạo điều kiện cho các bên có thể gặp mặt để an mừng cho việc các bên đã đạt được tất cả các nguyện vọng của mình khi tham gia ký kết hợp đồng này.

+ Về việc các bên phải lập thành bao nhiêu bản thì do các bên thỏa thuận nhưng thông thường sẽ được lập thành 02 bản để mỗi bên giữ một bản là căn cứ để các bên ghi nhớ nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng của mình.

Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng, cho dù các bên đã nghiên cứu luật để áp dụng nhưng cũng không thể ghi nhận được hết tất cả các điều khoản. Thế nên, cách tốt nhất đó là các bên nên ghi nhận thêm một điều khoản như sau:

Điều 12: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Căn cứ chính sẽ dựa vào quy định tại luật thương mại 2005.

Tức là các điều khoản về chuyển giao rủi ro khi giao nhận hàng thì có thể căn cứ vào luật thương mại. Để có thể ra được một văn bản luật chuyên ngành như vậy thì Quốc Hội đã phải sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên về trí tuệ con người cũng như tiền bạc, thời gian để cho ra đời nó. Cho nên, nhà làm luật cũng đã cố gắng hết sức để cân bằng lợi ích cho các bên thông qua quy định các điều luật. Việc áp dụng pháp luật là rất cần thiết, nên các bên có thể ghi nhận điều khoản trên trong hợp đồng.

3. Kết Luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng các bên cần lưu ý tất cả các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng vì nó sẽ có một giá trị nhất định. Việc các bên quy định về sự kiện bất khả kháng sẽ giúp cho các bên có đường hướng để giải quyết khi các sự kiện này diễn ra trên thực tế. Đặc biệt, nó còn càng cần thiết đối với các bên tham gia ở miền trung Việt Nam hoặc lưu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Đối với trường hợp các hợp đồng mua bán quốc tế thì các đối tác đến từ Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a rất hay xảy ra động đất, núi lửa nên nếu không ghi nhận điều khoản này các bên rất dễ dẫn đến bế tắc khi gặp các trường hợp bất khả kháng ở trên.

Một vấn đề nữa cần phải lưu tâm đó là hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa thường được xác lập sau khi ký kết hợp đồng, ngoài ra các bên còn cần phải ghi nhận về ngày hết hiệu lực của hợp đồng, thường thì sẽ sau khi các bên hoàn tất toàn bộ những nghĩa vụ của mình với bên còn lại. Sau khi phải ghi nhận về việc mỗi bên giữ một bản. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian cũng như khó dự liệu được hết các điều khoản thì các bên cần ghi nhận điều khoản các thỏa thuận khác về việc “Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Căn cứ chính sẽ dựa vào quy định tại luật thương mại 2005”.

 

Trên đây là bài viết về điều khoản về sự kiện bất khả kháng và hiệu lực của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG HĐ MUA BÁN HÀNG HÓA

Khi tham gia giao kết hợp đồng, không phải lúc nào các bên cũng thực hiện đúng theo những gì đã cam kết trong hợp đồng. Thế nên, cần phải có những cam kết đền bù thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của các bên. Hơn thế nữa, khi xảy ra tranh chấp thì các bên sẽ tiến hành đưa ra phương án giải quyết tranh chấp. Hai điều khoản này thường được các bên đưa vào hợp đồng từ trước. Bài viết này sẽ cung cấp những quy định về trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

2. Nội dung

2.1. Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 10: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).
  2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy địnfh của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
  3. Nếu có xảy ra bồi thường thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường 100% giá trị thiệt hại thực tế và lợi nhuận lẽ ra sẽ có đối với bên bị thiệt nếu bên gây thiệt hại không gây ra thiệt hại.

 

+ Thực tế thì trong một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường sẽ không ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên bởi lẽ quyền và nghĩa vụ đã được lồng vào các điều khoản về phương thức thanh toán, giá cả, … Đó là những điều khoản cơ bản. Ví dụ: điều khoản phương thức thanh toán ghi nhận hai bên thỏa thuận bên mua sử dụng hình thức chuyển khoản 2 đợt thì cũng ghi nhận bên bán phải giao hàng hóa như đã thỏa thuận ứng với mỗi đợt giao hàng đó. Thêm vào đó từ điều 34 đến điều 62 của luật thương mại 2005 ghi nhận về: Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa, địa điểm giao hàng, nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá … thuộc mục “QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA” nên điều khoản về trách nhiệm vật chất thường ghi nhận một lần nữa các cam kết “Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế”.

+ Về điều khoản ghi nhận thỏa thuận về mức phạt hợp đồng giữa hai bên. Mức phạt ở đây là do hai bên thỏa thuận nhưng chiếu theo điều 301 của luật thương mại thì “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.

 

+ Ngoài thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì còn quy định về bồi thường thiệt hại. Đối với bồi thường thiệt hại thì chúng ta cần xem quy định bồi thường 100% có đúng theo quy định của pháp luật hay không thì quy định tại điều 585 của bộ luật dân sự 2015.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

  1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy hai bên thỏa thuận bồi thường 100% giá trị thiệt hại thực tế và lợi nhuận lẽ ra sẽ có đối với bên bị thiệt nếu bên gây thiệt hại không gây ra thiệt hại là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

 

2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Đươi đây là điều khoản mẫu:

Điều 11: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
  2. Nếu thương lượng không thành sẽ mang ra hòa giải thương mại tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC). Nếu không thành công thì sẽ đưa ra trọng tại thương mại tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC). Trường hợp không thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các bên mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

+ Về quy định các bên cần thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết khi có vấn đề phát sinh thể thiện nguyên tắc thiện chí của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Đây là quy định rất hợp lý và cần có ở trong hợp đồng. Hơn thế nữa, các bên cần ghi nhận lại bằng văn bản có chứ ký của các bên, điều này sẽ giúp cho các bên có trách nhiệm thực hiện thương lượng của mình, tránh tình trạng có bên lật lọng những gì đã cam kết với nhau.

+ Về quy định thỏa thuận chọn cơ quan giải quyết tranh chấp ghi nhận ở trên: “Nếu thương lượng không thành sẽ mang ra hòa giải thương mại tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC). Nếu không thành công thì sẽ đưa ra trọng tại thương mại tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC). Trường hợp không thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các bên mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án”.

Đây là quy định rất chặt chẽ, vì theo đúng trình tự cơ bản của một điều khoản ghi nhận thứ tự sử dụng phương án để giải quyết tranh chấp: Đầu tư các bên cần giữ hòa khí và tiết kiệm chi phí thông qua việc thương lượng, tiếp đó mới sử dụng hòa giải viên thương mại – đây là một hình thức giải quyết tranh chấp rất mới mẻ ở Việt Nam ta nhưng lại rất tiết kiệm và thủ tục tương đối đơn giản so với trọng tài thương mại và tòa án. Giá hiện nay chỉ bằng một nửa so với trọng tài thương mại. Sau khi sử dụng hòa giải viên, các bên vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận đó thì có thể sử dụng  trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Để có thể sử dụng điều khoản trọng tài thì phải tuân theo điều kiện quy định tại điều 5 của luật trọng tài thương mại 2010.

Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

  1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Như vậy, điều khoản này đã được lập trước về thỏa thuận chọn trọng tài thương mại, thậm chí còn chỉ rõ các bên sẽ sử dụng trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp. Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) là một trong những trung tâm giải quyết tranh chấp nổi tiếng và có uy tín, giá cả cũng khá mềm so với những trung tâm trọng tài khác.

Nếu phán quyết của trung tâm trọng tài không được một trong hai bên thỏa mãn thì các bên có thể tiếp tục nộp đơn khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để xử lý. Thủ tục này để được giải quyết thì thời gian sẽ khá là lâu, chưa kể chi phí cũng không phải là thấp nên các bên cần cân nhắc khi lựa chọn phương án này.

Về các vấn đề cụ thể liên quan đến các phương án giải quyết tranh chấp thì quý đọc giả có thể tham khảo bài viết liên quan đến các phương án giải quyết tranh chấp của chúng tôi dưới đây:

https://luatsuhopdong.com/phuong-an-giai-quyet-tranh-chap.html

3. Kết luận

Như vậy, các bên cần phải quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đó, ghi nhận như một lời cam kết thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa các bên về phương thức thanh toán, giá cả, địa điểm thanh toán. Thêm vào đó, các bên cũng sẽ quy định về khoản phạt hợp đồng và cơ chế bồi thường thiệt hại nhưng phải tuân theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 và luật thương mại 2005.

Hai bên cũng cần phải thỏa thuận ngay từ đầu về phương án giải quyết tranh chấp: thứ tự là thương lượng, hòa giải thương mại, trọng tài thương mại và tòa án. Trong đó, hòa giải và trọng tài là hai điều khoản cần phải được ghi nhận trong thỏa thuận trước một cách rõ ràng rằng các bên sẽ lựa chọn trung tâm nào để giải quyết tranh chấp. Có như vậy, khi xảy ra tranh chấp, các bên mới không cuốn cuồng để tìm phương án giải quyết tranh chấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẶT CỌC VÀ BẢO LÃNH HÀNG HÓA

Trong bài viết trước, chúng ta đã đề cập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ hàng hóa để thực hiện hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý chuyên sâu về biện pháp đặt cọc và bão lãnh hàng hóa thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

­- Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung thông tư 07/2015.

2. Nội dung

2.1. Đặt cọc

–  Về biện pháp đặt cọc thì chúng tôi đã có một bài viết riếng về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo dưới link này:

https://luatsuhopdong.com/quy-dinh-ve-dat-…iao-ket-hop-dong.html

2.2. Bảo lãnh

Quy định về bảo lãnh được quy định tại điều 335 của bộ luật dân sự 2015

Điều 335. Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Quy định trên quy định rõ ràng, bên bảo lãnh chỉ thực hiện bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh thông thường chính là ngân hàng. Vì ngân hàng là một tổ chức có tiềm lực tài chính nên việc thuê ngân hàng là bên bão lãnh là rất hợp lý.

Ví dụ: Bên A ký hợp đồng để mua 10 tấn gạo của bên B với tổng giá trị 150.000.000 VNĐ. Do để chắc chắn cho các bên có thể thực hiện được hợp đồng của mình thì bên A có tiền hành nhơ ngân hàng Vietcombank tiến hành bảo lãnh thanh toán.

Bước 1: Bên A sẽ ký hợp đồng dịch vụ bảo lãnh thanh toán với ngân hàng Vietcombank

Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Thì quy định về các đối tượng được bảo lãnh như sau:

Điều 10. Điều kiện đối với khách hàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  2. Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
  3. Được tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấpbảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trong đó khoản 2 đã được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-NHNN tại như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp, trừ nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu đối với các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác”.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh quy định tại điều 13 của thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh

  1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
  2. a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;
  3. b) Tài liệu về khách hàng;
  4. c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
  5. d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);

đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

  1. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểmcụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.

Trong đó văn bản đề nghị bảo lãnh sẽ tùy vào loại bảo lãnh khác nhau thì sẽ áp dụng những văn bản khác nhau về bảo lãnh: thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu.

Về mức phí bảo lãnh thì sẽ tùy vào mỗi ngân hàng mà sẽ có mức phí khác nhau.

Ví dụ: Theo quy định của ngân hàng Vietcombank thì Bảo lãnh được ký quỹ 100%, thời gian tính phí kể từ ngày phát hành đến ngày hết hạn hiệu lực của bảo lãnh : + Ký quỹ 100% bằng Tiền mặt hoặc từ Tài khoản không kỳ hạn tại VCB có mức phí là 0,05%/tháng trên trị giá bảo lãnh Tối thiểu 20 USD.

Dưới đây là văn bản đề nghi bảo lãnh thanh toán của Vietcombank:

ĐƠN XIN BẢO LÃNH THANH TOÁN_VIETCOMBANK

Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh Nếu đồng ý, NH và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Bước 3: sau khi hoàn thành bước 2, ngân hàng sẽ thông báo cấp chứng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận BL cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được BL, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..

=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh) Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 4: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, tuy theo mức độ mà khách hàng đăng ký phạm vi bảo lãnh với khác hàng.

Bước 5: Ngân hàng sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Tức trả tiền phí (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được BL vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, NH tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lịch sử nợ quá hạn của bên được BL. NH áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản bất động sản, trích tài khoản của bên được bảo lãnh hoặc khởi kiện.

Phí bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh có thể được tính bằng số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ phí.

Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh:Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
  • Tỷ lệ phí (%):Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
    Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

+ Về phạm vi bảo lãnh thì bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định tại điều 336 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

  1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Tức là bên bảo lãnh chỉ phải bảo lãnh theo mức độ đăng ký bảo lãnh của bên được bảo lãnh. Tức là nếu lô hàng gồm 1 tấn tôm nhưng bên được bảo lãnh yêu cầu bảo lãnh 700kg tôm thì bên ngân hàng chỉ đảm bảo cho 700kg đó mà thôi. Trong trường hợp bên được bảo lãnh gây ra thiệt hại, tức là việc không thanh toán tiền làm cho bên bán bị mất số tiền đáng lẽ có để đầu tư thì bên bảo lãnh sẽ nộp luôn cả tiền lãi cho bên được bảo lãnh

+ Bộ luật dân sự cũng quy định về thù lao, hay còn gọi là mức phí quy định tại điều 337

Điều 337. Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.

Nếu như có tới 2 ngân hàng được bảo lãnh thì ta tham khảo quy định tại điều 338 của bộ luật dân sự 2015 như sau”

Điều 338. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Tức là: nếu có Vietcombank và sacombank tham gia bảo lãnh cho 1 tấn tôm trên thì nếu có sự vi phạm xảy ra thì bên bán có quyền yêu cầu một trong hai bên thanh toán và sau đó, ngân hàng đã đứng ra thành toán thì sẽ được bên còn lại thanh toán khoản phí theo phần nghĩa vụ của họ.

Về quan hệ giữa bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh quy định tại điều 339 như sau:

Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

  1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
  2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
  3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Tức là nếu như chưa đến hạn phải thanh toán tiền tôm của bên mua thì bên bán không được phép yêu cầu bên phía ngân hàng thanh toán trước.

+ Chấm dứt bảo lãnh sẽ được xác lập khi đáp ứng những quy định tại điều 343 của bộ luật dân sự 2015.

Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh

Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
  2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy, bảo lãnh cũng như các biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng khác. Bên bảo lãnh thường là ngân hàng, nơi có tiềm lực tài chính rất lớn. Nó nhằm giúp cho bên nhận bảo lãnh an tâm khi giao kết hợp đồng mua bán với bên được bảo lãnh. Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán mà bên được bảo lãnh không thực hiện và chỉ thực hiện ứng với yêu cầu ban đầu của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, bên bảo lãnh còn phải trả luôn cả lãi suất phát sinh từ số tiền chưa được thanh toán đó.

3. Kết luận

Đặt cọc và bảo lãnh là hai trong số các phương pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó đặt cọc có mối quan hệ chỉ ở hai bên, sự phạt cọc cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Đối với biện pháp bảo lãnh thì sẽ nhờ vào một bên thứ ba, bên thứ ba đó đa phần sẽ là ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện được hợp đồng trên thực tế, đồng thời cũng chỉ bảo lãnh tùy theo đăng ký của bên được bảo lãnh. Khi tham gia giao kết, các bên nên chú ý vào hai biện pháp bảo đảm trên để hợp đồng ký kết của mình với dối tác có thể đảm bảo để thực hiện, cũng như cho dù không được thực hiện như mong muốn thì bên bị thiệt hại cũng sẽ được đền bù một số tiền nhất định.

Trên đây là bài viết về biện pháp bảo đảm đặt cọc và bảo lãnh của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỆN PHÁP BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU VÀ CẦM GIỮ HÀNG HÓA

Trong bài viết trước, chúng ta đã đề cập đến các biện pháp để thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, chi tiết về từng loại biện pháp này thì vẫn chưa được đề cập. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý chuyên sâu về biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

­ – Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo  đảm

2. Nội dung

2.1. Bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu là một quy định mới của bộ luật dân sự 2015 so với bộ luật cũ. Cụ thể bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận tại điều 331 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

  1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
  2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Ví dụ: A ký hợp đồng mua 200 kg tôm của B với giá 40 triệu đồng, hai bên thỏa thuận sẽ thành toán thành hai đợt nhưng bên B đồng ý cho bên A lấy trước 200kg tôm đó ngày sau đợt thanh toán đầu tiên để bên A có thể bán nó cho bên C. Từ đó, bên B đã xác lập bảo lưu quyền sở hữu cho mình.

Về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu quy định tại điều 51 của Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo  đảm như sau:

Điều 51. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản, bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Tuy nhiên, để mình có thể được pháp luật bảo vệ bảo lưu quyền sở hữu thì bên B phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm để nếu A có giao hàng cho C rồi không tiếp tục giao tiền cho B thì B có quyền đòi lại tài sản. Tức là bên C sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu B là người đăng ký trước.

+ Về quyền đòi tài sản thì quy định tại điều 332 của bộ luật dân sự như sau:

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều này có nghĩa là nếu A không thanh toán đúng hạn thì bên B có quyền yêu cầu đòi lại hàng hóa.  Thêm vào đó, nếu như bên A do bảo quản mà làm chết tôm thì phải bồi thường thiệt hại số tôm bị chết đó, Nên bên mua nên an tâm về việc được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình. Bên B cũng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền mà mình đã nhận được khi bên A giao lại hàng hóa. Nếu không có quy đinh trên thì sẽ khiên bên bán bị thiệt hại khi bên mua không  thanh toán số tiền còn lại dù đã nhận đầy đủ hàng hóa. Quy định này sẽ giúp các bên cân bằng được lợi ích khi tham gia giao kết hợp đồng, từ đó cũng giúp bên mua có đầy đủ hàng hóa để giao cho một bên thứ ba. Tạo thuận lợi thông thương giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Nhà làm luật cũng không bỏ qua quyền lợi của người mua hàng hóa đó. Cụ thể, quy định tại điều 133 như sau:

Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

  1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
  2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tức là giống như phân tích ở trên, thì bên mua(A)  phải sử dụng 200kg tôm đó để tạo ra lợi ích, nếu có bán cho bên khách thì phải có sản phẩm thay thế khi bên bán (B) đòi lại tài sản, sản phẩm này phải đúng chủng loại, cùng số lượng và chất lượng, nếu không bên mua phải bồi thương toàn bộ thiệt hại. Nếu như trong thời gian chưa thể giao hàng cho bên thứ ba mà tôm đẻ ra rất nhiều con con thì con con đó thuộc quyền sở hữu của bên mua chứ không phải là bên bán.

Tuy nhiên, bảo lưu quyền sở hữu cũng sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
  2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
  3. Theo thỏa thuận của các bên.

Tức là các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi nào. Còn nếu không có thỏa thuận thì nó sẽ chấm dứt khi. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong, bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

Như vậy, bộ luật dân sự đã quy định rất rõ về những quy định về bảo lưu quyền sở hữu. Bên bán vẫn được xem là chủ sở hữu của hàng hóa một khi bên mua chưa thanh toán đủ tiền, mặt dù đã nhận hàng. Bên bán cần tiến hành đăng ký biên pháp bảo đảm để giúp bên bán được ưu tiên thanh toán tiền và thiệt hại.

2.2. Cầm giữ tài sản

Tại điều 346 của bộ luật dân sự 2015 quy định về cầm giữ tài sản

Điều 346. Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tiến hành cầm giữ tài sản ở đây có thể được áp dụng trong trường hợp hai bên có thỏa thuận.

Ví dụ: Bên A ký hợp đồng mua 200 kg tôm sú của bên B, chia thành hai đợt thanh toán là ngày 30/03/2019 và 04/05/2019, trong đó bên B sẽ giao cho bên A tất cả 200 kg tôm sú đó trong ngày 04/05/2019, sau khi bên A hoàn thành đợt thanh toán cuối cùng. Nếu như bên A không thanh toán đủ số tiền thì bên B có quyền cầm giữ lượng tôm sú đó.

Về xác lập quyền cầm giữ tài sản quy định tại điều 347 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 347. Xác lập cầm giữ tài sản

  1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

Có nghĩa là quyền cầm giữ chỉ được xác lập nếu một bên vi phạm nghĩa vụ. Giống như ở ví dụ trên thì bên A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán với bên B nên bên B đã nắm giữ tôm, là đối tượng của hợp đồng mà hai bên tham gia ký kết.

Trong đó, bộ luật dân sự có quy định về quyền của bên cầm giữ tại điều 348 như sau:

Điều 348. Quyền của bên cầm giữ

  1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
  2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
  3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Tức là ở ví dụ 200kg tôm kia thì, nếu bên mua chưa có tiền để thanh toán thì để tôm tiếp tục sống cho đến khi bên mua có tiền thanh toán thì bên bán buộc phải cho tôm ăn. Chi phí đó sẽ do bên mua phải chịu và cộng vào chi phí thanh toán thêm. Còn về con do tôm đẻ ra thì bên bán phải thỏa thuận với bên mua về việc khai thác chúng.

Về nghĩa vụ của bên cầm giữ thì bộ luật dân sự cũng quy định tại điều 349 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm giữ

  1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
  2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
  3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
  4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Điều này có nghĩa là bên bán không được bán số tôm đó cho một bên khác khi chưa chấm dứt hợp đồng với bên mua. Về chấm dứt cầm giữ thì được quy định tại điều 350 như sau:

Điều 350. Chấm dứt cầm giữ

Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
  2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
  3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
  4. Tài sản cầm giữ không còn.
  5. Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy, việc cầm giữ tài sản là một biên pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên. Nó chỉ phát sinh khi có một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ nghĩa vụ trả tiền tôm sau khi đã mua tôm. Bên cầm giữ có quyền yêu cầu thêm chi phí để bảo dưỡng hàng hóa, khai thác nguồn lợi từ hàng hóa nếu được bên bị cầm giữ đồng ý. Đồng thời bên cầm giữ cũng không được bán cho một bên khác nếu không có sự đồng ý của bên bán. Các bên cần chú ý quy định này để làm đúng theo quy định của pháp luật, giúp cho hợp đồng được thực hiện một cách có lợi nhất cho hai bên.

3. Kết luận

Như vậy, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản là hai biện pháp rất hữu dụng mà các bên có thể sử dụng để đảm bảo cho hợp đồng có thể được thực hiệ, nếu hợp đồng không được thực hiện theo ý của các bên thì bên bị thiệt hại cũng có thể đạt được một khoản bồi thường, bù đắp cần thiết.

Trên đây là bài viết về điều khoản biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Bài viết biện pháp bảo đảm đặt cọc và bảo lãnh hàng hóa:

https://luatsuhopdong.com/bien-phap-bao-da…ao-lanh-hang-hoa.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Mục đích cuối cùng mà bên bán trong giao kết hợp đồng mong muốn đó là số tiền nhận được. Với tình hình kinh tế xã hội đang phát triển như hiện nay thì các bên đã có rất nhiều những phương thức được sử dụng để thanh toán trong hợp đồng. Thêm vào đó, bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát về các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

2. Nội dung

2.1. Các phương thức thanh toán

Dưới đây là điều khoản mẫu về phương thức thanh toán

Điều 8: Phương thức thanh toán

  1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức …………….. trong thời gian ……………………………
  2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức …………….. trong thời gian ……………………………

Về phương thức thanh toán thì quy định tại điều 433 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 433. Giá và phương thức thanh toán

  1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, các bên có thể tự thỏa thuận phương thức thanh toán trong hầu hết các trường hợp trường hợp. Nhưng theo tập quán bình thường thì các bên sẽ dùng tiền mặt để trao đổi, còn đối với những giao dịch có giá trị từ 20 triệu trở lên thì sẽ tiến hành chuyển khoản.

quy định tại Điều 6 của thông tư Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
    Mặt khác, căn cứ khoản 2, Khoản 3, Điều 15, Mục 1, Chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTCngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

 

  1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).­­­­”

 

Dựa vào hai quy định nêu trên thì nếu Doanh nghiệp có mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp trên 20 triệu, hoặc dưới 20triệu nhưng mua nhiều lần trong ngày có tổng trị giá từ 20 triệu trở lên thì doanh nghiệp phải chuyển khoản.

+ Xét về mặt thời gian thì thông thường bên mua sẽ chuyển khoản trong vòng 03 ngày sau khi đã hoàn thành các thủ tục nhận hàng.Còn đối với tiền mặt, thì bên bán thường sẽ nhận số tiền tương ứng với lần giao hàng đó.

Như vậy, phương thức thanh toán có thể bằng nhiều hình thức: tiền mặt, séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử). Các bên có thể thỏa thuận về phương thức thanh toán qua hình thức nào, tuy nhiên cần chú ý đến hóa đơn trên 20 triệu hoặc dưới 20triệu nhưng mua nhiều lần trong ngày có tổng trị giá từ 20 triệu trở lên thì doanh nghiệp phải chuyển khoản. Về thời gian thanh toán thì cũng sẽ do các bên tự thỏa thuận, thông lệ thường là giao tiền ứng với số lượng hàng hóa được nhận, hoặc chuyển tiền trong vòng 03 ngày kể từ thời điểm hoàn tất thủ tục giao hàng.

2.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hiện hợp đồng   

Mặt dù đã ký kết hợp đồng, tuy nhiên, đối với những loại hợp đồng mà giá trị của nó lên đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu thì cần phải có những biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng. các biện pháp này nhằm đảm bảo cho các bên tham gia sẽ tin tưởng vào sự thành công của bản hợp đồng mà mình ký, cũng như tránh trường hợp đối tác lật lọng thì bản thân cũng đã được đền bù mất mát một phần nào đó.

Dưới đây là điều khoản mẫu về biện pháp đặt cọc,một trong những biên pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo bộ luật dân sự 2015:

+ Đặt cọc

Điều 9: Đặt cọc

  1. Bên A phải đặt cọc sô tiền 5.000.000 VNĐ (năm triệu Việt Nam đồng) để bên B vận chuyển 200 kg tôm sú tới nhà kho chứa tôm của bên B. Số tiền này sẽ được bên A giao cho bên B ngay sau khi ký kết hợp đồng này.
  2. Trong trường hợp bên A không thực hiện nghĩa vụ nhận tôm hoặc thanh toán, bên A sẽ mất tiền cọc. Trong trường hợp bên B đã nhận tiền cọc nhưng không giao hàng như đã thỏa thuận thì sẽ phải trả lại tiền cọc, cộng với số tiền phạt cọc thêm 10.000.000 VNĐ.

Xét xem điều khoản trên có hợp lý hay không, ta cần xem xét quy định của pháp luật về đặt cọc. Quy định của đặt cọc tại điều 328 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 328. Đặt cọc

  1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc các bên quy định như vậy là trái với quy định của pháp luật về đặt cọc. Điều khoản phải được sửa thành số tiền phạt cọc là 5.000.000 VNĐ thì mới đúng với quy định của pháp luật.

Ngoài đặt cọc thì bộ luật dân sự còn ghi nhận những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau:

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  1. Cầm cố tài sản.
  2. Thế chấp tài sản.
  3. Đặt cọc.
  4. Ký cược.
  5. Ký quỹ.
  6. Bảo lưu quyền sở hữu.
  7. Bảo lãnh.
  8. Tín chấp.
  9. Cầm giữ tài sản.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thường sử dụng các biên pháp bảo đảm như:

Ví Dụ: Đặt cọc, Bảo lưu quyền sở hữu, Bảo lãnh, Cầm giữ tài sản.

+ Bảo lưu quyền sở hữu

Trong đó, bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại điều 331 của bộ luật dân sự 2015

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

  1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
  2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Sự bảo lưu quyền sở hữu này thường sẽ giúp cho bên bán bảo lưu được quyền sở hữu của mình khi bên mua chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình bởi vì theo quy định của điều 332 về quyền đòi lại tài sản của bộ luật dân sự như sau:

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, với quyền bảo lưu này, bên bán sẽ yên tâm hơn trong việc bên mua phải thanh toán đầy đủ theo nghĩa vụ của mình.

+ Bảo lãnh

Quy định về bảo lãnh được quy định tại điều 335 của bộ luật dân sự 2015

Điều 335. Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Quy định trên quy định rõ ràng, bên bảo lãnh chỉ thực hiện bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh thông thường chính là ngân hàng. Vì ngân hàng là một tổ chức có tiềm lực tài chính nên việc thuê ngân hàng là bên bão lãnh là rất hợp lý.

+ Cầm giữ tài sản

Tại điều 346 của bộ luật dân sự 2015 quy định về cầm giữ tài sản

Điều 346. Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tiến hành cầm giữ tài sản ở đây có thể được áp dụng trong trường hợp hai bên có thỏa thuận.

Ví dụ: Bên A ký hợp đồng mua 200kg tôm sú của bên B, chia thành hai đợt thanh toán là ngày 30/03/2019 và 04/05/2019, trong đó bên B sẽ giao cho bên A tất cả 200kg tôm sú đó trong ngày 04/05/2019, sau khi bên A hoàn thành đợt thanh toán cuối cùng. Nếu như bên A không thanh toán đủ số tiền thì bên B có quyền cầm giữ lượng tôm sú đó.

Như vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên cần phải chú ý về hình thức thanh toán, thường thì sẽ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Để các bên có thể đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thì các bên cần phải thỏa thuận về các biện pháp thực hiện hợp đồng. Các biện pháp thường được sử dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa là: Đặt cọc, Bảo lưu quyền sở hữu, Bảo lãnh, Cầm giữ tài sản. Các phương pháp này nếu đơn giản có thể ghi nhận thành điều khoản trong hợp đồng, nếu không thì phải lập thành một văn bản riêng.

Bài viết phân tích chi tiết về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được viết sau  bài viết này.

Trên đây là bài viết về điều khoản phương thức thanh toán và các biên pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.