BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẶT CỌC VÀ BẢO LÃNH HÀNG HÓA

Trong bài viết trước, chúng ta đã đề cập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ hàng hóa để thực hiện hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức pháp lý chuyên sâu về biện pháp đặt cọc và bão lãnh hàng hóa thực hiện hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

­- Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung thông tư 07/2015.

2. Nội dung

2.1. Đặt cọc

–  Về biện pháp đặt cọc thì chúng tôi đã có một bài viết riếng về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo dưới link này:

https://luatsuhopdong.com/quy-dinh-ve-dat-…iao-ket-hop-dong.html

2.2. Bảo lãnh

Quy định về bảo lãnh được quy định tại điều 335 của bộ luật dân sự 2015

Điều 335. Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Quy định trên quy định rõ ràng, bên bảo lãnh chỉ thực hiện bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh thông thường chính là ngân hàng. Vì ngân hàng là một tổ chức có tiềm lực tài chính nên việc thuê ngân hàng là bên bão lãnh là rất hợp lý.

Ví dụ: Bên A ký hợp đồng để mua 10 tấn gạo của bên B với tổng giá trị 150.000.000 VNĐ. Do để chắc chắn cho các bên có thể thực hiện được hợp đồng của mình thì bên A có tiền hành nhơ ngân hàng Vietcombank tiến hành bảo lãnh thanh toán.

Bước 1: Bên A sẽ ký hợp đồng dịch vụ bảo lãnh thanh toán với ngân hàng Vietcombank

Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Thì quy định về các đối tượng được bảo lãnh như sau:

Điều 10. Điều kiện đối với khách hàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  2. Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
  3. Được tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấpbảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trong đó khoản 2 đã được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-NHNN tại như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp, trừ nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu đối với các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác”.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh quy định tại điều 13 của thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh

  1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
  2. a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;
  3. b) Tài liệu về khách hàng;
  4. c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
  5. d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);

đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

  1. Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểmcụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.

Trong đó văn bản đề nghị bảo lãnh sẽ tùy vào loại bảo lãnh khác nhau thì sẽ áp dụng những văn bản khác nhau về bảo lãnh: thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu.

Về mức phí bảo lãnh thì sẽ tùy vào mỗi ngân hàng mà sẽ có mức phí khác nhau.

Ví dụ: Theo quy định của ngân hàng Vietcombank thì Bảo lãnh được ký quỹ 100%, thời gian tính phí kể từ ngày phát hành đến ngày hết hạn hiệu lực của bảo lãnh : + Ký quỹ 100% bằng Tiền mặt hoặc từ Tài khoản không kỳ hạn tại VCB có mức phí là 0,05%/tháng trên trị giá bảo lãnh Tối thiểu 20 USD.

Dưới đây là văn bản đề nghi bảo lãnh thanh toán của Vietcombank:

ĐƠN XIN BẢO LÃNH THANH TOÁN_VIETCOMBANK

Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh Nếu đồng ý, NH và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Bước 3: sau khi hoàn thành bước 2, ngân hàng sẽ thông báo cấp chứng thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận BL cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được BL, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..

=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh) Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 4: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, tuy theo mức độ mà khách hàng đăng ký phạm vi bảo lãnh với khác hàng.

Bước 5: Ngân hàng sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Tức trả tiền phí (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được BL vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, NH tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lịch sử nợ quá hạn của bên được BL. NH áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản bất động sản, trích tài khoản của bên được bảo lãnh hoặc khởi kiện.

Phí bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh có thể được tính bằng số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ phí.

Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh:Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
  • Tỷ lệ phí (%):Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
    Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

+ Về phạm vi bảo lãnh thì bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định tại điều 336 của bộ luật dân sự 2015:

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

  1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Tức là bên bảo lãnh chỉ phải bảo lãnh theo mức độ đăng ký bảo lãnh của bên được bảo lãnh. Tức là nếu lô hàng gồm 1 tấn tôm nhưng bên được bảo lãnh yêu cầu bảo lãnh 700kg tôm thì bên ngân hàng chỉ đảm bảo cho 700kg đó mà thôi. Trong trường hợp bên được bảo lãnh gây ra thiệt hại, tức là việc không thanh toán tiền làm cho bên bán bị mất số tiền đáng lẽ có để đầu tư thì bên bảo lãnh sẽ nộp luôn cả tiền lãi cho bên được bảo lãnh

+ Bộ luật dân sự cũng quy định về thù lao, hay còn gọi là mức phí quy định tại điều 337

Điều 337. Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.

Nếu như có tới 2 ngân hàng được bảo lãnh thì ta tham khảo quy định tại điều 338 của bộ luật dân sự 2015 như sau”

Điều 338. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Tức là: nếu có Vietcombank và sacombank tham gia bảo lãnh cho 1 tấn tôm trên thì nếu có sự vi phạm xảy ra thì bên bán có quyền yêu cầu một trong hai bên thanh toán và sau đó, ngân hàng đã đứng ra thành toán thì sẽ được bên còn lại thanh toán khoản phí theo phần nghĩa vụ của họ.

Về quan hệ giữa bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh quy định tại điều 339 như sau:

Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

  1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
  2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
  3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Tức là nếu như chưa đến hạn phải thanh toán tiền tôm của bên mua thì bên bán không được phép yêu cầu bên phía ngân hàng thanh toán trước.

+ Chấm dứt bảo lãnh sẽ được xác lập khi đáp ứng những quy định tại điều 343 của bộ luật dân sự 2015.

Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh

Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
  2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy, bảo lãnh cũng như các biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng khác. Bên bảo lãnh thường là ngân hàng, nơi có tiềm lực tài chính rất lớn. Nó nhằm giúp cho bên nhận bảo lãnh an tâm khi giao kết hợp đồng mua bán với bên được bảo lãnh. Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán mà bên được bảo lãnh không thực hiện và chỉ thực hiện ứng với yêu cầu ban đầu của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, bên bảo lãnh còn phải trả luôn cả lãi suất phát sinh từ số tiền chưa được thanh toán đó.

3. Kết luận

Đặt cọc và bảo lãnh là hai trong số các phương pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong đó đặt cọc có mối quan hệ chỉ ở hai bên, sự phạt cọc cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Đối với biện pháp bảo lãnh thì sẽ nhờ vào một bên thứ ba, bên thứ ba đó đa phần sẽ là ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện được hợp đồng trên thực tế, đồng thời cũng chỉ bảo lãnh tùy theo đăng ký của bên được bảo lãnh. Khi tham gia giao kết, các bên nên chú ý vào hai biện pháp bảo đảm trên để hợp đồng ký kết của mình với dối tác có thể đảm bảo để thực hiện, cũng như cho dù không được thực hiện như mong muốn thì bên bị thiệt hại cũng sẽ được đền bù một số tiền nhất định.

Trên đây là bài viết về biện pháp bảo đảm đặt cọc và bảo lãnh của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẶT CỌC VÀ BẢO LÃNH HÀNG HÓA