CHỦ THỂ LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì Việt Nam đã mở cửa để đón nhận những công dân nước ngoài vào sinh sống và làm việt tại Việt Nam. Nhưng không phải bất kỳ công dân nước ngoài nào cũng có thể làm việc tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ tiến hành phân tích về những điều kiện và trường hợp nào mà công dân nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động

– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

 

– Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

 

2. Nội dung

2.1. Lao động nước ngoài phải đăng ký giây phép lao động

Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

=> Như vậy, khác với lao động là người Việt Nam. Lao động nước ngoài bắt buộc phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải đăng ký giấy phép với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Về trình độ chuyên môn thì quy định tại điều 9 của nghị định 11/2016 như sau:

Điều 9. Điều kiện cấp giấy phép lao động

  1. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Căn cứ để chứng minh người lao động thuộc một trong các chủ thể trên quy định tại điều 3 của nghị định 11/2016:

Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật

  1. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;

b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

=> Việc làm việc ít nhất 03 năm trong ngành sẽ giúp cho người lao động có trình độ chuyên môn chuyên sâu để hỗ trợ cho người sử dụng lao động. Các lĩnh vực xây dựng, luật và mua bán hàng hóa quốc tế rất cần sự góp ý của các chuyên gia.

Tại khoản 2 – điều 6 của thông tư 40/2016 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như sau:

  1. Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
  2. Giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

 

  1. Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;

b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

=> Trong tình hình mà nền kinh tế Việt Nam đang đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng nền kinh tế thế giới. Chúng ta rất cần sự có mặt của những giám đốc điều hành chất lượng nhằm góp phần giúp nền kinh tế của nước ta phát triển. Vì thế, các vị trí giám đốc điều hành hiện nay vẫn được nhà nước ta khuyến khích để người nước ngoài nộp vô vị trí này.

https://govalue.vn/kinh-te-viet-nam/

 

  1. Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

Để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động thì lao động kỹ thuật cần đáp ứng những hồ sơ quy định tại khoản 3 – Điều 6 của thông tư 40/2016 như sau:

  1. Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
  2. Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.

Theo điều 173 của BLLĐ: “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm”.

Về việc nếu công dân nước ngoài không xin giấy phép thì có bị sao không thì quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều 171 BLLĐ như sau:

Điều 171. Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  1. Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

2.2. Những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Tuy nhiên, không phải công dân nước ngoài muốn lao động ở Việt Nam nào cũng phải xin giấy phép. Cụ thể, tại điều 172 quy định về trường hợp công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

=> Nhóm người này là những người nằm trong danh sách các thành viên tham gia quản lý doanh nghiệp nên được khuyến khích bỏ qua các thủ tục về cấp phép.

  1. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  2. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

=> Nhóm này là nhóm thực hiện việc lao động tại Việt Nam cho công ty của họ. Tuy nhiên, việc ở Việt Nam chỉ 03 tháng để thực hiện nhiệm vụ của mình thì là một thời gian ngắn nên việc xin giấy sẽ khiến cho người lao động không thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách kịp thời. 03 tháng cũng không phải là thời gian quá lâu nên chính phủ Việt Nam ưu tiên cho những chuyên gia này.

  1. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

=> Lĩnh vực luật sư là lĩnh vực mà luật sư nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nhất định nếu muốn được hành nghề. Cụ thể, quy định tại điều 74 của Văn bản hợp nhất 03/2015 như sau:

Điều 74. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài[59]

Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:

  1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
  3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
  4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

 

  1. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  2. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  3. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

=> Để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế thì Việt Nam thường xuyên tham gia vào các hiệp ước song phương và đa phương. Trong các hiệp ước đó, thậm chí người lao động Việt Nam còn có thể qua nước tham gia ký kết đó để lao động mà không cần phải xin giấy phép lao động. Theo nguyên tắc có qua có lại thì Việt Nam cần phải ưu tiên cho những công dân nước này làm việc tại Việt Nam không cần phải xin giấy phép.

3. Kết Luận

Như vậy, người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần phải xin giấy phép lao động.

Lao động nước ngoài bắt buộc phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải đăng ký giấy phép với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Căn cứ để chứng minh người lao động thuộc một trong các chủ thể trên quy định tại điều 3 của nghị định 11/2016

Trong tình hình mà nền kinh tế Việt Nam đang đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng nền kinh tế thế giới. Chúng ta rất cần sự có mặt của những giám đốc điều hành chất lượng nhằm góp phần giúp nền kinh tế của nước ta phát triển. Vì thế, các vị trí giám đốc điều hành hiện nay vẫn được nhà nước ta khuyến khích để người nước ngoài nộp vô vị trí này.

 

Tuy nhiên, không phải công dân nước ngoài muốn lao động ở Việt Nam nào cũng phải xin giấy phép. Cụ thể, tại điều 172 quy định về trường hợp công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

 

Để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế thì Việt Nam thường xuyên tham gia vào các hiệp ước song phương và đa phương. Trong các hiệp ước đó, thậm chí người lao động Việt Nam còn có thể qua nước tham gia ký kết đó để lao động mà không cần phải xin giấy phép lao động. Theo nguyên tắc có qua có lại thì Việt Nam cần phải ưu tiên cho những công dân nước này làm việc tại Việt Nam không cần phải xin giấy phép.

Trên đây là bài viết điều khoản về chủ thể là người lao động nước ngoài trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ THỂ LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI