Đối với trường hợp người sử dụng lao động thì không phải cứ là người sử dụng lao động thì có thể thoải mái tuyển dụng mà phải đáp ứng một số những điều kiện nhất định. Bài viết dưới đây sẽ thực hiện phân tích cho các bạn về những vấn đề liên quan đến những điều kiện mà người sử dụng lao động có thể tiến hành ký hợp đồng với người lao động.
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
– Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
2. Nội dung
2.1. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài
Điều kiện tuyển dụng quy định tại điều 170 của BLLĐ
Điều 170. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
=> Quy định yêu cầu người sử dụng lao động phải tuân thủ những điều khoản quy định về những cá nhân được cấp phép lao động tại Việt Nam. Chỉ tuyển những cá nhân là người nước ngoài nếu lao động Việt Nam không đáp ứng những tiêu chí trên. Thêm vào đó, chỉ tuyển lao động nước ngoài nếu như lao động Việt Nam không đáp ứng những điều kiện được nêu ở trên.
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Việc người sử dụng lao động nước ngoài muốn sử dụng lao động là người nước ngoài nữa thì cần phải có sự đồng ý sau khi giải trình nhu cầu. Điều này là hoàn toàn đúng đắn nhằm hạn chế việc sử dụng lao động nước ngoài ồ ạt, khiên lao động Việt Nam không có việc để làm.
Nếu như sử dụng người lao động mà không có giấy phép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 3 – điều 171 của BLLĐ:
Về việc bị phạt quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
…
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”
=> Mức phạt quy định ở trên là rất cao so với các mức phạt khác. Vì thế, người sử dụng lao động không nên mạo hiểm sử dụng người lao động chưa có giấy phép lao động.
2.2. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
Theo quy định tại điều 173 của BLLĐ có thời gian tối đa là 02 năm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giấy phép cũng được sử dụng cho đến hết thời hạn được nêu ở trên. Những trường hợp mà giấy phép lao động hết hiệu lực được nêu như sau:
Điều 174. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.
=> Mục đích để xin giấy phép lao động là để lao động thông qua hợp đồng lao động. Khi giấy phép hết hoặc hợp đồng lao động hết thì các các bên phải tiến hành nộp hồ sơ để cấp lại giấy phép lao động
Các trường hợp mà các bên phải tiến hành xin cấp lại giấy phép lao động quy định tại Điều 13 của nghị định 11/2016 như sau:
Điều 13. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 10 Nghị định này.
- Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
=> như vậy giấy phép lao động chỉ còn ít nhất 05 ngày thì người lao động bắt buộc phải đi đăng ký để xin cấp lại.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
=> Việc giấy phép lao động bị thu hồi sẽ nằm trong các trường hợp được quy định tại đây. Ngoài ra, các áp dụng với trường hợp người lao động nước ngoài không tuân thủ theo các quy định tại nghị định 11/2016.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
- Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
=> Việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động khiến người lao động không còn môi trường để lao động. Vì thế, giấy phép cũng hết hạn theo. Đối với người lao động nước ngoài thuộc quy định tại khoản 8 trên thì họ đã mất năng lực hành vi dân sự nên không thể tham gia vào lao động.
3. Kết Luận
Quy định yêu cầu người sử dụng lao động phải tuân thủ những điều khoản quy định về những cá nhân được cấp phép lao động tại Việt Nam. Chỉ tuyển những cá nhân là người nước ngoài nếu lao động Việt Nam không đáp ứng những tiêu chí trên. Thêm vào đó, chỉ tuyển lao động nước ngoài nếu như lao động Việt Nam không đáp ứng những điều kiện được nêu ở trên.
Về việc bị phạt quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Mức phạt thấp nhất về việc sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lên tới 30 triệu đồng. Việc người sử dụng lao động nước ngoài muốn sử dụng lao động là người nước ngoài nữa thì cần phải có sự đồng ý sau khi giải trình nhu cầu.
Khi giấy phép hết hoặc hợp đồng lao động hết thì các các bên phải tiến hành nộp hồ sơ để cấp lại giấy phép lao động. Khi giấy phép lao động chỉ còn ít nhất 05 ngày thì người lao động bắt buộc phải đi đăng ký để xin cấp lại.
Việc giấy phép lao động bị thu hồi sẽ nằm trong các trường hợp được quy định tại đây. Ngoài ra, các áp dụng với trường hợp người lao động nước ngoài không tuân thủ theo các quy định tại nghị định 11/2016.
Việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động khiến người lao động không còn môi trường để lao động. Vì thế, giấy phép cũng hết hạn theo. Đối với người lao động nước ngoài thuộc quy định tại khoản 8 trên thì họ đã mất năng lực hành vi dân sự nên không thể tham gia vào lao động.
Trên đây là bài viết điều khoản về các điều kiện được tuyển dụng người lao động nước ngoài và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.