Đàm phán hợp đồng là thực hiện một hoặc nhiều cuộc đối thoại, thương lượng giữa các bên có quan hệ đối tác với nhau có lợi ích đối kháng với nhau nhằm mục đích tiến đến một thoả thuận chung đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia đàm phán. Đàm phán hợp đồng là tập hợp các hoạt động nhằm dung hòa lợi ích để đạt được một thỏa thuận mà các bên có thể chấp nhận được.
Đối với các quan hệ hợp đồng phức tạp, có giá trị quý vị nên yêu cầu các chuyên gia pháp lý về hợp đồng hỗ trợ trong quá trình đàm phán hợp đồng để đạt được lợi ích cao nhất, phòng tránh các rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong tương lai. Quý vị cần có chuyên gia hỗ trợ tham gia đàm phán trong các trường hợp sau:
– Khi có nhiều vấn đề pháp lý liên quan mà doanh nghiệp không nắm rõ;
– Khi doanh nghiệp cần chuyên gia đưa ra ý kiến khách quan về một vấn đề để thuyết phục đối tác;
– Khi doanh nghiệp cần đảm bảo các quyền lợi pháp lý của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng;
– Khi doanh nghiệp muốn quyền lợi của doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt nhất nếu đưa tranh chấp ra trọng tài hay tòa án.
Nguyên tắc áp dụng trong đàm phán hợp đồng là nguyên tắc tự do thỏa thuận trong Bộ luật Dân sự. Sự tự do thỏa thuận trong đàm phán là nguyên tắc chủ đạo nhưng phải dựa trên cơ sở phù hợp với sự điều chỉnh của các quy định pháp luật.
Phương thức đàm phán được thực hiện qua những đề nghị mời đàm phán. Việc gửi lời mời và việc chấp nhận lời mời đàm phán là bước khởi đầu của tiến trình đàm phán của các bên. Lời mời đàm phán chỉ là khởi đầu của một phía muốn giao dịch, nên chưa là một đề nghị giao kết hợp đồng.
Suốt quá trình đàm phán, kể cả đến thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán, các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung đàm phán lại hoặc đàm phán bổ sung trước khi ký kết hợp đồng
Đàm phán là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định sự thành bại cho việc đi đến ký kết hợp đồng và đạt được các điều khoản có lợi. Để một cuộc đàm phán thành công, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như mục đích, nội dung, bối cảnh, năng lực đàm phán…
Trong đó, đáng kể phải nói đến tầm quan trọng số một của năng lực những người tham gia đàm phán. Ngoài việc phải có kỹ năng đàm phán, kiến thức chuyên sâu, người tham gia đàm phán phải hiểu biết và có kiến thức pháp luật cần thiết để loại trừ thấp nhất rủi ro pháp lý có thể xảy ra, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mà mình bảo vệ.
Các chuyên gia tham gia đàm phán với hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu của khách hàng liên quan đến đàm phán hợp đồng. Tại giai đoạn này, các chuyên gia xác định:
+ Yêu cầu cụ thể của khách hàng;
+ Mục đích mà khách hàng đòi hỏi, mong muốn đạt được;
+ Vị trí khách hàng so với đối tác trong quan hệ đàm phán;
+ Điểm mạnh, điểm yếu của chính khách hàng và đối tác;
+ Lợi ích lớn nhất mà khách hàng hướng đến khi giao kết hợp đồng;
+ Đặc điểm đối tác;
+ Quy định pháp luật liên quan đến nội dung hợp đồng;
Giai đoạn 2: Đàm phán
Tại giai đoạn này, các chuyên gia cần:
+ Xác định chủng loại hợp đồng đàm phán và ký kết;
+ Tìm hiểu cụ thể tình hình phía đối tác của khách hàng;
+ Xác định nguồn luật điều chỉnh quan hệ của loại hợp đồng cần đàm phán, ký kết;
+ Lên phương án, kế hoạch, tiến trình đàm phán;
+ Tiến hành đàm phán sơ bộ, ban đầu với đối tác của khách hàng;
+ Chuẩn bị dự thảo hợp đồng để chủ động đi vào đàm phán chính thức;
+ Cùng với khách hàng tham gia đàm phán hợp đồng;
Giai đoạn 3: soạn thảo, tham gia ký kết hợp đồng
+ Lập biên bản ghi nhớ với các điều khoản đã được các bên thông qua.
+ Thông qua dự thảo hợp đồng để đảm bảo sự nhất trí hai bên đối tác và tham mưu cho khách hàng chính thức ký kết hợp đồng.
Luật Sư Hợp Đồng đã xây dựng phương án đàm phán cho nhiều khách hàng của mình và thực tế chứng minh đã rất thành công. Không chỉ xây dựng phương án, chúng tôi còn tham gia đàm phán trực tiếp, bác bỏ những luận điểm thiếu căn cứ hoặc không rõ ràng của đối phương bằng những dẫn chiếu pháp lý rõ ràng, logic, đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng chặt chẽ.
Với đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn các loại hợp đồng. Do đó, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và nhân lực để đánh giá và phân tích các rủi ro tiềm ẩn trong mỗi giao dịch cũng như mỗi hợp đồng để từ đó tư vấn về việc đàm phán ký kết hợp đồng, thẩm định, soạn thảo các điều khoản hợp đồng nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Đồng thời tránh những rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh trong giao dịch đó cũng như tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Phạm vi cung cấp dịch vụ đàm phán ký kết hợp đồng của chúng tôi bao gồm:
– Tư vấn, đánh giá mọi khía cạnh pháp lý của hợp đồng để hợp đồng được xây dựng đảm bảo đầy đủ điều kiện về hình thức cũng như nội dung phù hợp với quy định của pháp luật;
– Cùng tham gia đàm phán, thương lượng với đối tác của khách hàng để ký kết hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng;
– Sửa đổi, soạn thảo hợp đồng trên cơ sở nội dung đàm phán giữa các bên tham gia hợp đồng, theo yêu cầu của khách hàng…;
– Thẩm định giá trị pháp lý của các hợp đồng do quý khách hàng soạn thảo hoặc đã ký kết;
– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến hợp đồng.
Tùy vào hoàn cảnh khi đàm phán thương lượng, người đàm phán có thể vận dụng những kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, một số quy tắc nhất định cần tuân thủ để có thể đạt được sự vững chắc cho quan hệ hợp tác:
+ Nội dung thỏa thuận đạt được sau đàm phán, thương lượng phải phù hợp với quy định pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
+ Cần phải đàm phán thương lượng trên tinh thần thiện chí;
+ Phải hiểu rõ toàn bộ nội dung đàm phán, thương lượng;
+ Không nên tỏ ra dễ dàng chấp thuận nhiều nội dung đối tác đưa khi mới đàm phán thương lượng trong khi việc đồng ý không mang lại lợi ích gì cho mình;
+ Phải mềm dẻo sáng tạo trong đàm phán;
+ Biết chấp nhận những rủi ro có thể lường trước;
Tổn thất doanh nghiệp gặp phải khi gặp rủi ro cao hơn rất nhiều chi phí dành cho chuyên gia pháp lý. Đó là lý do quý vị nên chọn các chuyên gia tham gia đàm phán hợp đồng trước khi giao kết.
Mọi câu hỏi liên quan, quý vị vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới.