Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng

Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên cam kết tuân thủ các thoả thuận được nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc tranh chấp hợp đồng là điều khó tránh khỏi khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng như đã giao kết.

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng:

+ Doanh nghiệp còn kém hiểu biết pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng;

+ Doanh nghiệp không chú trọng vấn đề pháp lý của hợp đồng mà chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận đạt được từ hợp đồng;

+ Doanh nghiệp thường không có hợp đồng mẫu, không soạn thảo và xem xét hợp đồng kỹ càng trước khi ký kết;

+ Không tìm hiểu kỹ đối tác, tư cách chủ thể của người ký kết hợp đồng dẫn đến khi tranh chấp hợp đồng không thể khởi kiện được;

+ Nhiều doanh nghiệp đạo đức kinh doanh còn yếu, chỉ quan tâm lợi nhuận mà bất chấp cả việc vi phạm và phá vỡ các thỏa thuận;

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng:

+ Các rủi ro khách quan như các sự kiện bất khả kháng dẫn đến vi phạm hợp đồng;

+ Chính sách pháp luật thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không thể cập nhập và áp dụng pháp luật đúng;

+ Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng còn thiếu minh bạch, chồng chéo dẫn đến không biết áp dụng hoặc áp dụng sai…

Các tranh chấp hợp đồng liên quan đến những vấn đề sau đây:

+ Bên có nghĩa vụ thực hiện việc giao hàng không đúng chất lượng, số lượng;

+ Bên cung cấp dịch vụ không thực hiện đúng như cam kết;

+ Bên có nghĩa vụ thanh toán không thực hiện đủ, kịp thời nghĩa vụ thanh toán;

+ Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;

+ Một bên vi phạm hợp đồng có khả năng bị phạt vi phạm;

+ Một bên yêu cầu bồi thường thiệt hại;

+ Một bên yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu;

+ Một bên muốn huỷ hợp đồng;

+ Các trường hợp tranh chấp khác;

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Khi xẩy ra tranh chấp hợp đồng, nhiều người nghĩ ngay tới kiện tụng tại tòa, nhưng đó không phải là phương thức duy nhất. Vậy thì ta nên cần biết những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng trước khi quyết định lựa chọn một phương thức phù hợp nhất.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: Hai bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần đến sự trợ giúp của bên thứ ba. Phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng trong nhiều trường hợp không hiệu quả vì  phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Có thêm sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải viên với vai trò trung gian sẽ giúp các bên đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai bên tranh chấp. Cũng giống như thương lượng, phương thức hòa giải chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài: Các bên đưa mâu thuẫn, bất đồng nhờ bên thứ ba là các trọng tài viên hoặc các trung tâm trọng tài giải quyết. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được áp dụng khi hai bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài. Trọng tài có nhiều ưu điểm nổi trội như thời gian giải quyết nhanh, các trọng tài viên thường có chuyên môn cao, đảm bảo bí mật, tính chung thẩm… Tuy nhiên, chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường khá cao, hiệu lực phán quyết của trọng tài thường không cao bằng tòa án.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua tòa án: Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án có thẩm quyền.  Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Ưu điểm của Tòa Án là chi phí thấp hơn trọng tài, hiệu lực phán quyết cao…nhưng thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian…

Luật Sư Hợp Đồng tập hợp nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong giải quyế tranh chấp sẽ giúp mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp và các bên tham gia hợp đồng.

Mọi yêu cầu tư vấn quý vị vui lòng liên hệ thông tin bên dưới với ban thư ký của chúng tôi.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng