Sự kiện bất khả kháng

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, các bên phải thực hiện, tuân thủ đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết. Nếu không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường, phạt vi phạm và các nghĩa vụ khác được nêu trong hợp đồng.

Tuy nhiên pháp luật cho phép miễn trừ trách nhiệm dân sự và một số trách nhiệm khác đối với bên vi phạm khi có Sự kiện bất khả kháng.

Sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 156, Bộ luật dân sự 2015 “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Căn cứ theo quy định trên, Sự kiện bất khả kháng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Sự kiện xảy ra một cách khách quan: sự kiện nằm ngoài hành vi kiểm soát của các bên. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như bão, lũ lụt, động đất, dịch bệnh nhưng cũng thể là do con người gây ra như chiến tranh, đình công, hỏa hoạn… 

+ Sự kiện xảy ra không thể lường trước được: sự kiện nằm ngoài dự đoán của các bên. Tại thời điểm ký kết hoặc trong quá trình thực hiện Hợp đồng các bên không thể lường trước được sự kiện này sẽ xảy ra.

+ Đã dùng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng vẫn không thể khắc phục được.

Cần làm gì khi Sự kiện bất khả kháng xảy ra:

+ Thông báo Sự kiện bất khả kháng đến bên bị vi phạm hoặc có khả năng bị vi phạm biết về sự kiện.

+ Nổ lực, dùng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục.

+ Trường hợp đã dùng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục hoặc để hạn chế nhưng vẫn không được, bên vi phạm thông báo đến bên bị vi phạm.

Lợi gì khi quy định điều khoản Bất khả kháng trong Hợp đồng?

+ Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật dân sự 2015.

+ Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng: nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả. (Luật thương mại 2005).

+ Miễn trách nhiệm: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại (Luật thương mại 2005).

Dựa trên những lợi ích trên và hạn chế rủi ro, thiệt hại không đáng có các bên nên quy định điều khoản Bất khả kháng trong hợp đồng.

Huỳnh Điều

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC (PHẦN 1)

Mục đích của chủ đầu tư khi ký hợp đồng thi công là nhằm được nhận công trình từ phía nhà thầu sau khi nhà thầu hoàn thành xong công trình thi công. Vì thế, khi ký kết loại hợp đồng này, các bên cần đưa vào điều khoản khối lượng công việc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách những phân tích chi tiết nhất về khối lượng công việc trong hợp đồng thi công xây dựng. Tuy nhiên, do khối lượng bài viết khá dài nhằm giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất nên chúng tôi xin được tách bài viết thành hai phần. Phần này là phần thứ nhất (từ công việc bàn giao mặt bằng xây dựng cho đến nghiệm thu từng hạng mục của công trình). Cuối bài sẽ có đường link dẫn đến bài viết của phần hai.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 2. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công

  1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.

Nội dung công việc của hợp đồng thi công có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:

a) Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.

b) Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng.

c) Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

d) Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm, tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

đ) Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

e) Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

g) Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.

h) Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng.

i) Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;

k) Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;

l) Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường;

m) Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường (nếu có);

n) Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.

o) Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.

2. Trường hợp bên giao thầu cung cấp một số hay toàn bộ vật tư, máy thi công thì các bên cần thể hiện rõ trong hợp đồng; bao gồm cả về khối lượng, chất lượng, thời gian, địa Điểm cung cấp.

Ở khoản 1 của điều khoản mẫu trên trích từ quy định tại khoản 1 của điều 2 thông tư 09/2016 thì nhà làm luật đã liệt kê một cách rất đầy đủ và theo thứ tự các công việc cần thực hiện của một nhà thầu thi công.

+ Việc nhận bàn giao: Nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao công trình từ phía nhà thầu tư vấn. Nhà thầu sẽ dựa vào chủ đầu tư và thiết kế của nhà thầu tư vấn nhằm xác định được một cách chính xác mảnh đất, căn nhà hoặc vị trí căn hộ cần phải thi công. Theo điều 4.7 của hợp đồng FIDIC quyển màu đỏ về … thì “nhà thầu cần phải định vị công trình theo các mốc chuẩn, tuyến, cao trình tham chiếu được xác định bởi nhà thầu tư vấn”. Cho dù ban đầu chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính xác về cột mốc bàn giao cho nhà thầu nhưng theo FIDIC thì nhà thầu cần phải cẩn thận để kiểm tra bằng tất cả những nỗ lực của mình nếu không phải chịu trách nhiệm về sai xót nếu phát hiện sai mà không thông báo lại cho  nhà thầu tư vấn.

+ Việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công: Điều này là thông lệ trong hầu hết các công trình xây dựng. Một đơn vị nhà thầu thông thường sẽ tự bỏ vốn ra để mua tất cả các vật liệu xây dựng như: đá, cát, xi măng, gạch,..

Dưới đây là các Vật liệu xây dựng thông dụng

Vật liệu xây dựng gồm những gi

+ Nhân lực thi công bao gồm: kỹ sư công trình, kỹ sư giám sát, công nhân xây dựng.

+ Máy và thiết bị thi công: Có thể kể đến như: máy trộn bê tông, máy vận thăng tải trọng, máy phát điện, ôtô vận chuyển, máy xúc HITACHI bánh xích, máy ủi KOMATSU D60 P bánh xích.

+ Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế: Việc thi công đúng như thiết kế là một điều rất khó trên thực tế, trên thực tế thì đơn vị thi công chỉ có thể làm đúng khoản 90% bảng thiết kế ban đầu, bởi vì trong quá trình thi công sẽ còn chịu những yếu tố bởi thiên nhiên như: nắng, mưa…

Dưới đây là file đính kèm kinh nghiệm:

Kinh nghiệm trong giai đoạn xây dựng phần thô

+ Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế:

Đây là hoạt động nhằm kiểm tra lại những thiết kế cơ sở được tạo ra từ nhà tư vấn. Qua đó có thể làm đúng theo như thiết kế của nhà tư vấn.

+ Công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình: công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, đảm bảo chất lượng trong thi công các hạng mục công trình, bảo hành công trình , công tác đảm bảo an toàn lao động, công tác tổ chức an toàn chung, biện pháp an toàn giao thông trong công tác vận chuyển, biện pháp an toàn trên công trường thi công, biện pháp bảo vệ  môi trường

Dưới đây là một số phân tích về công tác tổ chức quản lý:

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

+ Về việc thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng

Theo quy định chuẩn của Bộ Xây Dựng thì tất cả các loại vật liệu xây dựng trước khi đưa vào thi công đều phải kiểm tra chất lượng và sự phù hợp với thiết kế được duyệt cũng như được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát thi công công trình đồng ý.

– Hoạt động kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng bắt buộc phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng đúng tiêu chuẩn, có đầy đủ các chức năng để thực hiện các phép thử cần thiết nhằm xác định chính xác chất lượng nguyên vật liệu mà nhà thầu sử dụng.

– Chính vì vậy mà quy trình lấy mẫu vật liệu xây dựng là rất quan trọng, nếu lấy mẫu thí nghiệm không đúng theo tiêu chuẩn sẽ dẫn đến sai sót kết quả thí nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng.

Dưới đây là tiêu chuẩn của các vật liệu xây dựng:

+ Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công

Nhà thầu cần phải chủ động nhất trong vấn đề này nhằm khắc phục ngay lập tức sai sót do bản thân mình gây ra hoặc do lời tư vấn của bên giám sát. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại phát sinh từ việc sai sót do kỹ thuật thi công.

+ Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công

Để hoàn thành một công trình xây dựng thì có rất nhiều những công đoạn. Vì thế, việc tiến hành nghiệm thu theo từng hạng mục là rất quan trọng. Vì nếu để đến thi hoàn thành mới tiến hành nghiệm thu thì lúc đó thiệt hại gây ra sẽ là rất lớn. Khi tiến hành nghiệm thu, nhà tư vấn và chủ đầu tư sẽ phối hợp để chỉ ra những thiếu sót từ phía nhà thầu, từ đó các bên sẽ thỏa thuận một khoản thời gian hợp lý cho phép nhà thầu sửa chữa các sai sót của mình gây ra. Trong xây dựng còn xuất hiện khái niệm cấp chứng chỉ nghiệm thu hạng mục. Tức là cứ sau mỗi lần phía nhà thầu và chủ đầu tư, tư vấn giám sát tiến hành nghiệm thu thành công một hạng mục thì nhà thầu sẽ được nhận một chứng chỉ tương ứng với hạng mục đó. Điều này nhằm giảm thiểu sự chịu trách nhiệm của nhà thầu qua từng phần cũng như tạo động lực cho họ tiến hành những khâu tiếp theo.

3. Kết Luận

Như vậy, để có thể hoàn thành một cách tốt nhất và nhanh nhất nhiệm vụ thi công của mình, các nhà thầu xây dựng mới bước chân vô nghề cần phải tham khảo quy định tại thông tư 09/2016 quy định về hợp đồng thi công xây dựng.

Khối lượng công việc mà nhà thầu cần phải thực hiện trong bài viết này bao gồm:

  1. Việc nhận bàn giao
  2. Việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công
  3. Nhân lực thi công
  4. Máy và thiết bị thi công
  5. Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế
  6. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế
  7. Công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình
  8. thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng
  9. Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công
  10. Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công

Nhà thầu tùy theo độ lớn của các công trình xây dựng mà có thể bỏ đi một vài bước nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng công trình. Những quy trình tiếp theo sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.

Trên đây là bài viết Điều khoản về khối lượng công việc trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Link bài viết phần 2:

https://luatsuhopdong.com/dieu-khoan-ve-kh…cong-viec-phan-2.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MAY MẶC

Hợp đồng gia công may mặc cũng như các loại hợp đồng khác, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên là rất quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung phân tích về những điều khoản mẫu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công.

 

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Trách nhiệm của các bên.

Dưới đây là điều khoản mẫu về trách nhiệm của các bên

ĐIỂU 4 : TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

  • Bên A có trách nhiệm thông báo cho người có tên trong danh sách đến đo may tại nhà may và giao vải đầy đủ số lượng để bên B may.
  • Bên B có trách nhiệm đo may cho từng cá nhân theo danh sách bên A cung cấp và may theo đúng quy cách, chất liệu vải mà bên A đã chọn giao.
  • Bên B có trách nhiệm giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách và thời gian được quy định tại điều 2 của hợp đồng này.

Điều khoản về trách nhiệm của các bên sẽ dựa vào quy định của bộ luật dân sự về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công may mặc. Điều khoản này khá sơ xài nên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem quyền và nghĩa vụ của các bên được bộ luật dân sự quy định như thế nào nhé.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia công

  1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
  2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

Với những nghĩa vụ trên thì hai khoản 2 và 3 là hai khoản cơ bản của hợp đồng gia công may mặc. Bên đặt gia công phải nêu rõ những mong muốn của mình rõ ràng về sản phẩm gia công của mình có chất lượng và số lượng như thế nào để bên nhận gia công có căn cứ mà thực hiện. Dĩ nhiên nghĩa vụ trả tiền công đầy đủ và theo đúng thời gian là một điều bắt buộc đối với hợp đồng này.

Tuy nhiên, khoản 1 thì cũng tùy vào mỗi công ty nhận gia công mà sẽ áp dụng. Nếu bên đặt gia công biết được bên nhận gia công có cả nguyên liệu ban đầu để thực hiện hợp đồng thì có thể không cần giao các nguyên liệu ở trên.

Điều 545. Quyền của bên đặt gia công

  1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, khi tiến hành nhận hàng thì bên đặt gia công có quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm gia công sao cho đúng với những gì hai bên đã thỏa thuận. Nếu không sẽ bắt bên gia công làm lại. Nghiêm trọng hơn, nếu bên nhận gia công không tiến hành gia công đúng thời gian hoặc xảy ra quá nhiều lỗi mà bên đặt gia công đã sử dụng lô hàng đặt đó ký kết với một bên mua thứ ba. Thì rõ ràng là có thiệt hại thực tế xảy ra và bên đặt gia công phải bồi thường trong trường hợp đó.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công

  1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
  3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
  5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
  6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

So với nghĩa vụ của bên đặt gia công thì chúng ta có thể thấy nghĩa vụ của bên nhận gia công là rất nhiều

Ngay từ khi nhận hàng, bên nhận gia công đã có nghĩa vụ phải kiểm tra nguyên vật liệu ban đầu, nếu chất lượng của những nguyên vật liệu này không thể giúp cho bên nhận gia công có thể hoàn thành được nghĩa vụ của mình thì bên nhận gia công có quyền yêu cầu bổ sung hoặc đổi nguyên vật liệu khác

Bên nhận gia công có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng tiến độ mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, chất lượng và số lượng sản phẩm cũng phải đảm bảo theo như đã thỏa thuận ban đầu của các bên. Trong quá trình gia công thì sẽ có một số trường hợp những quy trình gia công là do bên đặt gia công cung cấp, trong trường hợp đó, bên nhận gia công phải đảm bảo giữ bí mật về quy trình này.

Bên nhận gia công còn phải có trách nhiệm với xã hội khi mà nếu như những nguyên liệu gia công đó có thể làm nguy hại cho xã hội. ví dụ: Sử dụng nhựa tái sinh sản xuất đồ gia dụng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều 547. Quyền của bên nhận gia công

  1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
  3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

Bên nhận đặt gia công cũng có quyền yêu cầu bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu và số lượng như đã thỏa thuận với thời hạn và địa điểm như trên. Trong trường hợp mà bên đặt gia công mong muốn bên nhận gia công phải thực hiện gia công theo đúng như chỉ dẫn của bên đặt gia công mà nó gây ra sự khó khăn thì bên đặt gia công thì có quyền thỏa thuận lại về chỉ dẫn.

Đối với yêu cầu về việc được giả công đầy đủ thì là một yêu cầu rất cơ bản. Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu bên đặt gia công thỏa thuận về việc bên nhận gia công sẽ nhận được một khoản đặt cọc để có tiền trả cho nhân viên.

3. Kết luận

Như vậy, khi các bên tham gia giao kết hợp đồng thì cần xem những quy định của bộ luật dân sự 2015 trước khi giao kết hợp đồng. Bên đặt gia công cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên liệu để bên nhận gia công có thể tiến hành gia công, phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên nhận gia công. Bên cạnh đó, bên đặt gia công có thể hủy hợp đồng hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu bên nhận gia công gây ra thiệt hại. Đối với bên nhận gia công, phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với việc gia công sản phẩm, được hưởng tiền công như đã thỏa thuận và phải chịu bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng.

Trên đây là bài viết trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng may mặc. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô TÔ

Ngày nay, việc mua ô tô đã trở thành phổ biện tại xã hội Việt Nam. Thế nhưng khi mua ô tô thì không phải lúc nào các bên cũng nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì thế, các bên thường tự soạn những quy định trái với pháp luật hoặc có trường hợp đại lý ô tô sẽ tự soạn một cái hợp đồng mẫu và bắt bên mua phải ký vô với những điều khoản bất lợi cho người mua. Bài viết này sẽ cung cấp một cách tổng quát về hợp đồng  mua bán xe ô tô.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

­- Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe

– Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Nội dung

2.1. Hình thức và những điều khoản chung

Mẫu của hợp đồng mua bán xe ô tô được đính kèm vào nơi cuối cùng của bài viết này.

Hợp đồng mua xe ô tô sẽ tùy vào mục đích giao kết mà sẽ chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành khác. Nếu như bên mua mua xe, đặc biệt là số lượng lớn với tư cách là một công ty, mục đích là dùng để bán lại thì căn cứ vào luật thương mại 2005. Còn nếu bên mua, mua với mục đích để sử dụng, không có tư pháp nhân thì sẽ được xem như là một hợp đồng mua bán tài sản, chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015

Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định điều 119 của bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, hình thức của hợp đồng mua bán xe ô tô sẽ có thể được lập thành văn bản vì đây là tài sản có giá trị lớn.

So với hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng mua bán xe ô tô cũng có những điều khoản tương tự như: chủ thể, nội dung, giá cả, chất lượng sản phẩm; địa điểm giao hàng; phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe, phương thức giải quyết tranh chấp, cam đoan của các bên. Ngoài ra, còn có những điều khoản rất riêng biệt như: Đặc điểm xe ô tô, thời hạn, địa điểm và phương thức giao xe, quyền sở hữu đối với xe mua bán, việc nộp thuế và lệ phí chứng thực.

2.2. Một số điều khoản đặt trưng trong hợp đồng mua bán xe máy

+ Điều khoản đặc điểm xe ô tô là điều khoản không thể thiếu. Bởi ở điều khoản này bên mua sẽ liệt kê chi tiết về: Biển số, Nhãn hiệu, Dung tích xi lanh, Loại xe, Màu sơn, Số máy, Số khung, , các đặc điểm khác và ghi rõ là Giấy đăng ký xe số bao nhiêu, do ai cấp, cấp vào ngày nào. Điều khoản này giúp xác định một cách chi tiết nhất đối tượng của hợp đồng. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao quyền sở hữu đối với xe.

+ Điều khoản về đặt cọc: đối với điều khoản này các bên cần lưu ý như sau: bên mua sau khi đã đặt cọc nếu không mua thì sẽ mất tiền cọc, bên bán nếu không bán thì sẽ bị phạt trả cọc cộng với một số tiền tương đương với tiền cọc.

+ Điều khoản về đăng ký chuyển quyền sở hữu đối với xe mua bán: điều khoản này ghi nhận ai sẽ là người đăng ký quyền sở hữu khi bên bán đã bán xe cho bên mua. Đối với hợp đồng mua bán xe ô tô thì theo quy định của pháp luật thì cần phải công chứng thì mới có hiệu lực. Cụ thể, quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực”.

Cho nên, sau khi hợp đồng được chứng thực, các bên mới có thể tiến hành thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên phải đi đăng ký xe là bên được bán xe, tức là bên mua xe. Cụ thể quy định tại điều 6 của Thông tư số 15/2014/TT-BCA như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

+ Về điều khoản việc nộp thuế và lệ phí công chứng: Phí này sẽ tùy vào từng văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng cho các bên, dựa trên % giá chuyển nhượng của xe. Phí này cũng do các bên thỏa thuận để trả. Nhưng lệ phí trước bạ sẽ do bên mua thực hiện. Mức thu sẽ là 10% giá trị của xe. Quy định tại khoản 5 – Điều 4 của Thông tư 301/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Điều 4. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)

  1. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.

Riêng:

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.

Ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần thứ 02 trở đi với mức thu là 2% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Ngoài ra, bên bán còn phải chịu đóng thuế thu nhập cá nhân từ việc bán xe ô tô.

Chi tiết về các khoản này sẽ có ở những bài viết sau.

+ Bảo lữu quyền sở hữu: Thường thì bảo lưu quyền sở hữu sẽ được lập thành một văn bản riêng và đi đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Xuất hiện khi bên bán cho phép bên mua trả góp chiếc xe.

3. Kết Luận

Như vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán xe, thì các bên cần chú ý về việc phải được lập thành văn bản và có công chứng thì mới có hiệu lực. Các bên cần phải quy định về các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán. Đó là: giá, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thực hiện hợp đồng, ngoài ra còn phải quy định rõ một số các điều khoản riêng biệt đối với hợp đồng mua bán xe ô tô như mô tả đặc điểm của xe, đặt cọc, quyền sở hữu đối với xe, đóng lệ phí trước bạ, bảo lữu quyền sở hữu khi có hình thức trả góp. Có như vậy, cuộc giao dịch giữa các bên mới có thể diễn ra thành công.

Trên đây là bài viết tổng quan về hợp đồng mua bán xe ô tô của hợp đồng mua bán xe ô tô do chúng tôi thực hiện. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

  • Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô:

I.1.1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN Ô TÔ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH DOANH DỊCH VỤ XOA BÓP

Ngày nay, rất nhiều các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) được mở ra để đáp ứng nhu cầu thư giãn và phục hồi sức khỏe của người dân. Từ đó, nhu cầu thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ này ngày càng nhiều.  Có thể ai cũng biết đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng trình tự thủ tục ra sao thì bài viết sẽ cung cấp cho quý khách một cách cụ thể nhất.

1. Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
  • Luật đầu tư năm 2014;
  • Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư
  • Luật doanh nghiệp năm 2014;
  • Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BYT năm 2017 về hợp nhất Thông tư 11/2001/TT-BYT hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp do Bộ Y tế ban hành
  • Thông tư 11/2001/TT-BYT hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp do Bộ Y tế ban hành;
  • Thông tư 41/2017/TT-BYT về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

2. Nội dung

2.1. Nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì dịch vụ y tế chuyên khoa (CPC 93122): Dịch vụ chẩn đoán và điều trị do các bác sĩ cung cấp để chữa bệnh cho một loại bệnh cụ thể, trong một cơ sở y tế (gồm cả các cơ sở chữa bệnh cho các bệnh nhân nội và ngoại trú)… các dịch vụ khác có liên quan với chăm sóc sức khỏe (ví dụ như phục hồi, chăm sóc sau khi rời bệnh viện…).

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 22. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:

e) Cơ sở dịch vụ xoa bóp;

Như vậy, theo Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn vào cơ sở khám, chữa bệnh, cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan với chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, mã ngành CPC: 9312.

Dưới đây là hình thức đầu tư trực tiếp: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư).

Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Theo đó thì nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới Sở kế hoạch và đầu tư nới công ty dự định đặt trụ sở chính. Điều 33 của luật đầu tư quy định về điều này

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hơp từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối.

 

2.2. Những điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp

– Dựa vào phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ xoa bóp nằm trong mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2.2.1. Điều kiện chung

Để mở một cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp thì chủ cơ sở cần đáp ứng những điều kiện chung cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại điều 7 của nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

  1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

  1. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2.2.2. Điều Kiện Riêng Đối Với Cơ Sở Có Dịch Vụ Xoa Bóp

Ngoài ra, tại Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BYT năm 2017 về hợp nhất Thông tư 11/2001/TT-BYT hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp do Bộ Y tế ban hành cũng ghi nhận những điều kiện riêng dành cho dịch vụ xoa bóp quy định tại mục ii:

  1. Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp:

Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

c) Khi nhận vào làm việc, phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B,5, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành nghề.

  1. Các điều kiện khác:

a) Biển hiệu: Phải ghi đúng: “Xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc các tên khác.

b) Các phòng xoa bóp phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

– Hệ thống công tắc đèn đặt bên ngoài phòng xoa bóp.

– Không có hệ thống khóa và chốt bên trong phòng.

– Không được sử dụng bất cứ phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng xoa bóp.

e) Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường (Phụ lục 3).

 

2.2.3. Các giấy phép con cần có

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2013/NĐ-CP hoạt động kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh điều kiện an ninh trật tự)

Thủ tục: 2. XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN NINH, TRẬT TỰ

– Công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) thuộc thẩm quyền của Sở Y tế của tỉnh, thành phố

Căn cứ PHỤ LỤC I thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ y tế

(kèm theo quyết định số 2623/qđ-byt ngày 20 tháng 06 năm 2017 của bộ trưởng bộ y tế)

Thủ tục: 4. THÔNG BÁO SỞ Y TẾ

– Khai báo những người làm việc và sơ đồ khu vực kinh doanh: Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động

Căn cứ khoản 10 của điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Thủ tục: 3. THÔNG BÁO CÔNG AN SAU KHI THÀNH LẬP

– Khai báo với cơ quan công an cấp xã phường kèm theo giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ning, trật tự: Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh

Căn cứ khoản 2 – điều 25 của Nghị định 96/2016/NĐ – CP

Thủ tục: phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trât tự phô tô chứng thực.

Như vậy, để có thể đăng ký kinh doanh dịch vụ xoa bóp, ngoài đáp ứng những điều kiện chung cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, dịch vụ xoa bóp còn phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt.

2.3. Quy trình đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp

Sau khi đáp ứng đủ những tiềm lực nói trên, chủ sở hữu có thể tiến hành đăng ký doanh nghiệp với các bước sau:

Xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp->Tiến hành các thủ tục ở điều 2.1-> Làm mẫu dấu+ Làm bảng hiệu-> đăng ký thuế ban đầu-> Chữ ký số điện tử->Tạo tài khoản ngân hàng và Đóng lệ phí môn bài-> nộp hồ sơ khai thuế ban đầu->Mua hóa đơn->Khai báo lao động->Đăng ký bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân viên.

Tùy loại hình doanh nghiệp (tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần) mà sẽ có những thủ tục khác nhau.

Công ty Luật Minh Mẫn chúng tôi sẽ tiến hành làm tất cả những thủ tục trên nếu như quý khách có nhu cầu giảm thiểu thời gian đi lại và với một mức giá dịch vụ cạnh tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE

Ngày nay, nhu cầu giải trí của con người ngày càng nhiều. Đặc biệt là nhu cầu đi hát để giải trí của người dân vào cuối tuần. Vì thế, có rất nhiều quán kinh doanh dịch vụ karaoke đã hình thành. Tuy nhiên, để kinh doanh dịch vụ có điều kiện này là điều không dễ dàng. Bài viết này sẽ tập trung vào việc các điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.

1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

– Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

– Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL, 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định 55/1999/QĐ-BVHTT do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

– Nghị định 96/2013/NĐ-CP hoạt động kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh điều kiện an ninh trật tự

­ – Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Nghị định 11/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2. Nội dung

2.1. Đối với nhà đầu tư nước ngoài

Dựa vào điểm b-khoản 2- Điều 7 của nghị định 96/2016/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh dịch vụ karaoke

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

  1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

 

2.2. Những điều kiện chung

Để mở một cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke thì chủ cơ sở cần đáp ứng những điều kiện chung cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại điều 7 của nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

  1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

  1. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

 

 

2.3. Điều kiện riêng cho kinh doanh dịch vụ karaoke

Tại điều 30 của Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định như sau:

Điều 30. Điều kiện kinh doanh karaoke

  1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;

  1. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Kết hợp với quy định tại Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Điều 12. Điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh karaoke

  1. Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 nhưng phải có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 30 Quy chế;
  2. Cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.
  3. Khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 4 Điều 30 Quy chế áp dụng như quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
  4. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke.
  5. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
  6. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.

Như vậy, tổng cộng có tới 9 điều kiện mà các cá nhân, tổ chức cần phải tuân theo nếu muốn kinh doanh dịch vụ karaoke. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke quy định tại Điều 30 và phải được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế.

 

2.3. Các giấy phép con cần phải xin

– Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ karaoke

Căn cứ: Điều 13 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL và Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL như sau:

Thủ tục: 3. Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ karaoke

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2013/NĐ-CP hoạt động kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh điều kiện an ninh trật tự)

Thủ tục: 2. XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN NINH, TRẬT TỰ

– Khai báo những người làm việc và sơ đồ khu vực kinh doanh: Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động

Căn cứ khoản 10 của điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Thủ tục: 3. THÔNG BÁO CÔNG AN SAU KHI THÀNH LẬP

– Khai báo với cơ quan công an cấp xã phường kèm theo giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự: Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh

Căn cứ khoản 2 – điều 25 của Nghị định 96/2016/NĐ – CP

Thủ tục: phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phô tô chứng thực.

2.4. Quy trình đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke

Sau khi đáp ứng đủ những tiềm lực nói trên, chủ sở hữu có thể tiến hành đăng ký doanh nghiệp với các bước sau:

Xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp->Tiến hành các thủ tục ở điều 2.2 tới 2.3-> Làm mẫu dấu+ Làm bảng hiệu-> đăng ký thuế ban đầu-> Chữ ký số điện tử->Tạo tài khoản ngân hàng và Đóng lệ phí môn bài-> nộp hồ sơ khai thuế ban đầu->Mua hóa đơn->Khai báo lao động->Đăng ký bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân viên.

Tùy loại hình doanh nghiệp (tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần) mà sẽ có những thủ tục khác nhau.

Công ty Luật Minh Mẫn chúng tôi sẽ tiến hành làm tất cả những thủ tục trên nếu như quý khách có nhu cầu giảm thiểu thời gian đi lại và với một mức giá dịch vụ cạnh tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊA ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Khi giao kết hợp đồng, có những yếu tố rất quan trọng mà các bên cần lưu tâm. Đó là thời gian, không gian, giá và phương thức thanh toán, … Và một trong những yếu tố đó là địa điểm để các bên giao kết hợp đồng. Bài viết này, đọc giả sẽ cùng công ty Luật Minh Mẫn chúng tôi phân tích những quy định của pháp luật về việc chọn địa điểm giao kết hợp đồng giữa các bên

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật Dân Sự 2015 (BLDS)

– Luật Cư Trú 2006

2. Nội dung

2.1. Quy định của pháp luật về địa điểm giao kết hợp đồng

Căn cứ vào điều Điều 399 của BLDS về địa điểm giao kết hợp đồng

Điều 399. Địa điểm giao kết hợp đồng

Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Như vậy, các nhà làm luật cho phép các bên tự thỏa thuận địa điểm để giao kết hợp đồng. Ví dụ:

A ký hợp đồng mua 100 con heo của B. Việc giao kết hợp đồng thì có thể thực hiện ở quán cà phê gần nhà. Ông A qua nhà ông B quan sát đàn heo rồi mới giao kết hay ngược lại đều được pháp luật ghi nhận. Thâm chí, ở thói quen giao kết thường ngày của đa số người dân ngại động chạm đến giấy tờ thì A và B chỉ cần gọi điện thoại để giao kết hợp đồng cũng được thừa nhận. Do hợp đồng mua bán heo không quy định là bắt buộc bằng văn bản.

2.2. Trường hợp không quy định địa điểm giao kết hợp đồng

Trường hợp này quy định tại Điều 399 của BLDS 2015

Điều 399. Địa điểm giao kết hợp đồng

Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Nơi cư trú được xác định theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2006:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú“.

Trong trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận là A sẽ cho xe đến nhà của B để lấy heo, hoặc B sẽ lấy xe chở heo đến tận nhà của A để lấy heo.

Từ đó, có thể thấy nhà làm luật cũng cung cấp những gợi ý về việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp các bên không xác định nó trong hợp đồng, cũng như có thể lấy nó làm tham khảo.

2.3. Một số lưu ý khi chọn địa điểm giao kết hợp đồng

+ Đối với những hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng mua hàng hóa với số lượng lớn thì các bên cần cẩn trọng trong việc chọn địa điểm để giao kết. Nên chọn một nơi trung gian để đảm bảo tính khách quan vì việc ký kết hợp đồng tại địa điểm của một trong hai bên có thể làm giảm đi lợi thế cho bên còn lại. Vì đó là một vấn đề về mặt tâm lý.

+ Đối với bất động sản thì bên mua không nên vội vàng ký hợp đồng. Mà phải đến tận nơi có bất động sản làm công tác kiểm tra. Sau đó, về tìm hiểu thật kỹ về giá cả cũng như tình trạng pháp lý tại địa điểm đó. Và cuối cùng, có thể ký hợp đồng ở bất kỳ nơi nào

+ Khi chọn địa điểm để giao kết hợp đồng, có thể lựa chọn nơi hội họp kín hoặc quán cà phê có không gian riêng để đảm bảo sự tập trung cho các bên

Tóm lại, địa điểm giao kết sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nhiều giao dịch có thể được giao kết qua điện thoại. Trong trường hợp, không có thỏa thuận thì các bên có thể tham khảo quy định của pháp luật về địa điểm giao kết trong BLDS.

Trên đây là toàn bộ những phân tích và tâm huyết mà công ty Luật Minh Mẫn chúng tôi muốn gửi đến  các đọc giả và khách hàng. Cảm ơn các đọc giả đã đón đọc, chúng tôi rất mong có thể mang lại những lợi ích về pháp lý đến cho khách hàng thông qua bài viết này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG

Ngày nay, trong việc ký kết hợp đồng dân sự hay thương mại thì các bên được tự do thỏa thuận ý chí của mình về giá, địa điểm giao kết hay đối tượng để giao kết. Tuy nhiên, cũng như các quy định về giá, quy định về hình thức thanh toán cũng phải theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích rằng những hình thức nào được phép thực hiện khi ký kết hợp đồng giữa hai bên.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật Dân Sự 2015

– Luật Kinh doanh bất động sản 2014

– Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ

2. Nội dung

2.1. Các hình thức thanh toán hiện nay

– Hiện nay, nếu xét về việc hợp đồng bằng cả lời nói lẫn bằng văn bản thì có tới 6 hình thức. Đặc biệt là những thỏa thuận mua hàng trên mạng hoặc ở Siêu thị. Cụ thể như sau:

1. Thanh toán bằng thẻ

– Hình thức này phổ biến nhất trong giao dịch thương mại trực tuyến trên internet. Với cách thanh toán này người mua chỉ sẽ dễ dàng mua được hàng hóa

– Thanh toán trực tuyến bằng thẻ có hai loại sau:
+  Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: với hình thức thanh toán này, khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán rất nhiều website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
 Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: đây là hình thức chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở các nước khác. Với cách thanh toán này các chủ thẻ đa năng tại Đông Á và chủ thẻ tại Connect 24 của Vietcombank có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay.

 

2. Thanh toán qua cổng

–  Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử F@st MobiPay: đây là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng thanh toán điện tử của Ngân hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank và thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng đài 19001590. Tham gia hệ thống này, khách hàng có thể đảm bảo việc bảo mật thông tin

3. Thanh toán bằng ví điện tử

– Khách hàng chỉ cần sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart là có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.

– Một số ví điện tử ở Việt Nam:
+ Ví điện tử Mobivi: là ví điện tử của Ngân hàng VIB và Công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú.
Ví điện tử Payoo: là ví điện tử của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Vietunion), được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định cho phép thực hiện thí điểm vào ngày 18/2/2009.

4. Thanh toán bằng thiết bị di động thông minh

– Dịch vụ này thật sự rất tiện khi mà khách hàng có thể thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động thông minh với dịch vụ Mobile Banking mà không phải đem theo thẻ ngân hàng.
– Hệ thống thanh toán qua điện thoại này được tạo nên từ sự liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ với: ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.

5. Trả tiền mặt khi giao hàng

– Đây là hình thức mà đa số khách hàng cảm thấy an toàn. Khách hàng thậm chí không cần đặt cọc rồi mới nhận hàng. Nhiều trường hợp có thể trả hàng tại chỗ nếu kiểm tra hàng không như mong muốn. Vì thế, đa số khách hàng rất thích hình thức này.

6. Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng

– Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, người mua hàng chuyển tiền của mình sang tài khoản của người bán một số tiền nhất định hoặc có giá trị bằng hàng hóa đăth mua trước khi nhận được hàng.

– Khách hàng cũng có thể đăng ký INTERNET BANKING và sau đó có thể chuyển tiền theo hạn mức tối đa quy định bởi ngân hàng đăng ký.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng được ghi nhận bằng văn bản thì có 2 hình thức chính là: Tiền mặt và chuyển khoản

2.2. Khi nào thì phải chuyển khoản khi giao kết hợp đồng

Khi ký kết hợp đồng thì các bên sẽ có điều khoản quy định về hình thức thanh toán.

Thực tế, không có bất kỳ văn bản nào bắt buộc là số tiền bao nhiêu thì sẽ phải chuyển khoản. Tuy nhiên, quy định tại Điều 6 của thông tư Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

  • Mặt khác, Căn cứ khoản 2, Khoản 3, Điều 15, Mục 1, Chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTCngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

 

  1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).­­­­”

 

Dựa vào hai quy định nêu trên thì nếu Doanh nghiệp có mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp trên 20 triệu, hoặc dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần trong ngày có tổng trị giá từ 20 triệu trở lên thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế và được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nhập doanh nghiệp đối với trường hợp có chứng từ qua ngân hàng.

2.3. Những giao dịch liên quan đến bất động sản

– Việc mua bán liên quan đến bất động sản thì Điều 16 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy đinh như sau:

Điều 16. Thanh toán trong giao dịch bất động sản

  1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán.
  2. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ trong hợp đồng.

Như vậy, hình thức thanh toán kể cả với bất động sản cũng không bắt buộc là phải chuyển khoản hay không.

Tuy nhiên, đối với trường hộp tham gia mua bất động sản thì bên bán cần lưu ý việc phải đóng lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên mua có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân

Bài viết này chỉ tập trung về vấn đề hình thức khi thanh toán trong hợp đồng nên những nghĩa vụ này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong những bài viết về hợp đồng liên quan đến bất động sản ở những kỳ sau.

Tóm lại, đối với hình thức thanh toán hiện nay có đến 6 hình thức thanh toán. Tuy nhiên, đối với hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản thì chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Trong đó, đối với những giao dịch có xuất hiện một bên là doanh nghiệp thì giao dịch trên 20 triệu đồng phải thực hiện chuyển khoản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật đầu tư ở Việt Nam đã quy định mở hơn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì sẽ có một bên là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Vì thế, họ sẽ mong muốn có thể được chấp nhận việc sử dụng ngoại tệ khi tham gia ký kết hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức pháp luật liên quan đến tỷ giá ngoại tệ khi giao kết hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự mới nhất năm 2015 (BLDS)

– Pháp lệnh ngoại hối năm 2005

– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối do Văn phòng Quốc hội ban hành

– Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi

– Nghị định 08/2015/nđ-cp quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

2. Cách thức sử dụng ngoại tệ trong điều khoản về thanh toán tiền trong hợp đồng

Tại điều 433 của BLDS quy định cụ thể về giá và phương thức thanh toán như sau:

Điều 433. Giá và phương thức thanh toán

  1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Từ đó, có thể thấy nhà làm luật cho phép hai bên thỏa thuận về giá cả khi tham gia ký kết hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bên muốn thỏa thuận thế nào cũng được.

Ví dụ: Giá trị của một mảnh đất không thể thỏa thuận với giá trị là 10 triệu đồng, bởi nó còn phải chịu sự điều chỉnh về khung giá đất do nhà nước quy định cũng như dự trù những trường hợp các bên giao kết hợp đồng giả mạo nhằm che dấu một mục đích khác.

Điều mà bài viết này muốn nhấn mạnh, đó chính là trong điều khoản về thanh toán của hợp đồng, các bên có được sử dụng ngoại tệ để giao dịch hay không. Câu trả lời là không

Căn cứ vào quy định tại  Điều 22 của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy,các bên không được sử dụng ngoại hối trong khi giao dịch. Vì theo lập luận của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì nếu có chuyện này xảy ra thì đây được xem là hành vi tự ý điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước ngoài.

Tuy nhiên, trong thực tế các bên vẫn có thể gián tiếp sử dụng ngoại hối trong giao dịch dân sự. Bởi quy định tại khoản 3 – Điều 21 của Nghị định 08/2015/nđ-cp quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan như sau:

Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

  1. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.

 

Ví dụ: A là người quốc tịch Mỹ ký hợp đồng mua bán linh kiện điện tử với B là người quốc tịch Việt Nam. Trong đó, A muốn trả 2.000 USD cho số hàng đó, A không có tiền Việt Nam. Hai bên giao kết hợp đồng vào ngày thứ sáu, 09/04/2019. Dĩ nhiên, nếu như quy định số tiền đó vào điều khoản thì nó sẽ bị vô hiệu. Thê nên, cách quy định ngoại tệ cho hai bên đó là dựa vào khoản 3 ở trên.

Cụ thể: chúng ta sẽ áp dụng tỷ giá USD cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề ngày 01/04/2019 với đồng Việt Nam 23,150 VNĐ/1 USD. Thì số tiền vào thời điểm đó là: 2.000 x 23,150= 46,300,000 VNĐ do đây là trường hợp phải chuyển khoản (Sẽ nếu căn cứ ở bài viết tiếp theo) nên A sẽ mua để chuyển khoản cho B số tiền đó.

3. Những ngoại tệ không được công bố tỷ giá

Theo quy định tại khoản 3 – Điều 21 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan về  Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Ví dụ: USD/VND = 22.655 và USD/EUR = 0,84 -> EUR/VND = 22.655/0,84 = 26970.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu những điều khoản về chủ thể – đối tượng – mục đích của hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức pháp luật và thực tiễn liên quan đến nội dung và hình thức của hợp đồng

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật Dân Sự 2015

– Luật hôn nhân gia đình 2014

– Luật doanh nghiệp 2014

– Luật Nhà ở 2014

– Luật Đất đai 2013

– Luật hôn nhân gia đình 2014

– Luật Đất đai 2013

– Luật hình sự 2015

– Luật dầu khí 1993

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn hợp đồng xây dựng

– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCT năm 2018 về Hợp đồng mẫu của Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí do Bộ Công thương ban hành

– Thông tư số 15/2014/TT-BCA

2. Nội dung

Nội dung là phần xương sống của hợp đồng. Mỗi loại hợp đồng phải có những quy định khác nhau về phần nội dung. Tuy nhiên, BLDS cũng có quy định về nội dung chung cho các loại hợp đồng

Tại Điều 398 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Có thể thấy ở khoản 1 – Điều 398 thì bên có quyền thỏa thuận về nội dung. Trên thực tế, có rất nhiều những loại hợp đồng khác nhau nên nhà làm luật không thể áp đặt những nội dung chung cho tất cả hợp đồng mà cốt là ở ý chí của hai bên. Khoản 2 của Điều 398 chỉ nhằm gợi ý về nội dung cho các bên tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì cũng sẽ một phần do luật định nếu hai bên không thỏa thuận được. Đối với mục đối tượng của hợp đồng thì như đã đề cập ở bài viết trước thì trừ những đối tượng bị cấm giao dịch thì tất cả đều là đối tượng để ký kết hợp đồng

Ví dụ: giao dịch mua bán trái phép chất ma túy sẽ bị vô hiệu do vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể, điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy.

Về đạo đức: Hợp đồng mua bán con. Trong đó, A sẽ bán con là B 5 tuổi cho C với số tiền 50 triệu đồng. Trong đó ghi rõ, A sẽ hết nghĩa vụ nuôi dưỡng B sau khi hai bên ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, những loại hợp đồng khác sẽ có một số những văn bản để hướng dân riêng. Ví dụ: Hợp đồng xây dựng thì được Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn. Trong đó tại Điều 13.2 có quy định về nội dung của điều khoản nghiệm thu.

Hay một số mẫu hợp đồng phải theo quy định của chính phủ. Theo điều 15 của Luật dầu khí 1993 thì hợp đồng chia sản lượng dầu khí phải theo sự hướng dẫn về mẫu của chính phủ trong Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCT năm 2018 về Hợp đồng mẫu của Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí do Bộ Công thương ban hành.

Trong một số trường hợp thì sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch được đặt trong điều kiện: một bên trong giao dịch có ít sự lựa chọn hoặc không có sự lựa chọn nào và buộc phải tham gia gia thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành những mẫu hợp đồng có thể kể đến như:

  1. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
  2. Hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt
  3. Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
  4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất
  5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau)
  6. Hợp đồng cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước
  7. Hợp đồng cung cấp dịch vụ truy nhập internet
  8. Hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách đường hàng không
  9. Hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách đường sắt
  10. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
  11. Hợp đồng phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng)
  12. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Những phân tích chi tiết cho những nội dung trên sẽ được đề cấp trong những bài viết tiếp theo.

Tóm lại, khi nói về nội dung thì chỉ cần nhớ ba điều trọng yếu: dựa trên thỏa thuận các bên, đối tượng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, một số hợp đồng phải tuân theo mẫu theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức của hợp đồng

3.1. Quy định chung

Hình thức của hợp đồng cũng là cực kì quan trọng. Vì thế BLDS cũng dành hẳn một điều để nói về hình thức của nó

Điều 119 BLDS quy định:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Dựa vào điều luật trên, ta có thể thấy việc một hợp đồng có thể được ký kết bằng lời nói cũng như văn bản.

Về việc thỏa thuận bằng lời nói thì áp dụng cho những giao dịch phục vụ đời sống hàng ngày như mua nước mắm, nước tương ở cửa hàng ngoài chợ cũng được coi là hợp đồng bằng lời nói. Tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp do khách đông nên người bán hàng có thể quên rằng người bán đã trả tiền rồi nên đòi tiếp, sẽ có thể dẫn đến cãi cọ. Đặc biệt là những người có thói quen mua thật nhiều đồ để tích trữ với số tiền từ 200-500.000 đồng trở lên thì sự mâu thuẫn là chắc chắn. Vậy nên, một lời khuyên cho những hợp đồng bằng lời nói đó là phải yêu cầu người bán dù bận cách mấy cũng phải xuất hóa đơn cho mình để tránh xảy ra mẫu thuẫn.

Từ trường hợp trên, người mua phải hết sức cẩn trọng và hạn chế giao dịch bằng lời nói.

Đối với hợp đồng thực hiện bằng văn bản thì cũng chia thành hai nhóm. Nhóm hợp đồng cần công chứng và không cần công chứng.

3.2. Hợp đồng cần công chứng

Nhóm hợp đồng cần công chứng đa số thuộc về bất động sản.Vì đối với các giao dịch liên quan đến bất động sản đều cần phải công chứng.

Có thể kể đến những hợp đồng cần công chứng như Hợp đồng mua bán nhà ở, Hợp đồng thế chấp nhà ở quy định tại khoản 1 của điều 122 Luật Nhà ở 2014, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Về phần hợp đồng mua bán thì hợp đồng mua xe máy giữa cá nhân với cá nhân cần phải công chứng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe

Một loại hợp đồng nữa cần phải công chứng là hợp đồng ủy quyền. Chỉ có một số loại hợp đồng cần công chứng

Ví dụ: Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về thỏa thuận. (Văn bản ủy quyền trong trường hợp này phải có công chứng, lưu ý, việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý) (Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014)

3.3. Hợp đồng không cần công chứng

Những hợp đồng không cần công chứng có thể kể đến như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vay tiền, hợp đồng dịch vụ pháp lý. Mặt dù chưa có quy định về việc ký nháy, tức là Chữ ký nháy nằm phía dưới từng trang văn bản, Chữ ký nháy tại dòng cuối cùng của văn bản, chữ ký nháy tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận. Tuy nhiên, để tranh làm giả văn bản thì các cá nhân nên ký nháy để đảm bào tính trung thực khi ký kết vì đa phần các hợp đồng hường có từ 2 trang trở lên.

Ví dụ: A và B ký hợp đồng mua bán heo với việc A sẽ mua 10 con heo của B trị giá 100 triệu, Nếu không ký nháy từng trang văn bản thì có thể dẫn đến việc A tự ý thiết kế một trang văn bản khác, thay đổi nội dung hợp đồng chỉ có giá 90 triệu rồi ráp lại với trang cuối đã được ký. Thế là trở thành một hợp đồng mới hoàn toàn. Đến khi thanh toán thì A có thể lật lọng là đã thỏa thuận với nhau là 90 triệu chứ không phải 100 triệu.

Tóm lại, về hình thức của hợp đồng thì có hai hình thức là bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đối với hợp đồng bằng lời nói thì cần phải cẩn trọng khi giao kết, có thể yêu cầu hóa đơn để giá trị hàng hóa thanh toán cao. Đối với hợp đồng bằng văn bản thì những hợp đồng liên quan đến bất động sản cũng như hợp đồng mua bán xe của cá nhân, hợp đồng ủy quyền … thì cần phải công chứng. Còn đối với những hợp đồng không cần công chứng thì nên ký nháy tất cả các trang.

Nội dung chi tiết về hình thức và nội dung của từng loại hợp đồng sẽ được phân tích trong các bài viết sau