Mục đích của chủ đầu tư khi ký hợp đồng thi công là nhằm được nhận công trình từ phía nhà thầu sau khi nhà thầu hoàn thành xong công trình thi công. Vì thế, khi ký kết loại hợp đồng này, các bên cần đưa vào điều khoản khối lượng công việc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách những phân tích chi tiết nhất về khối lượng công việc trong hợp đồng thi công xây dựng. Tuy nhiên, do khối lượng bài viết khá dài nhằm giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất nên chúng tôi xin được tách bài viết thành hai phần. Phần này là phần thứ nhất (từ công việc bàn giao mặt bằng xây dựng cho đến nghiệm thu từng hạng mục của công trình). Cuối bài sẽ có đường link dẫn đến bài viết của phần hai.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
2. Nội dung
Dưới đây là điều khoản mẫu:
Điều 2. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công
- Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Nội dung công việc của hợp đồng thi công có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:
a) Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
b) Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng.
c) Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
d) Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm, tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
đ) Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
e) Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
g) Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.
h) Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng.
i) Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
k) Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;
l) Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường;
m) Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường (nếu có);
n) Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.
o) Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bên giao thầu cung cấp một số hay toàn bộ vật tư, máy thi công thì các bên cần thể hiện rõ trong hợp đồng; bao gồm cả về khối lượng, chất lượng, thời gian, địa Điểm cung cấp.
Ở khoản 1 của điều khoản mẫu trên trích từ quy định tại khoản 1 của điều 2 thông tư 09/2016 thì nhà làm luật đã liệt kê một cách rất đầy đủ và theo thứ tự các công việc cần thực hiện của một nhà thầu thi công.
+ Việc nhận bàn giao: Nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao công trình từ phía nhà thầu tư vấn. Nhà thầu sẽ dựa vào chủ đầu tư và thiết kế của nhà thầu tư vấn nhằm xác định được một cách chính xác mảnh đất, căn nhà hoặc vị trí căn hộ cần phải thi công. Theo điều 4.7 của hợp đồng FIDIC quyển màu đỏ về … thì “nhà thầu cần phải định vị công trình theo các mốc chuẩn, tuyến, cao trình tham chiếu được xác định bởi nhà thầu tư vấn”. Cho dù ban đầu chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính xác về cột mốc bàn giao cho nhà thầu nhưng theo FIDIC thì nhà thầu cần phải cẩn thận để kiểm tra bằng tất cả những nỗ lực của mình nếu không phải chịu trách nhiệm về sai xót nếu phát hiện sai mà không thông báo lại cho nhà thầu tư vấn.
+ Việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công: Điều này là thông lệ trong hầu hết các công trình xây dựng. Một đơn vị nhà thầu thông thường sẽ tự bỏ vốn ra để mua tất cả các vật liệu xây dựng như: đá, cát, xi măng, gạch,..
Dưới đây là các Vật liệu xây dựng thông dụng
Vật liệu xây dựng gồm những gi
+ Nhân lực thi công bao gồm: kỹ sư công trình, kỹ sư giám sát, công nhân xây dựng.
+ Máy và thiết bị thi công: Có thể kể đến như: máy trộn bê tông, máy vận thăng tải trọng, máy phát điện, ôtô vận chuyển, máy xúc HITACHI bánh xích, máy ủi KOMATSU D60 P bánh xích.
+ Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế: Việc thi công đúng như thiết kế là một điều rất khó trên thực tế, trên thực tế thì đơn vị thi công chỉ có thể làm đúng khoản 90% bảng thiết kế ban đầu, bởi vì trong quá trình thi công sẽ còn chịu những yếu tố bởi thiên nhiên như: nắng, mưa…
Dưới đây là file đính kèm kinh nghiệm:
Kinh nghiệm trong giai đoạn xây dựng phần thô
+ Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế:
Đây là hoạt động nhằm kiểm tra lại những thiết kế cơ sở được tạo ra từ nhà tư vấn. Qua đó có thể làm đúng theo như thiết kế của nhà tư vấn.
+ Công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình: công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, đảm bảo chất lượng trong thi công các hạng mục công trình, bảo hành công trình , công tác đảm bảo an toàn lao động, công tác tổ chức an toàn chung, biện pháp an toàn giao thông trong công tác vận chuyển, biện pháp an toàn trên công trường thi công, biện pháp bảo vệ môi trường
Dưới đây là một số phân tích về công tác tổ chức quản lý:
QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
+ Về việc thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng
Theo quy định chuẩn của Bộ Xây Dựng thì tất cả các loại vật liệu xây dựng trước khi đưa vào thi công đều phải kiểm tra chất lượng và sự phù hợp với thiết kế được duyệt cũng như được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát thi công công trình đồng ý.
– Hoạt động kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng bắt buộc phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng đúng tiêu chuẩn, có đầy đủ các chức năng để thực hiện các phép thử cần thiết nhằm xác định chính xác chất lượng nguyên vật liệu mà nhà thầu sử dụng.
– Chính vì vậy mà quy trình lấy mẫu vật liệu xây dựng là rất quan trọng, nếu lấy mẫu thí nghiệm không đúng theo tiêu chuẩn sẽ dẫn đến sai sót kết quả thí nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng.
Dưới đây là tiêu chuẩn của các vật liệu xây dựng:
+ Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công
Nhà thầu cần phải chủ động nhất trong vấn đề này nhằm khắc phục ngay lập tức sai sót do bản thân mình gây ra hoặc do lời tư vấn của bên giám sát. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại phát sinh từ việc sai sót do kỹ thuật thi công.
+ Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công
Để hoàn thành một công trình xây dựng thì có rất nhiều những công đoạn. Vì thế, việc tiến hành nghiệm thu theo từng hạng mục là rất quan trọng. Vì nếu để đến thi hoàn thành mới tiến hành nghiệm thu thì lúc đó thiệt hại gây ra sẽ là rất lớn. Khi tiến hành nghiệm thu, nhà tư vấn và chủ đầu tư sẽ phối hợp để chỉ ra những thiếu sót từ phía nhà thầu, từ đó các bên sẽ thỏa thuận một khoản thời gian hợp lý cho phép nhà thầu sửa chữa các sai sót của mình gây ra. Trong xây dựng còn xuất hiện khái niệm cấp chứng chỉ nghiệm thu hạng mục. Tức là cứ sau mỗi lần phía nhà thầu và chủ đầu tư, tư vấn giám sát tiến hành nghiệm thu thành công một hạng mục thì nhà thầu sẽ được nhận một chứng chỉ tương ứng với hạng mục đó. Điều này nhằm giảm thiểu sự chịu trách nhiệm của nhà thầu qua từng phần cũng như tạo động lực cho họ tiến hành những khâu tiếp theo.
3. Kết Luận
Như vậy, để có thể hoàn thành một cách tốt nhất và nhanh nhất nhiệm vụ thi công của mình, các nhà thầu xây dựng mới bước chân vô nghề cần phải tham khảo quy định tại thông tư 09/2016 quy định về hợp đồng thi công xây dựng.
Khối lượng công việc mà nhà thầu cần phải thực hiện trong bài viết này bao gồm:
- Việc nhận bàn giao
- Việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công
- Nhân lực thi công
- Máy và thiết bị thi công
- Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế
- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế
- Công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình
- thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng
- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công
- Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công
Nhà thầu tùy theo độ lớn của các công trình xây dựng mà có thể bỏ đi một vài bước nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng công trình. Những quy trình tiếp theo sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.
Trên đây là bài viết Điều khoản về khối lượng công việc trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.
Link bài viết phần 2:
https://luatsuhopdong.com/dieu-khoan-ve-kh…cong-viec-phan-2.html