Từ những phân tích của bài viết ở phần 1, chúng tôi gửi đến quý khách những phân tích trong bài viết của phần 2 về khối lượng công việc trong hợp đồng thi công xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách những phân tích chi tiết nhất về những công việc còn lại trong khối lượng công việc trong hợp đồng thi công xây dựng.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
2. Nội dung
2.1. Điều khoản về khối lượng công việc
Dưới đây là điều khoản mẫu
Điều 2. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công
- Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Nội dung công việc của hợp đồng thi công có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:
a) Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
b) Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng.
c) Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
d) Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm, tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
đ) Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
e) Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
g) Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.
h) Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng.
i) Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
k) Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;
l) Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường;
m) Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường (nếu có);
n) Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.
o) Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồngtheo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bên giao thầu cung cấp một số hay toàn bộ vật tư, máy thi công thì các bên cần thể hiện rõ trong hợp đồng; bao gồm cả về khối lượng, chất lượng, thời gian, địa Điểm cung cấp.
Bài viết này sẽ phân tích những công việc quy định tại điểm i cho đến điểm n của điều khoản mẫu trên.
+ Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ:
Trong quá trình xây dựng các công trình, nhà thầu phải sử dụng nhiều máy móc, nhân công,phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, đất san nền, phế thải xây dựng… khiến cho môi trường trong và ngoài khu vực thi công bị ảnh hưởng.
Theo quy định, khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình, các chủ dự án, nhà thầu thi công phải tuân thủ những quy định bắt buộc để đảm bảo vệ sinh môi trường. Phải tiến hành lập đề án để bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong thi công, nhà thầu phải xây dựng cầu rửa rửa và bố trí nhân công rửa xe 24/24h đảm bảo không còn bùn đất bám vào bánh, thành xe khi ra khởi công trường: tiến hành che lưới xung quanh công trình để khống chế bụi bẩn; bố trí lực lượng từ 5 – 7 người thường xuyên quét dọn, tưới nước trong công trường và các tuyến đường xung quanh hoặc ký hợp đồng với một công ty về dọn dẹp vệ sinh.
+ Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công
Vì không gian của công trường là rất lớn, người ra vào thường xuyên, đủ các loại thành phần từ kỹ sư nhà thầu, chủ đầu tư cho đến nhà tư vấn. Trong khi, ở công trường luôn có những vật liệu xây dựng đắt tiền như máy xúc, thép… Đây là những vật liệu có giá trị lớn. Thế nên, các đối tượng trộm cắp có thể đột nhập vào từ mọi phía để lấy cắp trang thiết bị vật tư tuồn ra bên ngoài. Điều này gây mất an ninh trật tự tại diện tích thi công, cũng như thất thoát tài sản của nhà thầu, lẫn chủ đầu tư. Nên nhà thầu cần bố trí nhân viên có kiến thức về bảo vệ để bảo vệ công trường ở cổng chính, cổng sau và một số điểm có chứa nhiều giá trị tài sản của công trình.
+ Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường:
Dù đây là trách nhiệm của nhà thầu nhưng để đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực công trường thì cả nhà thầu tư vấn, chủ đầu tư và dịch vụ bảo vệ phải phối hợp để thực hiện.
Trước đó thì phải công tác tư tưởng cho toàn bộ nhân viên về kiến thức an ninh trật tự, sau đó thì phải xác định rõ những người được phép ra vào công trình của mỗi bên, treo bảng không phận sự miễn vào. Nhanh chóng dập tác những hành vi quấy phá công trình.
+ Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường
Đây là những nhà thầu do chủ đầu tư thuê để thực hiện một phần công việc. Nhà thầu khác bao gồm cả nhà thầu phụ của nhà thầu chính và các nhà thầu do chủ đầu tư thuê. Trường hợp này áp dụng với những công trình có giá trị lớn.
+ Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.
Việc thu dọn sẽ có thể do nhà thầu đảm nhiệm, nhưng với những công trình lớn thì chủ đầu tư sẽ thuê thêm một bên để thực hiện việc thu dọn công trường.
- Dọn sạch rác thải xây dựng sau khi công trình vừa được xây xong. Các vật liệu này được quét, gom gọn cho vào các bao mang đến điểm tập kết rác.
- Kiểm tra vệ sinh hệ thống điện, ống nước, tránh tình trạng tắc nghẽn khi sử dụng của chủ nhà.
- Dọn sạch và hút bụi, làm thoáng không khí trong phòng trước kho công trình được bàn giao, đưa cho chủ nhà sinh sống, làm việc.
- Làm sạch sàn đá, chà ron, đánh bóng các viền cửa, vách ngăn
- Quy trình vệ sinh công trình gồm 2 bước cơ bản: Phần tinh và phần thô.
3. Kết Luận
Như vậy, để có thể hoàn thành một cách tốt nhất và nhanh nhất nhiệm vụ thi công của mình, các nhà thầu xây dựng mới bước chân vô nghề cần phải tham khảo quy định tại thông tư 09/2016 quy định về hợp đồng thi công xây dựng.
Khối lượng công việc mà nhà thầu cần phải thực hiện kể cả trong bài viết này và bài viết trước bao gồm:
- Việc nhận bàn giao
- Việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công
- Nhân lực thi công
- Máy và thiết bị thi công
- Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế
- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế
- Công tác tổ chức quản lý chất lượng công trình
- thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng
- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công
- Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công
- Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ
- Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công
- Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường:
- Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường
- Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.
Nhà thầu tùy theo độ lớn của các công trình xây dựng mà có thể bỏ đi một vài bước nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng công trình.
Trên đây là bài viết Điều khoản về khối lượng công việc trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.