TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MAY MẶC

Hợp đồng gia công may mặc cũng như các loại hợp đồng khác, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên là rất quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung phân tích về những điều khoản mẫu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công.

 

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Trách nhiệm của các bên.

Dưới đây là điều khoản mẫu về trách nhiệm của các bên

ĐIỂU 4 : TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

  • Bên A có trách nhiệm thông báo cho người có tên trong danh sách đến đo may tại nhà may và giao vải đầy đủ số lượng để bên B may.
  • Bên B có trách nhiệm đo may cho từng cá nhân theo danh sách bên A cung cấp và may theo đúng quy cách, chất liệu vải mà bên A đã chọn giao.
  • Bên B có trách nhiệm giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách và thời gian được quy định tại điều 2 của hợp đồng này.

Điều khoản về trách nhiệm của các bên sẽ dựa vào quy định của bộ luật dân sự về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công may mặc. Điều khoản này khá sơ xài nên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem quyền và nghĩa vụ của các bên được bộ luật dân sự quy định như thế nào nhé.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia công

  1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
  2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

Với những nghĩa vụ trên thì hai khoản 2 và 3 là hai khoản cơ bản của hợp đồng gia công may mặc. Bên đặt gia công phải nêu rõ những mong muốn của mình rõ ràng về sản phẩm gia công của mình có chất lượng và số lượng như thế nào để bên nhận gia công có căn cứ mà thực hiện. Dĩ nhiên nghĩa vụ trả tiền công đầy đủ và theo đúng thời gian là một điều bắt buộc đối với hợp đồng này.

Tuy nhiên, khoản 1 thì cũng tùy vào mỗi công ty nhận gia công mà sẽ áp dụng. Nếu bên đặt gia công biết được bên nhận gia công có cả nguyên liệu ban đầu để thực hiện hợp đồng thì có thể không cần giao các nguyên liệu ở trên.

Điều 545. Quyền của bên đặt gia công

  1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, khi tiến hành nhận hàng thì bên đặt gia công có quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm gia công sao cho đúng với những gì hai bên đã thỏa thuận. Nếu không sẽ bắt bên gia công làm lại. Nghiêm trọng hơn, nếu bên nhận gia công không tiến hành gia công đúng thời gian hoặc xảy ra quá nhiều lỗi mà bên đặt gia công đã sử dụng lô hàng đặt đó ký kết với một bên mua thứ ba. Thì rõ ràng là có thiệt hại thực tế xảy ra và bên đặt gia công phải bồi thường trong trường hợp đó.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công

  1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
  3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
  5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
  6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

So với nghĩa vụ của bên đặt gia công thì chúng ta có thể thấy nghĩa vụ của bên nhận gia công là rất nhiều

Ngay từ khi nhận hàng, bên nhận gia công đã có nghĩa vụ phải kiểm tra nguyên vật liệu ban đầu, nếu chất lượng của những nguyên vật liệu này không thể giúp cho bên nhận gia công có thể hoàn thành được nghĩa vụ của mình thì bên nhận gia công có quyền yêu cầu bổ sung hoặc đổi nguyên vật liệu khác

Bên nhận gia công có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng tiến độ mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, chất lượng và số lượng sản phẩm cũng phải đảm bảo theo như đã thỏa thuận ban đầu của các bên. Trong quá trình gia công thì sẽ có một số trường hợp những quy trình gia công là do bên đặt gia công cung cấp, trong trường hợp đó, bên nhận gia công phải đảm bảo giữ bí mật về quy trình này.

Bên nhận gia công còn phải có trách nhiệm với xã hội khi mà nếu như những nguyên liệu gia công đó có thể làm nguy hại cho xã hội. ví dụ: Sử dụng nhựa tái sinh sản xuất đồ gia dụng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều 547. Quyền của bên nhận gia công

  1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
  3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

Bên nhận đặt gia công cũng có quyền yêu cầu bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu và số lượng như đã thỏa thuận với thời hạn và địa điểm như trên. Trong trường hợp mà bên đặt gia công mong muốn bên nhận gia công phải thực hiện gia công theo đúng như chỉ dẫn của bên đặt gia công mà nó gây ra sự khó khăn thì bên đặt gia công thì có quyền thỏa thuận lại về chỉ dẫn.

Đối với yêu cầu về việc được giả công đầy đủ thì là một yêu cầu rất cơ bản. Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu bên đặt gia công thỏa thuận về việc bên nhận gia công sẽ nhận được một khoản đặt cọc để có tiền trả cho nhân viên.

3. Kết luận

Như vậy, khi các bên tham gia giao kết hợp đồng thì cần xem những quy định của bộ luật dân sự 2015 trước khi giao kết hợp đồng. Bên đặt gia công cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên liệu để bên nhận gia công có thể tiến hành gia công, phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên nhận gia công. Bên cạnh đó, bên đặt gia công có thể hủy hợp đồng hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu bên nhận gia công gây ra thiệt hại. Đối với bên nhận gia công, phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với việc gia công sản phẩm, được hưởng tiền công như đã thỏa thuận và phải chịu bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng.

Trên đây là bài viết trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng may mặc. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY MẶC VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢNG RIÊNG

Khi tham gia ký kết hợp đồng gia công may mặc thì các bên cần phải chú ý các đến bản chất của loại hợp đồng này cũng như một số điều khoản riêng biệt đối với loại hợp đồng này. Bài viết này sẽ tập trung phân tích về những điều khoản mẫu liên quan đến hợp đồng gia công. Ngoài ra, sau bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng gia công đã được sử dụng trên thực tế.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Đầu tiên ta cần xác định hợp đồng gia công là gì. Theo quy định của điều 542

Điều 542. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Như vậy, mục đích của bên nhận gia công là nhận được số tiền từ việc thực hiện gia công, mục đích của bên đặt gia công là nhận được hàng gia công đã được hoàn thành bởi bên nhận gia công.

Vì vậy trong hợp đồng gia công sẽ có những điều khoản cơ bản sau: Chủ thể; Tên hàng; quy cách, số lượng và giá cả; Thời gian thực hiện và phương thức thanh toán; Đặt cọc; Trách nhiệm của các bên; Điều khoản chung.

+ Về chủ thể thì có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân. Bên nhận gia công thường là bên có đội ngũ nhân công có tay nghề, có sẵn các phương tiện máy móc, bên đặt gia công thường sẽ dùng số hàng được gia công cuối cùng đó dùng làm trang phục cho nhân viên hoặc ký hợp đồng với một bên trung gian khác để bán số hàng hóa cuối cùng đó đi.

+ Đặt cọc thì cũng theo quy định của bộ luật dân sự tại điều 328 của bộ luật dân sự 2015

Điều 328. Đặt cọc

  1. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Điều khoản chung:

ĐIỂU 5: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

– Hai bên cam kết thực hiện đẩy đủ và nghiêm chỉnh các điều khoản trong hợp đồng này. Mọi sự thay đổi, bổ sung phải được hai bên đồng ý và được the hiện bằng văn bản mới có giá trị thực hiện.

– Sau khi hai bên giao + nhận đủ hàng và thanh toán đầy đủ coi như hợp đồng được thanh lý.

– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

– Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau: mỗi bên giữ 02 bản.

Từ điều khoản trên có thể thấy, các bên có quyền thỏa thuận về thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng cũng nên được lập thành 04 bản để mỗi bên giữ 02 bản, nếu lỡ có mất bản này, sẽ còn bản khác.

Đối với hợp đồng gia công thì các điều khoản đặc trưng đó là tên hàng; quy cách, số lượng và giá cả; Thời gian thực hiện và phương thức thanh toán; Trách nhiệm của các bên.

2.2. Điều khoản về tên hàng; quy cách, số lượng và giá cả

Dưới đây là điều khoản mẫu

ĐIỀU 1: TÊN HÀNG, QUY CÁCH, SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ

– Bên A đồng ý giao cho bên B may đồ BHLĐ cho công nhân lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, cơ khó, bảo vệ tuyến ống … theo mẫu mã, quy cách, số lượng và đơn giá cụ thể như sau:

TT TÊN HÀNG HÓA Đơn vị tính Số

lượng

Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)
01 Công may đồ: áo budong dài tay + quần tây Bộ 251 330.000 82.830.000
Thân áo sau in:

• Logo và tên :CÔNG TY Cổ PHẮN

Áo 251 10.000 2.510.000
02 CẤP NƯỚC BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

• Thân áo trước may mẫu thêu họ tên công nhân vào.

/ /
Thành tiền 85.340.000

Bằng chữ: Tám mươi lăm triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn.

Tổng gìá trị hợp đồng tạm tính là 85.340.000 đồng và sẽ thanh toán theo thực tế phát sinh.

  • Bên B may theo kiểu mẫu đúng như mẫu hai bên đã thỏa thuận thống nhất là quần tây + áo budong (dài tay + áo có 02 túi + cầu vai đôi)
  • May theo số đo của từng cá nhân.

Sản phẩm may đo đảm bảo đẹp, đạt yêu cầu của người mặc với số lượng đầy đủ theo danh sách đính kèm hợp đồng.

Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia công

  1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
  2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

Căn cứ vào hợp đồng trên và quy định tại điều 544 này thì các bên giao gia công phải đưa đầy đủ các chất liệu ban đầu, ghi rõ mong muốn chất lượng của sản phẩm cụ thể như thế nào, số lượng bao nhiêu để bên nhận gia công có thể thực hiện theo đúng thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, ở hợp đồng trên thì có lại là trường hợp bên đặt gia công khoán toàn bộ nghĩa vụ cho bên nhận, tức là bên đặt gia công không đưa nguyên liệu ban đầu mà chỉ đưa ra yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng. Thỏa thuận này áp dụng dành cho trường hợp bên nhận gia công có đủ các điều kiện đáp ứng về nguyên liệu ban đầu.

Đồng thời hai bên cũng phải ghi nhận giá trị và đơn vị của sản phẩm cuối cùng giống như ở điều khoản trên.

2.3. Thời gian thực hiện và phương thức thanh toán

ĐIỂU 2 : THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

  • Thời gian thực hiện đến khi giao hàng xong: Từ ngày 02/4/2019 đến hết ngay 15/5/2019.
  • Địa điểm giao hàng tại: số 14 đường 30/4 – phường 9 – TP Vũng Tàu.
  • Bên A có quyền từ chối không nhận hàng nếu hàng hóa khi giao không đúng quy cách và chất lượng.
  • Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán bằng chuyển khoản cho bên B như sau:

+ Trả trước tiền đặt cọc ngay khi ký kết hợp đồng này vào ngày 02/04/2019.

+ Số còn lại và phát sinh sau (nếu có) khi đã nhận đủ trang phục đạt yêu cầu người mặc, chất lượng sản phẩm và hóa đơn tài chính của bên B theo quy định.

+ Về thời gian thực hiện thì sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau: tùy theo số lượng của mặt hàng và tiềm lực của bên nhận gia công thì thời gian sẽ nhiều hay ít.

+ Địa điểm giao hàng thì cũng do hai bên thỏa thuận nhưng thường thì bên đặt hàng sẽ đến tận trụ sở của bên nhận gia công để lấy. Bởi lẽ, nếu hàng không đạt chất lượng như yêu cầu thì bên đặt hàng có thể yêu cầu bên nhận gia công tiến hành thực hiện lại việc gia công mà không phải mất chi phí để vận chuyển trả hàng

+ Điều khoản trên cũng ghi nhận rõ bên đặt gia công có quyền từ chối nhận hàng nếu như mặc hàng không đúng như thỏa thuận của hai bên đã ký kết trong hợp đồng này.

Căn cứ này hoàn toàn hợp lý dựa trên quy định tại điều 545 của bộ luật dân sự 2015

Điều 545. Quyền của bên đặt gia công

  1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

+ Về phương thức thanh toán thì có thể là chuyển khoản hoặc tiền mặt.

3. Kết luận

Khi tham gia giao kết hợp đồng may mặc, các bên cần phải tham khảo những quy định của bộ luật dân sự 2015, căn cứ vào tiềm lực của các bên có thể tham gia và thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất. Hợp đồng gia công sẽ có những điều khoản cơ bản sau: Chủ thể; Tên hàng; quy cách, số lượng và giá cả; Thời gian thực hiện và phương thức thanh toán; Đặt cọc; Trách nhiệm của các bên; Điều khoản chung.

Trên đây là bài viết tổng quan về hợp đồng gia công may mặc và các điều khoản riêng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

Mẫu hợp đồng gia công may mặc:

1.8.1.HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY MẶC 2