ĐIỀU KHOẢN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Khi tham gia ký kết hợp đồng thi công xây dựng thì ngoài việc đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công và chất lượng công trình thì các bên cần phải chú ý đến an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ nơi thi công công trình. Nếu gây ảnh hưởng đến môi trường hoặc an toàn lao động thì cá nhân, tổ chức gây ra sẽ phải bồi thường. Bài viết này sẽ tập trung phân tích những vấn đề này.

 

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

Điều khoản mẫu:

Điều 15. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

15.1. An toàn lao động

a)  Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận.

=> Việc xác lập các biện pháp an toàn là rất cần thiết vì nếu xảy ra tai nạn tại công trường thì ngoài việc phải dừng quá trình thi công, nhà thầu còn phải tiến hành làm những thủ tục để bồi thường cho người bị tai nạn, rồi liên quan đến sự thanh tra lao động. Thế nên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhà thầu cần phải lập các biện pháp an toàn và triển khai đến tất cả các công nhân có mặt trên công trường.

b) Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

=> Ngoài việc ban hành và dán công khai các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn lao động thì nhà thầu cần phải tổ chức những đợt tập huấn về các biện pháp này để người lao động có thể nắm được hết tất cả cách thức để bảo vệ bản thân, tránh để xảy ra tai nạn tại công trường.

c) Các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

=> Việc đình chỉ này sẽ giúp  cho các bên có thời gian để ổn định tinh thần nhân viên, triển khai và phổ biến lại các biện pháp an toàn lao động gây lệch hoặc mâu thuẫn dẫn đến tai nạn trên. Mặc dù đã áp dụng những biện pháp để bảo vệ an toàn lao động nhưng vẫn để xảy ra tình trạng trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra để xác định vi phạm thuộc lỗi do ai gây ra. Từ đó, người bị tai nạn sẽ được bồi thường thỏa đáng.Đối với người gây ra, họ cũng sẽ có cho mình kinh nghiệm để khắc phục, lần sau có kinh nghiệm rồi thì có thể dự trù nó.

đ) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động.

=> Nhà thầu có thể cử chuyên gia hoặc bằng bằng kinh nghiệm, nhân lực của mình để thực hiện nghĩa vụ ấy. Những công việc này trên thực tế bị các nhà thầu lơ là, không chú trọng. Đến khi xảy ra vụ việc thì mới bắt đầu thực hiện nó.

e) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động .

Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do Nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

=> Một trong những bước rất quan trọng để duy trì an toàn lao động là nhà thầu phải cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như: mũ bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay chống hóa chất, khẩu trang… Điều này không những bảo hộ người lao động mà còn giúp người lao động có thể có thể bảo vệ được sức khỏe của mình khỏi những tác nhân bên ngoài.

15.2. Bảo vệ môi trường

a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

=> Để thực hiện biện pháp này thì nhà thầu cần phải mua những trang bị cá nhân riêng mỗi cá nhân, tìm kiếm một công ty về buôn bán ve chai để tiến hành mua phế thải có giá trị, những thứ còn lại có thể thuê người vệ sinh môi trường để vệ sinh, thu góp rác thải giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất và nước trong quá trình tham gia xây dựng của các bên.

b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

=> Khi di chuyển vật liệu thì nhà thầu cần phải dùng vải hoặc công cụ khác để che hoàn toàn các vật liệu trong quá trình di chuyển, từ đó giúp cho vật liệu được bảo toàn số lượng trong quá trình di chuyển, chống bám bụi lên vật liệu cũng như phát tán bụi từ vật liệu ra môi trường không khí.

Các phế thải sau khi sử dụng phải được để vào một bao đựng phù hợp.

c) Các bên phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì Chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu Nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

=> Theo Điều 5 và điều 6 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP về Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường thì:

  1. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý.
  2. Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường.

Vì thế, các bên cần đáp ứng được những yêu cầu này nếu muốn tham gia vào nó.

d) Tổ chức, cá nhân để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

=> Quy định này nhằm nhắc nhở các bên cần phải thận trọng khi tham gia vào xây dựng, ngoài việc cố gắng để hoàn thành đúng tiến độ của chương trình thì các cá nhân cần phải chú ý đến yếu tố bảo vệ môi trường để không gây ra thiệt hại.

 

15.3. Phòng chống cháy nổ:

Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ.

  • Tất cả các công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ.
  • Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công
  • Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công
  • Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người
  • Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công
  • Trang bị các bình chữa cháy
  • Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra cách điện, bơm nước, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.

 

3. Kết Luận

 Tóm lại, nhà thầu và các bên cần chú ý các biện pháp bảo vệ môi trường và ngăn ngừa phòng chống cháy nổ. Việc xác lập các biện pháp an toàn là rất cần thiết vì nếu xảy ra tai nạn tại công trường thì ngoài việc phải dừng quá trình thi công, nhà thầu còn phải tiến hành làm những thủ tục để bồi thường cho người bị tai nạn. Ngoài việc ban hành và dán công khai các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn lao động thì nhà thầu cần phải tổ chức những đợt tập huấn về các biện pháp này cho người lao động.

Việc đình chỉ thi công khi có xảy ra tại nạn sẽ giúp cho các bên có thời gian để ổn định tinh thần nhân viên, triển khai và phổ biến lại các biện pháp an toàn lao động gây lệch hoặc mâu thuẫn dẫn đến tai nạn trên. Mặc dù đã áp dụng những biện pháp để bảo vệ an toàn lao động nhưng vẫn để xảy ra tình trạng trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra để xác định vi phạm thuộc lỗi do ai gây ra. Từ đó, người bị tai nạn sẽ được bồi thường thỏa đáng.

Một trong những bước rất quan trọng để duy trì an toàn lao động là nhà thầu phải cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như: mũ bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay chống hóa chất, khẩu trang… Điều này không những bảo hộ người lao động mà còn giúp người lao động có thể có thể bảo vệ được sức khỏe của mình khỏi những tác nhân bên ngoài.

Nhà thầu cần phải mua những trang bị cá nhân riêng mỗi cá nhân, tìm kiếm một công ty về buôn bán ve chai để tiến hành mua phế thải có giá trị, những thứ còn lại có thể thuê người vệ sinh môi trường để vệ sinh, thu góp rác thải giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất và nước trong quá trình tham gia xây dựng của các bên.

Khi di chuyển vật liệu thì nhà thầu cần phải dùng vải hoặc công cụ khác để che hoàn toàn các vật liệu trong quá trình di chuyển, các phế thải sau khi sử dụng phải được để vào một bao đựng phù hợp. Quy định này nhằm nhắc nhở các bên cần phải thận trọng khi tham gia vào xây dựng, ngoài việc cố gắng để hoàn thành đúng tiến độ của chương trình thì các cá nhân cần phải chú ý đến yếu tố bảo vệ môi trường để không gây ra thiệt hại.

Trên đây là bài viết điều khoản về An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ  trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ