ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐIỆN, NƯỚC, AN NINH CÔNG TRƯỜNG VÀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng thi công xây dựng không chỉ có việc vận chuyển máy móc, thiết bị để thực hiện công việc thi công trên công trường mà còn liên quan đến điện,  nước, an ninh công trường. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến điện, nước, anh ninh công trình và hiệu lực hợp đồng thi công xây dựng.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về điện, nước và an ninh công trường

Điều khoản mẫu:

Điều 16. Điện, nước và an ninh công trường

16.1. Điện, nước trên công trường

Trừ trường hợp quy định ở dưới đây, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác mà Nhà thầu cần.

Nhà thầu có quyền sử dụng việc cung cấp điện, nước và dịch vụ khác có thể có trên công trường cho mục đích thi công công trình mà các chi tiết và giá đã được đưa ra trong các yêu cầu của Chủ đầu tư; Nhà thầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn điện, nước để phục vụ thi công công trình. Nhà thầu phải tự mình chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp máy móc thiết bị cần thiết để sử dụng những dịch vụ này và để đo số lượng tiêu thụ.

Số lượng tiêu thụ và số tiền phải trả cho các dịch vụ trên Nhà thầu phải thanh toán theo quy định của Hợp đồng.

=> Theo quy định trên thì bên phải chịu tiền điện, nước là nhà thầu. Thực ra, mặc dù do nhà thầu phải trả nhưng thật chất nhà thầu đã tính hết vào chi phí dự toán cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí thì bên nhà thầu cần sử dụng những máy móc có khả năng tiết kiệm. Thêm vào đó, sau khi sử dụng thì nhà thầu cần có phương án để bảo trì máy móc, che chắn cẩn thận vì nếu máy móc vẫn còn mới thì sẽ tiết kiệm điện và nhiên liệu hơn là máy móc cũ.

16.2. An ninh công trường:

Trừ khi có quy định khác trong những điều kiện riêng:

a) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc cho phép những người không có nhiệm vụ vào công trường;

=> Tức là chỉ những người như: chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu phụ , các kỹ sư của nhà thầu và những người có phận sự liên quan được ghi nhận trong biên bản là có thể đi ra vào công trình. Còn lại thì không được phép. Nhà thầu cũng phải chú ý cả những người được liệt kê ở trên nhằm phát hiện kịp thời hành vi tẩu táng tài sản của họ.

b) Những người có nhiệm vụ được vào công trường gồm nhân lực của Nhà thầu và của Chủ đầu tư và những người khác do Chủ đầu tư (hoặc người thay mặt) thông báo cho Nhà thầu biết.

=> Nhà thầu cần phải nắm rõ thông tin về những người này để quản lý được việc ra vào công trình. Có những cản trở cần thiết để những đối tượng bên ngoài không thể xâm nhập hoặc hạn chế hành vi tẩu táng tài sản từ nội bộ bên trong.

2.2. Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng

Dưới đây là điều khoản mẫu

 Điều 24. Hiệu lực của Hợp đồng

24.1. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng:

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày….tháng….năm (hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thoả thuận) và sau khi Chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu.

24.2. Tính pháp lý của Hợp đồng xây dựng:

a) Hợp đồng có hiệu lực là cơ sở pháp lý mà Chủ đầu tư, Nhà thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

b) Hợp đồng có hiệu lực là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp phát sinh ngoài Hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan.

 

Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thi công thì quy định tại khoản 2 – Điều 6 của Nghị định 37/2015.

Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng

  1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng(đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

=> Như vậy, điều luật trên chỉ gợi ý chứ không bắt buộc các bên phải tuân thủ. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực khi các bên tham gia ký kết hợp đồng (doanh nghiệp thì phải có dấu) nhưng đối với trường hợp hợp đồng có đăng ký bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ có từ khi bên giao thầu đã nhận được xác nhận bảo đảm.

Khi đã đến hạn của việc hợp đồng có hiệu lực thì các bên cần phải tuân thủ những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các bên phải tiến hành một cách khẩn trường để nhanh chóng đưa công trình bước vào nghiệm thu.

3. Kết Luận

Bên phải chịu tiền điện, nước là nhà thầu. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí thì bên nhà thầu cần sử dụng những máy móc có khả năng tiết kiệm. Thêm vào đó, sau khi sử dụng thì nhà thầu cần có phương án để bảo trì máy móc, che chắn cẩn thận để tiết kiệm điện.

Chỉ những người như: chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu phụ , các kỹ sư của nhà thầu và những người có phận sự liên quan được ghi nhận trong biên bản là có thể đi ra vào công trình. Còn lại thì không được phép. Nhà thầu cũng phải chú ý cả những người được liệt kê ở trên nhằm phát hiện kịp thời hành vi tẩu táng tài sản của họ.

Nhà thầu cần phải nắm rõ thông tin về những người này để quản lý được việc ra vào công trình. Có những cản trở cần thiết để những đối tượng bên ngoài không thể xâm nhập hoặc hạn chế hành vi tẩu táng tài sản từ nội bộ bên trong.

Về hiệu lực hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là khi các bên tham gia ký kết hợp đồng (doanh nghiệp thì phải có dấu) nhưng đối với trường hợp hợp đồng có đăng ký bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ có từ khi bên giao thầu đã nhận được xác nhận bảo đảm.

Trên đây là bài viết điều khoản về Hiệu lực của điều khoản về điện, nước và an ninh công trường trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐIỆN, NƯỚC, AN NINH CÔNG TRƯỜNG VÀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG