Ngoài thời hạn của hợp đồng thì chế độ làm việc cũng chính là vấn đề mà người lao động rất quan tâm. Vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất của người lao động. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến chế độ làm việc của người lao động.
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)
– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
2. Nội dung
Dưới đây là điều khoản mẫu
Điều 2: Chế Độ Làm Việc: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày
- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Buổi sáng : 7h30 – 11h30 và Buổi chiều: 13h00 – 17h00
- Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.
- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành
=> Về thời giờ làm việc trong một ngày thì quy định tại điều 104 của BLLĐ như sau:
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
- Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Như vậy, điều khoản trên quy định người lao động chỉ làm 08 tiếng một ngày là đúng với quy định của pháp luật. Làm việc theo tuần tức là trong một tuần có thể làm bất cứ ngày nào, miễn là không quá 10 giờ một ngày và đảm bảo 48 tiếng trong 01 tuần.
Nhà nước cũng khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ bởi vì như vậy sẽ giúp người lao động có thể phục hồi được thể chất của mình, tăng cao hiệu quả làm việc hơn là số lượng. Đối với những công việc năng
Đa số các công ty sử dụng lực lượng lao động phổ thông ở Việt Nam đều có hình thức làm việc vào ban đêm ngoài để kịp đơn hàng của đối tác mà còn để duy trì sự hoạt động tốt của máy móc. Giờ làm việc ban đêm quy định tại điều 105 của BLLĐ.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Ngoài việc có thể làm ban đêm thì nhà làm luật cũng cho phép người lao động có thể làm thêm giờ. Quy định tại điều 106 như sau:
Điều 106. Làm thêm giờ
- Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
=> Mặc dù luật quy định người sử dụng lao động cần sự đồng ý của người lao động nếu muốn áp dụng chế độ làm thêm giờ. Tuy nhiên, trên thực tế thì người sử dụng có thể ra yêu cầu làm thêm mà không cần sự đồng ý của người lao động.
Việc quy định số giờ làm thêm tối thiểu như vậy là có lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. Vì nếu người lao động được phục hồi sức lực thì năng suất của họ sẽ được nâng lên. Từ đó, người sử dụng lao động cũng sẽ được khai thác được một cách hiệu quả từ người lao động.
Cũng có một số trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ. Quy định tại điều 107 của BLLĐ như sau:
Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
=> Những quy định trên thuộc trường hợp bất khả kháng và an ninh quốc gia nên người lao động không có quyền lựa chọn là điều hoàn toàn hợp lý.
+ Về điều kiện an toàn vệ sinh lao động:
Dưới đây là file đính kèm các quy định về an toàn vệ sinh lao động.
3. Kết Luận
Như vậy, khi tham gia ký kết hợp đồng thì người lao động rất quan tâm đến chế độ làm việc của mình.
Người lao động chỉ làm 08 tiếng một ngày là đúng với quy định của pháp luật. Làm việc theo tuần tức là trong một tuần có thể làm bất cứ ngày nào, miễn là không quá 10 giờ một ngày và đảm bảo 48 tiếng trong 01 tuần.
Nhà nước cũng khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ bởi vì như vậy sẽ giúp người lao động có thể phục hồi được thể chất của mình, tăng cao hiệu quả làm việc hơn là số lượng. Đối với những công việc nặng, đa số các công ty sử dụng lực lượng lao động phổ thông ở Việt Nam đều có hình thức làm việc vào ban đêm ngoài Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Ngoài việc có thể làm ban đêm thì nhà làm luật cũng cho phép người lao động có thể làm thêm giờ. Mặc dù luật quy định người sử dụng lao động cần sự đồng ý của người lao động nếu muốn áp dụng chế độ làm thêm giờ. Tuy nhiên, trên thực tế thì người sử dụng có thể ra yêu cầu làm thêm mà không cần sự đồng ý của người lao động.
Việc quy định số giờ làm thêm tối thiểu như vậy là có lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. Vì nếu người lao động được phục hồi sức lực thì năng suất của họ sẽ được nâng lên. Từ đó, người sử dụng lao động cũng sẽ được khai thác được một cách hiệu quả từ người lao động. Những quy định trên thuộc trường hợp bất khả kháng và an ninh quốc gia nên người lao động bắt buộc phải làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
Trên đây là bài viết điều khoản về chế độ làm việc trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.