ĐIỀU KHOẢN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (PHẦN 1)

Điều khoản quan trọng nhất đối với người lao động đó là quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của người lao động là rất nhiều vì vậy chúng tôi sẽ chia thành hai bài viết. Dưới đây là những phân tích liên quan đến quyền lợi của người lao động.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)

Luật Việc Làm 2013

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động

– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động

– Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

– Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

 2. Nội dung

2.1. Điều khoản về phương tiện, tiền lương, hình thức trả lương

Dưới đây là điều khoản mẫu:

QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

  • Phương tiện đi lại làm việc (7): Cá nhân tự túc.

=> Phương tiện đi lại thì tùy vào từng trường hợp mà người lao động có phải sử dụng phương tiện đi lại cá nhân hay không. Vì có những trường hợp người sử dụng lao động ký hợp đồng với một đơn vị vận tải và tổ chức đưa đón người lao động. Người lao động có thể đóng tiền hoặc không tùy vào chính sách mỗi công ty.

  • Mức lương chính hoặc tiền công (8): 30,000,000 đồng (Ba mươi triệu đồng chẵn)

=> Tiền lương theo quy định tại điều 90 của BLLĐ thì sẽ được trả căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc, phải bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Tuy nhiên, không được thấp hơn mức tối thiểu vùng

Danh mục mức lương và địa bàn lương tối thiểu vùng:

DANH MỤC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

  • Hình thức trả lương: Tiền mặt

=> Quy định tại điều 94 thì người sử dụng lao động có thể trả lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Hiện tại, đa số các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam đều áp dụng hình thức trả lương qua tài khoản ngân hàng. Có nơi cũng áp dụng lương cơ bản cộng với phần trăm sản phẩm dành cho người lao động.

 

  • Phụ cấp gồm (9): không
  • Tiền thưởng: Theo quy định của công ty
  • Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và quy chế tiền lương của Công ty.

Những khoản này quy định tại điều 95 của BLLĐ

=> Các khoản Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương quy định tại điều 102, khoản tiền thưởng quy định tại điều 103 do hai bên tự thỏa thuận.

  • Được trả lương vào các ngày: cuối cùng của tháng

=> Thời hạn trả lương được quy định tại điều 95 của BLLĐ như sau:

Điều 95. Kỳ hạn trả lương

  1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
  2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
  3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

 

  • Được trang bị bảo hộ lao động gồm: Theo yêu cầu của công việc

=> Tùy vào tính chất từng công việc thì người lao động sẽ được cấp bảo hộ lao động hay không. Các ngành liên quan đến xây dựng, hóa chất thì những người lao động sẽ được cấp bảo hộ.

2.2. Điều khoản về chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép

  • Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết…):

+ Nghỉ giữa ca: Theo quy định của điều 108 của BLLĐ thì người lao động làm liên tục từ 06 đến 08 tiếng sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút. Nếu như làm vào ban đêm thì sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút.

+ Nghỉ hàng tuần: Một tuần sẽ được nghỉ 2 ngày.

=> Việc một tuần được nghỉ tới 2 ngày là nhiều so với quy định tại điều 110 của BLLĐ về nghỉ hằng tuần: “Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày”

+ Nghỉ phép hàng năm: 12 ngày làm việc, Cứ 05 năm làm việc được tăng thêm 01 ngày

=> Theo quy định tại điều 111 của BLLĐ thì điều kiện bình thường sẽ được nghỉ 12 ngày một năm, nếu công việc năng ngọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người chưa thành niên thì được nghỉ 14 ngày, làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ 16 ngày. Ngoài ra, có thể thỏa thuận để gộp nghỉ 03 năm một lần. Người đi tàu thủy, tàu thủy mà từ 02 ngày trở lên thì từ ngày thứ 03 sẽ được cộng thêm phép năm nhưng chỉ được 01 lần trong năm.

 

+ Nghỉ lễ:  Theo quy định của pháp luật hiện hành

=> Bạn đọc có thể đọc danh sách các ngày được nghỉ lễ hưởng lương ở dưới đây:

DANH SÁCH NGÀY NGHỈ LỄ TẾT, VIỆC RIÊNG TRONG NĂM

2.3. Điều khoản về bảo hiểm bắt buộc

  • Bảo hiểm bắt buộc (10): Theo quy định pháp luật hiện hành

+ Người lao động đóng: 8% BHXH và 1,5%BHYT ; 1% BHTN

=> Các mức đóng này theo quy định của pháp luật như sau:

+ Đối với bảo hiểm xã hội: theo quyết định của 595/2017  thì số phần trăm mà người lao động cần đóng là 8% số tiền lương hàng tháng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 – điều 13 của nghị định 43/2018 thì Người sử dụng lao động thì đóng cho người lao động 17,5% tiền lương hàng tháng trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

+ Đối với bảo hiểm y tế: Người lao động đóng bảo hiểm y tế là 1,5%, người sử dụng lao động thì đóng 3% cho người lao động.

+ Đối với bảo hiểm thất nghiệp: Quy định tại khoản 1 – điều 57 của Luật Việc Làm thì người lao động đóng 1% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương.

* Tiền lương tháng dùng để đóng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội: Là tiền lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp khác. Nếu cao hơn mức lương cơ sở 20 lần thì sẽ chỉ đóng dựa trên 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 theo quy định tại điều 3 của nghị định 38/2019.

  • Chế độ đào tạo (11): Theo chính sách của Công ty
  • Những thỏa thuận khác (12): Thực hiện bằng văn bản cam kết giữa 02 bên (nếu có)

=> Chế độ đào tạo sẽ do tùy công ty thì sẽ có những chế độ đào tạo khác nhau và có đào tạo hay là không còn tùy vào tính chất của từng công việc.

3. Kết Luận

Như vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng lao động thì người lao động nên quan tâm đến những quyền lợi của mình. Hiện tại, bộ luật lao động có những chính sách để bảo vệ người lao động. Vì thế người lao động nên đọc thật kỹ các quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến tiền lương, chế độ nghĩ ngơi các điều khoản liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Hi vọng với bài viết này luật minh mẫn chúng tôi sẽ gửi đến các bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết điều khoản về Quyền của người lao động trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (PHẦN 1)