ĐIỀU KHOẢN VỀ CHỦ THỂ, NỘI DUNG, GIÁ CẢ, CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

Bài viết trước đã cung cấp những kiến thức tổng quát về một hợp đồng mua bán hàng hóa. Bài viết này sẽ cung cấp cho các đọc giả những phân tích chi tiết về các chủ thể tham gia ký kết, nội dung giao dịch, giá cả và chất lượng, bao bì.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật thương mại 2005

– Luật doanh nghiệp 2014

– Luật Giá 2012

2. Một số điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa

2.1. Chủ thể tham gia

Dưới đây là mẫu về điều khoản chủ thể tham gia:

 

Bên A

–       Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………..

–       Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………………

–       Điện thoại: …………………. Fax: …………………………………………………………………………………..

–       Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………………..

–       Mở tại ngân hàng: …………………………………………………………………………………………………………

–       Đại diện là: …………………………………………………………………………………………………………………..

–       Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………………..

–       Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. Tháng ….. năm …………………

Do …………………………….. chức vụ ………………… ký.

 

Bên B

–       Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………..

–       Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………………

–       Điện thoại: …………………. Fax: …………………………………………………………………………………..

–       Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………………..

–       Mở tại ngân hàng: …………………………………………………………………………………………………………

–       Đại diện là: …………………………………………………………………………………………………………………..

–       Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………………..

–       Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. Tháng ….. năm …………………

Do …………………………….. chức vụ ………………… ký

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

 

Chúng ta có thể thấy, chủ thể tham gia giao dịch mua bán hàng hóa thường là các doanh nghiệp. Mà đã là doanh nghiệp thì cần phải có đầy đủ các thông tin như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, thông tin về tài khoản ngân hàng. Tất cả các điều khoản trên phải rõ ràng và điều quan trọng nhất đó chính là đại diện theo pháp luật của công ty là ai. Hiện nay, theo quy định của điều 13 của luật doanh nghiệp 2014 về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của                 doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh               nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của          công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

 

Chúng tôi phải liệt kê rõ ràng những quy định này của pháp luật bởi vì đã có trường hợp khách hàng tìm đến để yêu cầu giúp họ giải quyết tranh chấp do hợp đồng bị ký kết không đúng thẩm quyển. Nên chúng tôi khuyên khách hàng khi tham gia ký kết hợp đồng hàng hóa cần cử người đại diện theo pháp luật của mình hoặc người được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật. Trước khi ký kết phải điều tra rõ ràng nhân thân của cá nhân đại diện cho doanh nghiệp ký kết, yêu cầu hợp đồng lao động hoặc giấy ủy quyền có công chứng để không dẫn đến rắc rối do đối tác không tìm hiểu kỹ những quy định của pháp luật về thẩm quyền ký kết hợp đồng hay dù biết nhưng vẫn cử người không có thẩm quyền ký kết nhằm mục đích có thể yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng bị vô hiệu khi tìm được đối tác khác tốt hơn.

2.2. Nội dung công việc giao dịch

Điều khoản mẫu:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch

  1. Bên A bán cho bên B:

 

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1 Tôm Sú

 

 

kg 100 kg 200.000 VNĐ/kg 20.000.000 VNĐ
Cộng …

 

Tổng giá trị: 20.000.000 VNĐ (Hai mươi triệu đồng)

  1. Bên B bán cho bên A:

Tổng giá trị (bằng chữ): 20.000.000 VNĐ (Hai mươi triệu đồng)

Nội dung trên  đã liệt kê công việc cụ thể, thể hiện mục đích chính của hợp đồng mua bán này đó là bên A mong muốn nhận được khoản tiền 20 triệu đồng từ tiền bán tôm và bên B mong muốn nhận được 200 kg từ bên A với số tiền 20.000.000 VNĐ.

Khi tham gia ký kết hợp đồng, các bên nên liệt kê một cách chi tiết những nội dung về tên mặt hàng, đơn vị, số lượng, thành tiền. Cũng như tổng giá trị. Bởi vì tùy các loại mặt hàng thì giá cả, thời gian bảo hành cũng khác nhau. Việc ghi nhận mặt hàng còn giúp các bên khẳng định việc mặt hàng mà hai bên lựa chọn để giao kết có bị cấm theo quy định của pháp luật hay không.

Bên mua phải dành thời gian để nghiên cứu thị trường về chất lượng và giá cả mà mình muốn mua trước khi lựa chọn đối tác để mua. Nhằm được cung ứng lượng hàng với chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý. Ngoài ra, sau khi xác định được đối tác mua, bên mua cũng cần phải thỏa thuận về giá cả thêm một lần nữa với bên bán về kỹ năng này thì chúng tôi sẽ có trong những bài viết tiếp theo. Tuy nhiên, bên mua có thể sử dụng lợi thế mua với số lượng lớn hay khả năng cam kết hợp tác dài hạn để nhận được giá tốt nhất từ phía bên bán.

Bên bán phải nghiên cứu thị trường để đưa ra mức giá cạnh tranh nhất để phù hợp với sản phẩm, không nên dựa vào sự hiểu biết về sản phẩm hơn khách hàng rồi đưa khách hàng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chất lượng không như đã cam kết.

2.3. Điều khoản về căn cứ giá cả và chất lượng hàng hóa

Dưới đây là điều khoản mẫu về nội dung trên

Điều 2: Giá cả

Đơn giá mặt hàng trên là giá … theo văn bản … (nếu có) … của

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa

  1. Chất lượng mặt hàng ……… được quy định theo
  2. …………………………………………………………….
  3. …………………………………………………………………………………………………………………………………..
  4. …………………………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu

  1. Bao bì làm bằng: …………………………………………………………………………………………………………..
  2. Quy cách bao bì ………………….. cỡ ………………….. kích thước ………………………………….
  3. Cách đóng gói: ……………………………………………………………………………………………………………..

Trọng lượng cả bì: ……………………………………………………………………………………………………………..

Trọng lượng tịnh: ……………………………………………………………………………………………………………….

 

Đối với điều khoản về giá cả thì thông thường dựa vào sự hiểu biết của cả hai bên bán và mua về giá thị trường. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng theo thời giá như Cua, tôm, hải sản thì thường sẽ tăng giá vào thời gian nghĩ lễ do nhu cầu du lịch tăng lên. Mặc dù nhà nước cũng đã có ban hàng luật giá. Cụ thể tại điều 15 của Luật Giá 2012 thì Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một số sản phẩm tiêu biểu buộc phải đăng ký giá với cơ quan nhà nước và thống nhất chung một giá. Nhưng thực tế các bên vẫn luôn tự thỏa thuận giá cả nên việc căn cứ vào các văn bản của nhà nước quy định chỉ có giá trị với những mặc hàng như điện, xăng, khí hóa lỏng.

Về chất lượng hàng hóa, thông thường khi ký hợp đồng với nước ngoài để xuất khẩu thì nó mới được vận dụng nhiều, còn trong giao lưu thực tế, các bên thường dùng kinh nghiệm, bên nào cẩn thận thì có thể thuê chuyên gia, dĩ nhiên đa phần áp dụng với những mặc hàng có giá trị kinh tế cao vì chi phí thuê một bên thứ ba để thẩm định không phải là thấp.

Quy định về bao bì thì trên thị trường có những loại bao bì thông dụng như sau:

  1. Bao bì từ động thực vật (Gỗ, lá cây…)
  2. Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm
  3. Bao bì bằng kim loại
  4. Bao bì bằng giấy, carton và bìa
  5. Bao bì hàng dệt
  6. Bao bì bằng mây, nứa, tre đan
  7. Thiết kế bao bì bằng các vật liệu nhân tạo

Mỗi loại bao bì sẽ phù hợp với mỗi sản phẩm khác nhau. Dùng để chứa sản phẩm. Ví dụ: các mặt hàng nông sản xuất khẩu thường sẽ được cho vô túi ni lông cứng rồi cho vô bao bì bằng carto để vận chuyển. Quy định về trọng lượng của bảo bì để giúp cho các bên xác định được phần tăng lên về trọng lượng của sản phẩm khi dùng bao bì.

 

3. Kết luận

Như vậy, khi ký hợp đồng, các bên cần chú ý về mặt chủ thể tham gia ký kết có đúng thẩm quyền hay không, giá cả có tương xứng vơi chất lượng sản phẩm hay không, đối với một số mặt hàng nằm trong danh sách bình ổn giá của nhà nước thì cần phải bình ổn giá, đối với những mặt hàng như xây dựng hay thủy sản thì cần phải tuân thủ những quy chuẩn mà cơ quan nhà nước đưa ra.

Trên đây là bài viết về điều khoản chủ thể, nội dung giao kết, giá và chất lượng bao bì của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ CHỦ THỂ, NỘI DUNG, GIÁ CẢ, CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA