Khi tham gia vào ký kết hợp đồng lao động thì các bên cần phải quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chủ thể ký kết với mình. Dù bộ luật lao động 2012 đã ra đời khá lâu, nhà nước cũng đã bỏ nhiều chi phí để tuyên truyền nó đến toàn thể người dân, nhưng hiện nay vẫn còn hiện tượng các bên thực hiện trái với quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến chủ thể khi giao kết hợp đồng.
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ Luật lao động 2012 (sau đây gọi tắt là BLLĐ)
– Bộ luật dân sự 2015 (sau đây gọi tắt là BLDS)
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động
2. Nội dung
Dưới đây là điều khoản mẫu:
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: TRẦN THANH HẢI
Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: Giám đốc
Đại diện cho (1): CTY TNHH TƯ VẤN ABC
Điện thoại: 08.35171111
Địa chỉ: 80A, KHU PHỐ 6, PHƯỜNG TÂN TIẾN, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI
Và một bên là Ông/Bà: HOÀNG THỊ THU Quốc tịch: Việt Nam
Sinh ngày: 10/10/1984
Nghề nghiệp (2): Tư vấn pháp lý
Địa chỉ thường trú: 123, KHU PHỐ 5, PHƯỜNG TÂN PHONG, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI
Số CMTND: 024111111 cấp ngày: 06/09/2010 tại Công An TP BIÊN HÒA
Số sổ lao động (nếu có):
Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
+ Về mặt người sử dụng lao động:
Theo định nghĩa tại khoản 2 – Điều 3 của BLLĐ thì Khái niệm về người sử dụng lao động như sau: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Như vậy, cứ là chủ thể thuộc các đối tượng trên thì có thể đóng vai trò là người sử dụng lao động kể cả là hộ gia đình hoặc cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự có nhu cầu thuê mướn. Tuy nhiên, không phải ai là thành viên trong các chủ thể được liệt kê ở trên cũng có thể đứng ra ký kết với người lao động. Về việc ai có thể tham gia ký kết với người lao động được quy định tại Điều 01 của Nghị định 148/2018.
“1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
c) Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;
e) Người được người đại diện theo pháp luật quy định tại Điểm a hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản này ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động.”
Điều này có nghĩa là ngoài những cá nhân đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức thì cá nhân được chính những người quy định tại điểm a và b của điều trên có thể tiến hành ký kết hợp đồng với người lao động.
Điều khoản mẫu trên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Một trong những loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 đã cử đại diện là ông Trần Thanh Hải để tham gia ký kết hợp đồng với người lao động.
Các bên cần phải có đầy đủ thông tin, về phía người sử dụng lao động phải có thông tin về tên của doanh nghiệp, họ và tên của người đại diện ký kết hợp đồng với người lao động (nếu không phải là người có quyền trực tiếp ký kết thì phải có văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền ký kết trực tiếp), địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại, thông tin về chứng minh nhân dân của đại diện ký kết. Đối với người lao động thì phải cung cấp đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú , số điện thoại. Điều này sẽ giúp các bên nắm bắt được thông tin của nhau, khi hai bên hiểu về thông tin của nhau thì sẽ tin tưởng nhau, qua đó sẽ dễ dàng hợp tác để làm việc.
+ Về mặt người lao động:
Khái niệm người lao động quy định tại khoản 1 – Điều 1 của BLLĐ như sau:
“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.
Về việc chủ thể nào sẽ là đối tượng được tham gia ký kết hợp đồng lao động với tư cách là người lao động thì có quy định tại khoản 2 – Điều 3 về người giao kết hợp đồng lao động của BLLĐ như sau:
Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
3. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy đối với những người lao động từ đủ 18 đuổi trở lên thì người sử dụng lao động có quyền ký kết hợp đồng. Một số chủ thể tham gia ký kết có vấn đề về năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết như sau:
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 22 của Bộ luật dân sự là những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
“ Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” nên pháp luật cũng không cấm đối tượng này tham gia ký kết
Đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng vậy. Theo quy định tại điều 24 của BLDS thì họ là “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Việc ký kết hợp đồng lao động trong trường hợp này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, trừ trường hợp là người thân thì với tình trạng nhu cầu việc làm ngày càng tăng hiện nay thì người sử dụng lao động dường như không sử dụng những người được nêu ở trên.
Tuy nhiên, đối với những lao động cao tuổi, trẻ em dưới 18 tuổi thì được sử dụng khá nhiều. Đặc biệt là trẻ em dưới 18 tuổi.
Do các đối tượng này có những quy định pháp luật rất riêng biệt nên chúng tôi sẽ tiến hành phân tích ở bài viết sau.
3. Kết Luận
Như vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng lao động thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham khảo những quy định của pháp luật để biết mình có thuộc trường hợp được tham gia ký kết hay không.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động có thể sử dụng lao động là người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Pháp luật vẫn cho phép người sử dụng lao động sử dụng người lao động dưới 15 tuổi cho một ngành nghề nhất định.
Các bên cần phải có đầy đủ thông tin, về phía người sử dụng lao động phải có thông tin về tên của doanh nghiệp, họ và tên của người đại diện ký kết hợp đồng với người lao động (nếu không phải là người có quyền trực tiếp ký kết thì phải có văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền ký kết trực tiếp), địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại, thông tin về chứng minh nhân dân của đại diện ký kết. Đối với người lao động thì phải cung cấp đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú , số điện thoại. Điều này sẽ giúp các bên nắm bắt được thông tin của nhau, khi hai bên hiểu về thông tin của nhau thì sẽ tin tưởng nhau, qua đó sẽ dễ dàng hợp tác để làm việc.
Trên đây là bài viết điều khoản về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trong chuỗi bài viết về hợp đồng lao động của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.