Khi tham gia ký kết hợp đồng tư vấn trong xây dựng công trình. Việc tư vấn giám sát thi công xây dựng là bước rất quan trọng. Nếu như khâu tư vấn khảo sát và thiết kế quyết định hình tượng cuối cùng của công trình thì bước giám sát thi công quyết định việc dự án có đảm bảo thi công đúng như chất lượng, số lượng như đã được ấn định trong bản vẽ hay không. Bài viết này sẽ phân tích điều khoản về nội dung và khối lượng công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong hợp đồng tư vấn xây dựng.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Luật đấu thầu 2013
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
– Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
– Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành:
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu về Đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Nội dung
Dưới đây là điều khoản mẫu về về nội dung và khối lượng công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong hợp đồng tư vấn xây dựng.
Điều 8. Nội dung và khối lượng công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
- Nội dung và khối lượng công việc nhà thầu thực hiện được thể hiện cụ thể trong Phụ lục số…[Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu)của chủ đầu tư] và các thỏa thuận tại các biên bản đàm phán hợp đồng giữa các bên bao gồm các công việc chủ yếu sau:
Nội dung công việc của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Nội dung công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện theo khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
- Nhà thầu phải lập và trình sản phẩm của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Báo cáo định kỳ: Cung cấp cho bên giao thầu, nhà thầu thi công các Báo cáo định kỳ hàng tuần về các công việc do bộ phận thi công đã và đang thực hiện tại công trường, trong đó có báo cáo các công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu trong kỳ báo cáo, nhận xét, đánh giá của bộ phận giám sát thi công về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
b) Báo cáo nghiệm thu từng hạng mục: Sau mỗi công đoạn thi công phải thực hiện công tác nghiệm thu bộ phận, hạng mục công trình đã hoàn thành để đánh giá về mặt kỹ thuật và chất lượng cũng như khối lượng công việc đã hoàn thành, nhận xét và đưa ra phương hướng thực hiện các công đoạn tiếp theo.
c) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của bên giao thầu.
Dưới đây là đính kèm quy định tại điều 26 về giám sát thi công công trình của Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Có thể nói công việc giám sát trong mọi lĩnh vực đều rất quan trọng nhưng giám sát xây dựng công trình càng quan trọng hơn khi nó ảnh hưởng không những yêu cầu của chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng đến cả của cải và con người nếu việc giám sát không chặt chẽ cũng như thi công không đạt mức chuẩn kỹ thuật.
Dựa vào thỏa thuận tại điều khoản trên thì việc giám sát xây dựng sẽ được chia thành ba nhóm:
– Giám sát chất lượng công trình
– Giám sát tiến độ và khối lượng
– Giám sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Ứng với ba công việc này thì sẽ có 03 trưởng nhóm kỹ sư. Tất cả sẽ phải báo cáo theo sự chỉ đạo của trưởng đoàn kỹ sư giám sát.
Dưới đây mô hình:
Chúng tôi cũng kèm theo file đính kèm cho quý khách tham khảo nhiệm vụ của từng vị trí trong mô hình tổ chức trên:
NHIỆM VỤ CỦA CÁC VỊ TRÍ GIÁM SÁT XÂY DỰNG
+ Báo cáo định kỳ: Công việc rất quan trọng để nhà đầu tư biết được tiến trình thực hiện dự án đang đến đâu, với nhà thầu thì sẽ còn giúp cho họ biết họ cần chỉnh sửa gì cho kịp thời, cần rút kinh nghiệm gì cho quy trình tiếp theo.
+ Báo cáo nghiệm thu từng hạng mục: Bao gồm hạng mục thi công xây dựng nhà phần thô và hạng mục thi công xây dựng nhà phần hoàn thiện. Khi nghiệm thu sẽ xác định phần trăm hoàn thành của công trình ấy, các chi phí hiện tại là có hợp lý hay không để dựa vào đó mà thực hiện hạng mục tiếp theo.
+ Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của bên giao thầu: Báo cáo này thường là báo cáo về việc tăng giá nguyên liệu đột ngột, nhân công nghỉ hàng loạt hoặc có một sự kiện khách quan ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Nội dung công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện theo khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP như sau: (File đính kèm).
Điều 26. GIÁM SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3. Kết luận
Hoạt động tư vấn giám sát thi công là hoạt động vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của một công trình xây dựng, đặc biệt là đối với những dự án tiền tỉ, vì thế các bên cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy định về từng bộ phận giám sát. Vì thế, các bên cần phải ghi nhận chi tiết về công việc này trong thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Nhiệm vụ của bên nhà tư vấn phải tiềm kiếm được những trưởng đoàn tư vấn, trưởng nhóm và các kỹ sư thành viên có năng lực. Trong điều khoản này, nhà tư vấn cần phải ghi nhận việc báo cáo. Trong đó báo cáo định kỳ, báo cáo nghiệm thu từng hạng mục, báo cáo đột xuất.
+ Báo cáo định kỳ: Để nhà đầu tư và nhà thầu biết được tiến trình thực hiện dự án đang đến đâu, cần chỉnh sửa gì cho kịp thời, cần rút kinh nghiệm gì cho quy trình tiếp theo.
+ Báo cáo nghiệm thu từng hạng mục: Bao gồm hạng mục thi công xây dựng nhà phần thô và hạng mục thi công xây dựng nhà phần hoàn thiện. Khi nghiệm thu sẽ xác định phần trăm hoàn thành của công trình ấy, các chi phí hiện tại là có hợp lý hay không để dựa vào đó mà thực hiện hạng mục tiếp theo.
+ Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của bên giao thầu: Báo cáo này thường là báo cáo về việc tăng giá nguyên liệu đột ngột, nhân công nghỉ hàng loạt hoặc có một sự kiện khách quan ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Nội dung công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện theo khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết về điều khoản nội dung và khối lượng công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong chuỗi bài viết về hợp đồng tư vấn xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.