ĐIỀU KHOẢN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ TƯ VẤN QUẢN LÝ

Hợp đồng thi công những công trình lớn luôn cần một nhà tư vấn để tư vấn quản lý dự án. Bởi vì ngoài năng lực chuyên môn thì việc thuê tư vấn quản lý dự án sẽ giúp cho chủ đầu tư có thể nhận thêm được nhiều dự án khác nhau để thực hiện. Bài viết này sẽ thực hiện phân tích những quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn đối với trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

– Fidic về điều kiện hợp đồng xây dựng 2010

2. Nội dung

Dưới đây là điều khoản mẫu

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Nhà tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án)

12.1. Quyền của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn quản lý thực hiện Hợp đồng là người sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao cho trong hợp đồng. Nhà tư vấn có thể bao gồm những cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp và có đủ năng lực để thực hiện những công việc này.

Nhà tư vấn không có quyền sửa đổi Hợp đồng. Nhà tư vấn có thể thực hiện quyền hạn được gắn với chức danh Nhà tư vấn như đã được xác định hoặc được bao hàm do thấy cần thiết trong hợp đồng. Nếu Nhà tư vấn được yêu cầu phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư trước khi thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể thì những yêu cầu này phải được nói rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư cam kết không áp đặt đối với quyền hạn của Nhà tư vấn, trừ những gì đã thoả thuận với Nhà thầu.

=> Quy định này nghĩa là nhà tư vấn chỉ thực hiện theo quyền và nghĩa vụ mà đã ký với chủ đầu tư trong bảng hợp đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư không được phép bắt nhà tư vấn chịu nghĩa vụ không được ghi nhận trong hợp đồng.

 

Tuy nhiên, mỗi khi Nhà tư vấn thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể mà cần có sự chấp thuận của Chủ đầu tư (vì mục đích của hợp đồng) thì được xem như Chủ đầu tư đã chấp thuận.

Trừ khi được nêu khác đi trong điều kiện này thì:

a) Mỗi khi thực thi nhiệm vụ hoặc thực hiện một quyền hạn đã được xác định cụ thể hoặc bao hàm trong hợp đồng, Nhà tư vấn được xem là làm việc cho Chủ đầu tư.

=> Tức là nhà tư vấn sẽ phải làm theo yêu cầu của chủ đầu tư nếu như đã có thỏa thuận về công việc đó giữa hai bên.

b) Nhà tư vấn không có quyền giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào theo hợp đồng, hay cho một bên nào;

=> Điều khoản này ghi nhận rằng nhà tư vấn chỉ được quan tâm đến việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với chủ đầu tư, không được tự ý giảm hoặc tăng việc cho các bên khác. Ví dụ như nhà thầu.

c) Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, giám sát, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, kiểm định hoặc hành động tương tự nào của Nhà tư vấn (bao gồm cả trường hợp không có sự phản đối) cũng không hề miễn cho Nhà thầu khỏi bất kỳ trách nhiệm nào theo Hợp đồng, bao gồm cả trách nhiệm đối với các sai sót, bỏ sót, không nhất quán và không tuân thủ đúng.

=> Điều khoản này càng nhấn mạnh hơn nữa phạm vi công việc của nhà tư vấn dự án chỉ dừng lại ở chỗ là thực hiện những công việc của chủ đầu tư yêu cầu, không có quyền quyết định trong những trường hợp khác.

12.2. Uỷ quyền của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn có thể phân công nhiệm vụ và uỷ quyền cho một số cá nhân nhất định sau khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Những cá nhân này có thể là một Nhà nhà tư vấn thường trú hoặc giám sát viên độc lập được chỉ định để giám sát hoặc chạy thử các hạng mục thiết bị, vật liệu. Sự phân công, uỷ quyền hoặc huỷ bỏ sự phân công, uỷ quyền của Nhà tư vấn phải thể hiện bằng văn bản và chỉ có hiệu lực khi nào Chủ đầu tư nhận được văn bản đó. Tuy nhiên, trừ khi có thỏa thuận khác của hai bên trong hợp đồng hoặc của Chủ đầu tư, Nhà tư vấn sẽ không uỷ quyền để quyết định bất kỳ vấn đề gì.

Các cá nhân này phải là những người có đủ trình độ, năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền.

=> Quy định này có ý nghĩa rằng nhà tư vấn có thể ủy quyền cho một cá nhân có trình độ chuyên môn liên quan thực hiện việc mà mình đã ký kết với chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc này phải được sự đồng ý từ phía chủ đầu tư.

Mỗi cá nhân được phân công nhiệm vụ hoặc được uỷ quyền, chỉ được quyền đưa ra chỉ dẫn cho Nhà thầu trong phạm vi được xác định trong sự uỷ quyền. Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, giám sát, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, kiểm định hoặc hành động tương tự nào của một cá nhân phù hợp với sự uỷ quyền sẽ có cùng hiệu lực như là việc thực hiện công việc của chính Nhà tư vấn. Tuy nhiên:

a) Bất kỳ một sự không thành công trong công việc, không chấp thuận một công việc, thiết bị hoặc vật liệu nào đó, sẽ không có nghĩa là sự phê duyệt, và do vậy, sẽ không phương hại đến quyền của Nhà tư vấn trong việc bác bỏ công việc, thiết bị hoặc vật liệu đó.

=> Quy định này có nghĩa rằng người được ủy quyền bởi nhà tư vấn có quyền đưa ra bất kỳ những sự chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu và kiểm định nhưng chỉ trong phạm vi được ủy quyền của mình.

 

b) Nếu Nhà thầu có điều gì hoài nghi đối với một quyết định hoặc chỉ dẫn nào đó của các cá nhân này thì Nhà thầu có thể nêu vấn đề đó với Nhà tư vấn là người sẽ nhanh chóng khẳng định, đảo ngược hoặc thay đổi quyết định hoặc chỉ dẫn đó.

=> Khoản này triển khai thêm ý cho khoản trên ở chỗ, trao cho nhà thầu quyền được kiến nghị lên nhà tư vấn về những điều hoài nghi liên quan đến quyết định hoặc chỉ dẫn của người được ủy quyền bởi nhà tư vấn.

 

12.3. Chỉ dẫn của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn có thể đưa ra cho Nhà thầu bất kỳ lúc nào các chỉ dẫn và bản vẽ bổ sung hoặc sửa đổi cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa mọi sai sót, tất cả phải phù hợp với Hợp đồng. Nhà thầu sẽ chỉ nhận các chỉ dẫn của Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền.

=> Điều khoản này trao cho nhà tư vấn cơ hội để thực hiện quyền cơ bản của mình. Đó là chỉ dẫn, bổ sung bản vẽ, sửa đổi cần thiết liên quan đến công trình.

Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn do Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền đưa ra, về bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến Hợp đồng. Khi có thể, các chỉ dẫn của Nhà tư vấn và người được uỷ quyền phải được đưa ra ở dạng văn bản. Trong trường hợp, Nhà tư vấn hoặc một người được uỷ quyền:

a) Đưa ra chỉ dẫn bằng miệng;

b) Nhận được sự đề nghị hoặc yêu cầu bằng văn bản về chỉ dẫn nhưng không trả lời bằng cách đưa ra ý kiến bằng văn bản trong vòng…. ngày làm việc, sau khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu đó;

Thì sự đề nghị hoặc yêu cầu đó chính là chỉ dẫn bằng văn bản của Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền (trường hợp cụ thể do các bên quy định trong Hợp đồng).

=> Điều khoản trên có ý nghĩa là việc chỉ dẫn phải được lập thành văn bản nhưng nếu chỉ đưa ra chỉ dẫn bằng miệng thì cũng cần phải có kèm thêm điều kiện là cá nhân được ủy quyền đó nhận được văn bản đề nghị hoặc yêu cầu nhưng không trả lời trong một thời hạn nhất định từ nhà thầu.

 

12.4. Thay thế Nhà tư vấn

Nếu Chủ đầu tư có ý định thay thế Nhà tư vấn thì không ít hơn …ngày trước khi dự định thay thế, Chủ đầu tư phải thông báo cho Nhà thầu thông tin chi tiết tương ứng của Nhà tư vấn được dự kiến thay thế. Chủ đầu tư không được thay thế Nhà tư vấn bằng một người mà Nhà thầu có ý kiến từ chối một cách có lý do bằng cách gửi thông báo cho Chủ đầu tư các chi tiết, lý lẽ để giải thích.

=> Điều khoản thỏa thuận này cho phép chủ đầu tư có quyền thay đổi nhà tư vấn nếu cảm thấy nhà tư vấn không phù hợp với công việc được giao nhưng phải có lý lẽ giải thích rõ ràng tới nhà thầu mà nếu như nhà thầu có những giải thích về việc không đồng ý sự thay đổi này thì chủ đầu tư không được tự ý thay đổi.

 

12.5. Quyết định của Nhà tư vấn (trường hợp Chủ đầu tư không thuê Nhà tư vấn thì khoản này áp dụng cho chính Chủ đầu tư)

Những điều kiện này quy định rằng, Nhà tư vấn (thay mặt cho Chủ đầu tư) sẽ tiến hành công việc theo khoản này để đồng ý hay quyết định một vấn đề, Nhà tư vấn phải trao đổi ý kiến với từng bên để cố gắng đạt được sự thống nhất chung. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, Nhà tư vấn sẽ đưa ra một quyết định khách quan phù hợp với Hợp đồng, có xem xét thích đáng đến những sự việc có liên quan.

=> Thỏa thuận này có nghĩa rằng: Nhà tư vấn muốn đưa ra quyết định, trước hết phải được dựa trên sự nhất trí về ý kiến giữa các bên. Nếu như không có sự nhất trí thì nhà tư vấn có thể tự mình đưa ra quyết định hợp lý và khách quan.

 

Nhà tư vấn cần thông báo cho hai bên về từng thoả thuận hay quyết định với lý lẽ bảo vệ của mình. Mỗi bên phải cố gắng tôn trọng hiệu lực của mỗi thoả thuận hoặc quyết định, trừ khi và cho tới khi được xem xét theo Điều 22 của Hợp đồng [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp].

=> Quy định này cho phép nhà tư vấn không chỉ đóng vai trò là một nhà tư vấn mà còn đóng vai trò là trung gian hòa giải. Trong trường hợp có sự bất đồng về ý kiến, nhà tư vấn phải thực sự lắng nghe để đưa ra một giải pháp phù hợp cho các bên để giải quyết mâu thuẫn.

 

 

3. Kết Luận

Như vậy, đối với hợp đồng thi công thì chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn quản lý dự án sẽ được nhà tư vấn chỉ thực hiện theo quyền và nghĩa vụ mà đã ký với chủ đầu tư trong bảng hợp đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư không được phép bắt nhà tư vấn chịu nghĩa vụ không được ghi nhận trong hợp đồng. Nhà tư vấn sẽ phải làm theo yêu cầu của chủ đầu tư nếu như đã có thỏa thuận về công việc đó giữa hai bên.

Nhà tư vấn chỉ được quan tâm đến việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với chủ đầu tư, không được tự ý giảm hoặc tăng việc cho các bên khác. Ví dụ như nhà thầu. Điều khoản này càng nhấn mạnh hơn nữa phạm vi công việc của nhà tư vấn dự án chỉ dừng lại ở chỗ là thực hiện những công việc của chủ đầu tư yêu cầu, không có quyền quyết định trong những trường hợp khác.

 

Quy định này có ý nghĩa rằng nhà tư vấn có thể ủy quyền cho một cá nhân có trình độ chuyên môn liên quan thực hiện việc mà mình đã ký kết với chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc này phải được sự đồng ý từ phía chủ đầu tư.

Quy định này có nghĩa rằng người được ủy quyền bởi nhà tư vấn có quyền đưa ra bất kỳ những sự chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu và kiểm định nhưng chỉ trong phạm vi được ủy quyền của mình. Nhà tư vấn cơ hội để thực hiện quyền chỉ dẫn, bổ sung bản vẽ, sửa đổi cần thiết liên quan đến công trình.

Chủ đầu tư có quyền thay đổi nhà tư vấn nếu cảm thấy nhà tư vấn không phù hợp với công việc được giao nhưng phải có lý lẽ giải thích rõ ràng tới nhà thầu mà nếu như nhà thầu có những giải thích về việc không đồng ý sự thay đổi này thì chủ đầu tư không được tự ý thay đổi. Nhà tư vấn muốn đưa ra quyết định, trước hết phải được dựa trên sự nhất trí về ý kiến giữa các bên. Nếu như không có sự nhất trí thì nhà tư vấn có thể tự mình đưa ra quyết định hợp lý và khách quan.

Quy định này cho phép nhà tư vấn không chỉ đóng vai trò là một nhà tư vấn mà còn đóng vai trò là trung gian hòa giải. Trong trường hợp có sự bất đồng về ý kiến, nhà tư vấn phải thực sự lắng nghe để đưa ra một giải pháp phù hợp cho các bên để giải quyết mâu thuẫn.

Trên đây là bài viết điều khoản về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn quản lý dự án trong chuỗi bài viết về hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ TƯ VẤN QUẢN LÝ