ĐIỀU KHOẢN VỀ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNH HÓA

Khi tham gia giao kết hợp đồng thì các bên thường chỉ chú trọng vào chất lượng của hàng hóa và sự thanh toán đầy đủ cho lô hàng hóa đó. Tuy nhiên, có hai điều khoản rất quan trọng mà các bên ít khi nào chú ý đến, chỉ khi nào rủi ro không mong muốn đến với hàng hóa thì các bên mới giật mình mà nghĩ đến thì thiệt hại đã xảy ra. Hai điều khoản đó là bảo hành và bảo hiểm. Bài viết này sẽ tập trung vào các quy định của luật cũng như thỏa thuận thông lệ của các bên về điều khoản về bảo hành và bảo hiểm hàng hóa khi giao kết hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ Luật Dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

– ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối.

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là bảo hiểm cho các rủi ro từ bên ngoài gây mất mát, tổn thất vật chất đối với hàng hóa được bảo hiểm, xảy ra trong quá trình vận chuyển (và/hoặc lưu kho tạm thời trong quá trình vận chuyển) được thực hiện bởi bất kỳ loại phương tiện vận chuyển nào, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc trên phạm vi toàn thế giới.

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 7: Bảo hiểm

– Bên bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiềm hàng hóa được cung cấp bởi tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt.

– Sau khi đề xuất với bên công ty bảo hiểm Bảo Việt thì bên bán phải gửi bảng giá và điều kiện bảo hiểm mà bên bán dự định ký kết cho bên mua xem. Trong trường hợp bên bán đồng ý thì bên mua mới tiền hành ký hợp đồng mua bảo hiểm.

+ Về việc Bên bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiềm hàng hóa được cung cấp bởi tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt thì ta cần xét xem người bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hay không.

Ai sẽ là người phải mua bảo hiểm thì tại khoản 3 của điều 36 Luật thương mại 2005 có quy định:

Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

  1. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Tức là việc bên nào mua thì do các bên thỏa thuận. Mặc dù theo tập quán thông thường thì người mua sẽ mua bảo hiểm nhưng người mua sẽ tính phí bảo hiểm đó vào trong phí phải thanh toán lô hàng dành cho bên mua bảo hiểm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp bảo hiểm hàng hóa, có thể kể đến như: công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty bảo hiểm Manulife, công ty bảo hiểm Prudential.

Trong đó, công ty bảo hiểm Bảo Việt được đánh giá là công ty mang lại sự hài lòng nhiều nhất ở Việt Nam.

Các công ty bảo hiểm dựa vào quy định tại ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối để tiến hành xác lập các điều kiện bảo hiểm dành cho lĩnh vực hàng hải

Dưới đây bảng quy định ICC 1982

 

Nhìn vào bảng ở trên có thể thấy rằng, khi tham gia vận chuyển sẽ có rất nhiều những rủi ro xảy ra.

Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có nhiều loại, căn cứ vào nguồn gổc phát sinh có thể phân rủi ro thành những loại sau:

*          Thiên tai: Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể chi phối được như : biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng thần…

*          Tai hoạ của biển: là những tai hoạ xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như : tàu bị mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, tàu bị lật ủp, mất tích… những rủi ro này được gọi là những rủi ro chỉnh.

*          Các tai nạn bất ngờ khác: là những thiệt hại do các tác động ngẫu nhiên bên ngoài, không thuộc những tai hoạ của biển nói trên. Tai nạn bất ngờ khác có thể xảy ra trên biển nhưng nguyên nhân không phải là một tai hoạ của biển, cỏ thể xảy ra trên bộ, trên không trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hãng hóa, giao nhận, lưu kho, bảo quản hàng như : hàng hoá bị vỡ, lát, háp hơi, thiểu hụt, mất trộm, mát cắp, không giao hàng … những rủi ro này được gọi là những rủi ro phụ.

Dựa vào nghiệp vụ về bảo hiểm thì những rủi ro của hàng hoá xuất nhập khầu vận chuyển bằng đường biển được chia thành các loại sau đây:

*          Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là những rủi ro được bảo hiểm một cách bình thường theo các điều kiện bảo hiểm gổc. Đây là những rủi ro mang tính ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như: thiên tai, tai nạn bất ngờ khác tức, tai hoạ của biển, là bao gồm cả rủi ro chinh và rủi ro phụ.

*          Rủi ro bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì có tồn tại sụ thoả thuận riêng chứ không được bồi thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc. Loại rủi ro này thường là: đình công, rủi ro chiến tranh, khủng bổ được bảo hiểm theo điều kiện riêng.

*          Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro không được người bảo hiềm nhận bảo hiềm hoặc không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là các rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra hoặc các thiệt hại do bản chất của hàng hoá, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ, rủi ro có tính chất thảm hoạ mà con người không lường trước được, quy mô, mức độ và hậu quả của nó.

Tóm lại, các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc phân nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng vì giúp chúng ta dễ xác định rủi ro gây ra tỗn thất có phải là rủi ro được bảo hiềm hay không. Những tốn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bồi thường.

Việc mua bảo hiểm hàng hóa là rất có lợi vì sẽ có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. Vì thế, các bên cần phải chú trọng vấn đề này khi tham gia giao kết hợp đồng.

2.2. Phí bảo hiểm

Chi phí theo cách tính của công ty Bảo Việt như sau:

Phí bảo hiểm:    Công thức tính phí bảo hiểm như sau:

 

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

 

(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường  điều kiện bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm:  Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng

Tức là tùy vào thỏa thuận của các bên thì giá trị bảo hiểm sẽ có số tiền khác nhau.

+ Về điều khoản: “Sau khi đề xuất với bên công ty bảo hiểm Bảo Việt thì bên bán phải gửi bảng giá và điều kiện bảo hiểm mà bên bán dự định ký kết cho bên mua xem. Trong trường hợp bên bán đồng ý thì bên mua mới tiền hành ký hợp đồng mua bảo hiểm”.

Chúng ta sẽ xem một ví dụ về việc hậu quả của việc không ghi điều khoản trên

2.3. Những rủi ro khi mua bảo hiểm hàng hóa

+ Rủi ro cho bên mua hàng hóa

Vào năm 2014 một doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa có nhập về một lô hàng container 20′ HẠT NHỰA, đơn vị xuất khẩu là một công ty Đài Loan, cảng xuất Taichung, mua bảo hiểm theo điều kiện CIF với loại bảo hiểm A ( A bảo hiểm cao nhất thể hiện người bán có trách nhiệm cao nhất với lô hàng, có các loại điều kiện A, B, C trong đó A là trách nhiệm cao nhất, C là tối thiểu nhất. Bạn có thể đọc thêm bài viết này). Khi hàng đến cảng Cát Lái doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đã hoàn thành bộ chứng từ và chuẩn bị lấy hàng, sau khi thông quan doanh nghiệp VN tiến hành mở seal để rút hàng tại cảng. Tuy nhiên họ đã phát hiện lô hàng bị ẩm ướt. Để đảm bảo tính trung thực và khách quan, doanh nghiệp NK VN tiến hành giữ nguyên hiện trường và mời đơn vị giám định về giám định chất lượng lô hàng, chất lượng container để xác định nguyên nhân.

Để bảo vệ quyền lợi của mình DNVN tiến hàng liên lạc với Shipper (người bán) cùng trao đổi cách giải quyết và 2 bên cùng thống nhất: DNVN tiến hành gởi hồ sơ giám định đến công ty bảo hiểm để đòi bồi thường vì lô hàng này người bán ( công ty Đài Loan) đã mua bảo hiểm điều kiện A – điều kiện cao nhất.

Kết quả : Công ty bảo hiểm từ chối việc bồi thường cho lô hàng vì họ lập luận rằng rủi ro này bị loại trừ trong 1 điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà người bán (công ty Đài Loan) đã ký kết với công ty bảo hiểm. Mặc dù mua với điều kiện A nhưng rủi ro bị loại trừ là trường hợp hàng hóa bị ẩm mốc.

Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây đó là bên mua cần phải yêu cầu bên bán cho xem hợp đồng bảo hiểm, điều này sẽ được ghi nhận ngay trong điều khoản của hợp đồng. Và đề nghị bổ sung những một số điều khoản quan trọng như trong ví dụ ở trên.

+ Rủi ro cho bên mua

Khi ký hợp đồng với nhà cung cấp hợp đồng bảo hiểm. Bên mua cần đọc kỹ các điều khoản về hợp đồng, xem những điều kiện nào được bảo hiểm. Để tránh trường hợp tranh chấp thì nên cân nhắc tài chính để mua gói bảo hiểm A hoặc đưa cho bên mua hàng hóa kiểm tra lại hợp đồng mua bán để họ góp ý hoàn thiện.

Có thể gọi điện thoại để hỏi và so sánh giá trước khi chọn ra công ty bảo hiểm giá cả hợp lý nhất.

Cần phải lưu ý quy định trong hợp đồng với bên mua về những rủi ro có thể xảy ra không quy định trong bảo hiểm hàng hóa, những trường hợp mà lỗi thuộc về bên bán hoặc bên mua chứ không phải thuộc sự chi trả của bảo hiểm.

Tóm lại, việc quy định điều khoản về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng là điều rất quan trọng đối với những chuyến hàng nội địa cũng như trong nước. Nó có thể giúp bồi hoàn về mặc kinh tế sau khi thiệt hại đã xảy ra, hạn chế tranh chấp và làm cho các bên an tâm hơn khi giao kết hợp đồng.

Trên đây là bài viết về điều khoản về bảo hiểm hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hóa dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNH HÓA