ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Khi tham gia ký kết hợp đồng xây dựng thì các bên luôn mong muốn công việc của mình sẽ hoàn thành đúng tiến độ, sự thanh toán là đầy đủ và đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra đúng như đã dự tính trong hợp đồng tư vấn. Vì thế, sự thay đổi cần điều chỉnh về khối lượng và tiến độ thực hiện vẫn diễn ra thường xuyên. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cho quý khách những phân tích rõ về điều khoản chỉnh khối lượng và tiến độ thực hiện của hợp đồng tư vấn.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật xây dựng 2014

– Luật đấu thầu 2013

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

– Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành:

– Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu về Đánh giá hồ sơ dự thầu.

2. Nội dung

2.1. Điều khoản về điều chỉnh khối lượng công việc

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 13. Điều chỉnh khối lượng công việc

  1. Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thay đổi phạm vi công việc (tăng, giảm) trong Hợp đồng thì đối với khối lượng công việc này các bên thỏa thuận điều chỉnh tương ứng.
  2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Những khối lượng công việc bổ sung hợp lý chưa có đơn giá trong Hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu phải thống nhất đơn giá của các công việc này trước khi thực hiện; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong Hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trongHợp đồng) được nghiệm thu.
  3. Đối với khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồngtư vấn xây dựng đã ký kết mà chưa có đơn giá trong hợp đồng thì được xác định trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng và quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các bên phải ký kết phụ lục hợp đồng làm cơ sở cho việc thanh toán, quyết toán hợp đồng.

Lập kế hoạch là một điều bắt buộc trong xây dựng, nếu không lập kế hoạch thì việc sử dụng người để phân công xây dựng, công trình xây dựng cũng không được hoàn thành như đã dự tính.

Tuy nhiên, khi thực hiện thì kế hoạch thông thường sẽ khó giống như 100% đã tính toán ban đầu, đặc biệt là đối với công trình xây dựng, vì công trình xây dựng được xây trên mảnh đất, chịu sự ràng buộc của thiên nhiên nên có những công trình vượt quá 30% giá trị và khối lượng như đã dự tính ban đầu thậm chí là những 200% khối lượng và tiến độ. Vì thế, việc quy định về những chế tài khi một trong các bên vượt quá thời hạn như đã thỏa thuận ban đầu.

Cụ thể, tại điều 37 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng quy định:

Điều 37. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng

  1. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các trường hợpđược điều chỉnh khối lượng, phạm vi và trình tự, thủ tục điều chỉnh khối lượng.
  2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồngxây dựng được quy định sau:

a) Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồngcung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.

b) Đối với hợp đồngtheo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.

3. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước          khi thực hiện.

Như vậy, điều luật trên đã dựa hoàn toàn vào duy định tại điều 37 của nghị định trên. Nó được giải thích rằng khi bên nhận thầu tư vấn có phát sinh về khối lượng công việc thì cần phải làm kế hoạch báo cáo rõ ràng rằng công việc phát sinh là gì, những chi phí vật liệu cụ thể do đâu mà phát sinh và số lượng cần bổ sung là bao nhiêu, đơn vị nhà thầu đã có phương án để hạn chế tối đa chi phí phát sinh đó hay chưa. Nếu thấy hợp lý, các bên sẽ tiến hành ký phụ lục hợp đồng. Đối với những dự án cần sự phê duyệt của chính phủ thì bên nhận thầu còn phải báo cáo với chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, các bên cần phải xem xét sự thay đổi này có nằm trong sự kiện bất khả kháng hay không, cũng như phải tuân theo nguyên tắc tại điều 36 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng

  1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
  2. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồngthi công xây dựng, hợp đồng cung cấpthiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và trường hợp bất khả kháng.
  3. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợpvượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Tức trong thời gian đang thực hiện hợp đồng thì các bên sẽ được phép điều chỉnh hợp đồng. Đối với hợp đồng trọn gói thì chỉ được điều chỉnh những công việc vượt ngoài phạm vi đã ký kết, những nội dung đã ký kết thì không được điều chỉnh nữa.

2.2. Điều khoản về điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

Dưới đây là điều khoản mẫu:

Điều 14. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

  1. Trường hợp thời hạn hoàn thành công việc tư vấn chậm so với tiến độ công việc của Hợp đồng do lỗi của nhà thầu thì nhà thầu phải có giải pháp khắc phục để bảo đảm tiến độ hợp đồng. Nếu tiến độ thực hiện hợp đồng bị kéo dài so với tiến độ hợp đồng đã ký thì nhà thầu phải kiến nghị chủ đầu tư gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp phát sinh chi phí thì nhà thầu phải khắc phục bằng chi phí của mình. Nếu gây thiệt hại cho chủ đầu tư thì nhà thầu phải bồi thường.
  2. Trường hợp thời hạn hoàn thành hợp đồng tư vấn chậm so vớitiến độ của Hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp gây thiệt hại cho nhà thầu thì phải bồi thường.
  3. Điều chỉnh giá hợp đồng: Thực hiện theo Thông tư hướng dẫn về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng của Bộ Xây dựng.
  4. Điều chỉnh các nội dung khác của Hợp đồng này thì các bên thống nhất điều chỉnh trên cơ sở các thỏa thuận trong Hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Về điều chỉnh tiến độ hợp đồng thì quy định tại điều 39 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

Điều 39. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng

  1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợpđược điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng, các bên phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.
  2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
  3. a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
  4. b) Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
  5. c) Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
  6. d) Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra.
  7. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồngkhông làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Như vậy, các bên cần phải xem rõ quy định tại điều 39 ở trên. Điều 39 ghi nhận ưu tiên sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng. Ngoài ra chỉ có những trường hợp thay đổi tiến độ do yêu cầu hoặc lỗi của chủ đầu tư và do sự kiện bất khả kháng thì mới được chấp thuận.

Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận trước về cụ thể trong trường hợp nào được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì nếu có phát sinh mà lỗi do sai sót hoặc năng lực của nhà thầu thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự.

3. Kết luận

Như vậy, khi các bên tham gia ký kết hợp đồng tư vấn thì nên ghi rõ vào điều khoản điều chỉnh khối lượng công việc và tiến độ thực hiện hợp đồng rằng trường hợp nào sẽ được phép điều chỉnh khối lượng công việc, trường hợp nào thì sẽ được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng.

Về việc điều chỉnh khối lượng công việc, khi bên nhận thầu tư vấn có phát sinh về khối lượng công việc thì cần phải làm kế hoạch báo cáo rõ ràng rằng công việc phát sinh là gì, những chi phí vật liệu cụ thể do đâu mà phát sinh và số lượng cần bổ sung là bao nhiêu, đơn vị nhà thầu đã có phương án để hạn chế tối đa chi phí phát sinh đó hay chưa. Nếu thấy hợp lý, các bên sẽ tiến hành ký phụ lục hợp đồng. Đối với những dự án cần sự phê duyệt của chính phủ thì bên nhận thầu còn phải báo cáo với chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền.Còn nếu lỗi là do bên nào thì bên đó sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại.

Về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, các bên nên thỏa thuận trước việc thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng trong hợp đồng. Ngoài ra, chỉ có những trường hợp thay đổi tiến độ do yêu cầu hoặc lỗi của chủ đầu tư và do sự kiện bất khả kháng thì mới được chấp thuận. Nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận trước về cụ thể trong trường hợp nào được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì nếu có phát sinh mà lỗi do sai sót hoặc năng lực của nhà thầu thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự.

Trên đây là bài viết về điều khoản về điều chỉnh khối lượng công việc và tiến độ thực hiện hợp đồng trong chuỗi bài viết về hợp đồng tư vấn xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG