Sau khi thực hiện hợp đồng, các bên đều muốn quyết toán để có thể hoàn thành tất cả thủ tục cuối cùng nhằm đưa sản phẩm, công trình đi vào sử dụng. Tuy nhiên, pháp luật quy định như thế nào về các thủ tục thực hiện quyết toán và thanh lý hợp đồng thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ phân tích những quy định của pháp luật về việc quyết toán và thanh lý hợp đồng.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
– Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
2. Nội dung
Dưới đây là điều khoản mẫu
Điều 26. Quyết toán và thanh lý Hợp đồng
- Quyết toán Hợp đồng
Trong vòng… ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc tư vấn theo Hợp đồng, khi nhận được Biên bản nghiệm thu và xác nhận của chủ đầu tư rằng nhà thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng, nhà thầu sẽ trình cho chủ đầu tư … bộ tài liệu quyết toán hợp đồng, hồ sơ quyết toán bao gồm:
a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc tư vấn.
b) Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có).
c) Bảng tính giá trị quyết toán Hợp đồng trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu.
Nếu chủ đầu tư không đồng ý hoặc cho rằng nhà thầu chưa cung cấp đủ cơ sở để xác nhận một phần nào đó của tài liệu quyết toán hợp đồng, nhà thầu sẽ cung cấp thêm thông tin khi chủ đầu tư có yêu cầu hợp lý và sẽ thay đổi theo sự thống nhất của hai bên. Nhà thầu sẽ chuẩn bị và trình cho chủ đầu tư quyết toán hợp đồng như hai bên đã thống nhất.
Sau khi hai bên đã thống nhất tài liệu quyết toán, chủ đầu tư sẽ thanh toán toàn bộ giá trị còn lại của Hợp đồng cho nhà thầu.
- Việc thanh lý Hợp đồngphải được hoàn tất trong thời hạn… ngày kể từ ngày các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo Hợp đồng hoặc bị chấm dứt theo Điều 23 [Chấm dứt Hợp đồng].
Điều khoản mẫu trên cũng được trích từ điều 26 của thông tư 08/2016. Khi tham gia quyết toán, bên nhà thầu cần phải nộp đầy đủ các tài liệu đã được liệt kê ở trên. Nội dung của bảng nghiệm thu phải đầy đủ và có căn cứ cũng như tuân theo những thỏa thuận trong phần hợp đồng hoặc bổ sung cuối cùng của hợp đồng (nếu hợp đồng có ký bổ sung sau đó) đã được hai bên ký kết.
Nhà thầu cần phải cẩn trọng trong việc thực hiện cũng như đưa vào bảng xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh vì nếu không thật sự hợp lý và không nhận được sự chấp thuận từ phía chủ đầu tư thì chủ đầu tư có thể áp dụng nguyên tắc quy định tại điều 16 của thông tư 08/2016 về rủi ro và bất khả kháng để không thanh toán cho nhà thầu cho dù nó có hợp lý tới đâu. Tóm lại nếu như tự ý thay đổi các hạng mục trong hợp đồng đã ký kết thì nhà thầu nhiều khả năng phải tự hứng chịu chi phí ấy.
Mặc khác nếu có thông báo một cách hợp lý thì trong quá trình tiến hành hoặc nghiệm thu thì nhà thầu có thể nhận được thêm khoản tiền từ chủ đầu tư.
Thêm vào đó, khi bắt đầu giao kết hợp đồng thì hai bên đã tiến một số thủ tục như: Bên nhà thầu phải sử dụng dịch vụ bảo lãnh từ phía ngân hàng để nộp số tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng cho bên chủ đầu tư. Chủ đầu tư sau khi ký hợp đồng được bảo lãnh, sau đó sẽ ký hợp đồng tư vấn với nhà thầu và sẽ tiến hành đưa tiền tạm ứng hợp đồng cho bên nhà thầu. Vì thế, sau khi bên chủ đầu tư đồng ý tất cả những biên bản nghiệm thu mà bên nhà thầu đưa thì sẽ tiến hành lấy số tiền tổng trừ đi số tiền tạm ứng để đưa cho bên nhà thầu. Đó là số tiền phải thanh toán cuối cùng.
Ví dụ: Hợp đồng trị giá 1 tỷ, A đã tạm ứng 100 triệu cho B thì sau khi hoàn thành, A chỉ phải thanh toán cho B số tiền 900 triệu.
+ Về thời gian thanh lý: Các bên có thể thỏa thuận, thường thì sẽ từ 03 đến 05 ngày sau khi hai bên tiến hành nghiệm thu sản phẩm tư vấn. Khi ấy, bên chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh toán đầy đủ trong thời gian ấy.
Mặc khác, các bên cũng có thể tiến hành thanh lý hợp đồng mặc dù hợp đồng vẫn còn có thời hạn. Đó là trường hợp mà một trong hai bên chấm dứt hợp đồng với bên còn lại, khi đó, theo nguyên tắc thì công trình hoàn thành bấy nhiêu thì bên chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh toán toàn bộ những khối lượng công việc mà nhà thầu đã thực hiện bấy nhiêu đó. Dĩ nhiên là phải tính luôn cả tiền bồi thường thiệt hại toàn bộ từ bên có lỗi gây ra, khiến cho hợp đồng không thể thực hiện được.
Dưới đây là bài viết về chấm dứt hợp đồng, quý khách có thể đọc ở dưới đây để nắm được rõ hơn:
3. Kết luận
Trong hợp đồng tư vấn xây dựng, các bên sẽ phải đưa vào hợp đồng điều khoản về quyết toán và thanh lý hợp đồng. Thỏa thuận rõ về các điều kiện sẽ không nghiệm thu hoặc các tài liệu cần thiết để thực hiện công tác nghiệm thu. Nhà thầu không được tự ý đưa vào các hạng mục và số lượng lao động khác với thỏa thuận ban đầu của cả hai bên đã giao ước trong hợp đồng. Nếu có phát sinh mà lỗi không phải do nhà thầu thì nhà thầu cần phải đề xuất ngay tại thời điểm phát sinh để chủ đầu tư xem xét và chấp nhận bằng văn bản.
Khi bắt đầu giao kết hợp đồng thì hai bên đã tiến một số thủ tục như: Bên nhà thầu phải sử dụng dịch vụ bảo lãnh từ phía ngân hàng để nộp số tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng cho bên chủ đầu tư. Chủ đầu tư sau khi ký hợp đồng được bảo lãnh, sau đó sẽ ký hợp đồng tư vấn với nhà thầu và sẽ tiến hành đưa tiền tạm ứng hợp đồng cho bên nhà thầu. Vì thế, sau khi bên chủ đầu tư đồng ý tất cả những biên bản nghiệm thu mà bên nhà thầu đưa thì sẽ tiến hành lấy số tiền tổng trừ đi số tiền tạm ứng để đưa cho bên nhà thầu. Đó là số tiền phải thanh toán cuối cùng.
Trên đây là bài viết về quyết toán và thanh lý hợp đồng trong chuỗi bài viết về hợp đồng tư vấn xây dựng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.