CÁC NGUỒN LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG

Khi tham gia ký kết hợp đồng, xét về yếu tố thực tế, các bên thường không để ý đến việc lựa chọn pháp luật áp dụng. Các bên thường có tư tưởng rằng hợp đồng là do hai bên tự thỏa thuận nên không cần phải lựa chọn luật áp dụng. Tuy nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng là rất quan trọng. Vì không phải lúc nào thỏa thuận của các bên cũng hợp pháp, và các thỏa thuận đó cũng có thể gây ra khó khăn cho các bên nếu như các bên khi xảy ra tranh chấp do không cẩn thận trong việc lựa chọn pháp luật để áp dụng.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về việc lựa chọn pháp luật để áp dụng. Để các bên có thể thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn pháp luật áp dụng, cũng như chúng ta có thể lựa chọn những nguồn pháp luật nào.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật tố tụng 2015

– Luật thương mại 2005

– Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

– Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan

– Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Theo quy định tại điều 4 của bộ luật dân sự 2015 về áp dụng pháp luật dân sự như sau:

Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

  1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
  2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
  3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
  4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Như vậy, lĩnh vực hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh chủ yếu của bộ luật dân sự là điều chủ yếu, nhưng đối với các loại hợp đồng chuyên ngành thì sẽ áp dụng theo luật chuyên ngành đó.

Ví dụ: mặc dù điều Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự  của bộ luật dân sự quy định “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Tuy nhiên, tại điều Điều 6 của nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng quy định về hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng thìHình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng xây dựng muốn có tính hiệu lực pháp lý thì phải được lập thành văn bản thay vì lời nói hoặc hành vi cụ thể như quy định của bộ luật dân sự.

Bộ luật dân sự là nên tảng cho rất nhiều loại hợp đồng liên quan đến: bất động sản, xây dựng, hôn nhân và gia đình, vay tiền … nên Việc trường hợp các luật khác có liên quan không quy định lại những nguyên tắc, nền tảng mà bộ luật dân sự đã quy định là chuyện bình thường. Còn việc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự thì hầu như rất ít xảy ra do một số lĩnh vực phức tạp như bất động sản hay xây dựng cũng phải lấy những qui định tại bộ luật dân sự để quy định riêng cho lĩnh vực của mình nên việc trái với nguyên tắc cũng rất hiếm khi xảy ra.

Ví dụ: Bộ luật dân sự không quy định về việc các bên phải lựa chọn ngôn ngữ nào để áp dụng, nhưng quy định tại điều 11 của luật xây dựng 2014 như sau:

Điều 11. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng

  1. Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
  2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
  3. Đối với hợp đồngxây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.

2.2. Những trường hợp áp dụng luật chuyên ngành

Ngoài bộ luật dân sự, khi các bên thực hiện ký kết những hợp đồng mang tính chất khác nhau thì còn chịu sự điều chỉnh của các lĩnh vực luật khác nhau. Ví dụ: Nếu có một trong hai bên là thương nhân và ký hợp đồng mua bán hàng hóa thì sẽ chịu sự điều chỉnh của luật thương mại 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ chịu sự điều chỉnh của luật đai 2013, hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của luật xây dựng 2014 và Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng.

Điều đó đồng nghĩa rằng, các bên nên ghi vào hợp đồng của mình về việc áp dụng luật chuyên ngành để điều chỉnh hợp đồng ký kết bên cạnh việc căn cứ vào bộ luật dân sự nhằm được sử dụng các điều khoản được quy định bởi luật chuyên ngành

Ví dụ: khi áp dụng luật thương mại 2005 làm căn cứ áp dụng thì các bên có thể sử dụng điều khoản về bảo hiểm hoặc điều khoản vận chuyển hàng hóa. Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng quy định tại luật thương mại 2005.

2.3. Những trường hợp áp dụng luật có yếu tố nước ngoài

Các hợp đồng mang yếu tố nước ngoài thường gây khó khăn cho bên ký hợp đồng đến từ Việt Nam cũng như cơ quan tòa án khi thực hiện xét xử vụ án. Vì các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài lấy lý do các quy định của pháp luật Việt Nam chồng chép, không có sự nhất quán để ép bên Việt Nam không thể dùng pháp luật Việt Nam khi tham gia giao kết hợp đồng. Nên dựa vào quy định tại điều 683 của bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 683. Hợp đồng

  1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
  2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;

c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;

d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;

đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

  1. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
  2. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
  3. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
  4. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
  5. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

Như vậy, việc chọn lựa áp dụng luật áp dụng khi có một bên mang yếu tố nước ngoài vẫn được pháp luật tôn trọng và cho phép các bên được lựa chọn. Tuy nhiên, do để đảm bảo quyền lợi cho bên yếu thế hay những người thiếu thông tin khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ thì pháp luật Việt Nam đã quy định rõ phải áp dụng pháp luật của bên yếu thế. Ví dụ: người lao động hoặc người tiêu dùng. Thêm vào đó, bắt buộc phải sử dụng luật Việt Nam nếu đối tượng giao dịch là bất động sản cũng là một quy định hợp lý để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng tiến hành thu thập chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, tại khoản 4 – điều 4 của bộ luật dân sự cũng quy định rõ:” 4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Đây là một sự cải cách rất đặc biệt vì nó sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển mạnh dạng đầu tư vào Việt Nam vì một điều ước quốc tế được tạo ra là cả một quá trình đàm phán và cân nhắc lợi ích của các bên. Điều ước quốc tế cũng được phân ra thành điều ước song phương và đa phương. Điều ước song phương giữa Việt Nam và nước còn lại ký kết ví dụ như “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015”, còn điều ước đa phương mà Việt Nam tham gia có thể kể đến như:

“Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, “Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của wto nơi mà Việt Nam đã cam kết để tham gia hiệp định này”.

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận áp dụng các nguồn luật khác để điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế như các nguyên tắc chung về hợp đồng (Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT năm 2004 PICC), các hợp đồng mẫu…

2.4. Trường hợp áp dụng tập quán pháp

Theo quy định tại điều 5 của bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 5. Áp dụng tập quán

  1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
  2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Ví dụ: Dùng quan hệ vay để xử lý cho quan hệ hụi họ (chơi phường) hay dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh các quan hệ về đổi công cho nhau.

Tuy nhiên, không phải bất cứ phong tục, tập quán nào cũng được công nhận là tập quán pháp mà phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Theo hiểu biết chung, một quy tắc xử sự chỉ được thừa nhận là tập quán pháp khi đáp ứng các điều kiện: (1) tồn tại liên tục trong một khoảng thời gian nhất định; (2) được thiết lập trên cơ sở đồng thuận; (3) được một cộng đồng nhất định thừa nhận; (4) có khả năng xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một hoàn cảnh nhất định; (5) hợp lý; (6) phù hợp với các quy tắc tập quán khác; và (7) không chống lại các quy định của văn bản pháp luật[10]. Chỉ khi đó, tập quán mới được xem là tập quán pháp hay nguồn bổ trợ cho pháp luật Việt Nam.

Khi tham gia buôn bán quốc tế, thì các bên có thể lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế theo quy định tại điều 5 của luật thương mại 2005

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

  1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Ví dụ: Lựa chọn tập quán thương mại quốc tế

Một số tập quán thương mại quốc tế áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế:

  • Incoterms 2000, Incoterms 2010.
  • Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu vực Bắc Mỹ).
  • UCP 600.

Như vậy, tập quán trong hợp đồng dân sự hay tập quán quốc tế trong hợp đồng thương mại cũng đều được áp dụng trong khi ký kết hợp đồng giữa các bên.

2.5. Áp dụng tương tự pháp luật, án lệ và lẽ công bằng

Tại điều 6 của bộ luật dân sự 2015 cũng quy định thế nào là áp dụng tương tự pháp luật:

Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật

  1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
  2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Án lệ được xem là nguồn pháp luật bổ sung góp phần giải quyết án bị tồn đọng do chưa có điều khoản luật tương ứng trong Bộ luật Dân sự (BLDS).

Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau:

  1. Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; 2. Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này ”.

Tại điều 45 của bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 45. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.

Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.

Có thể kể đến một số án lệ liên quan đến lĩnh vực hợp đồng tại Việt Nam hiện nay như:

Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan trong hợp động chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì bị đơn đã nêu lên được căn cứ xác định cơ quan thi hành án dân sự chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bị đơn thì lỗi dẫn tới việc bị đơn không thể thực hiện đúng cam kết với nguyên đơn thuộc về khách quan, và bị đơn không phải chịu phạt tiền cọc…”

Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản

 Ngày 10-4-2006, Công ty D cho Công ty cổ phần C thuê hai đầu máy vỏ thép và lai dắt tàu ra vào tại cảng 10-10 và cảng Khe Dây Quảng Ninh, có hiệu lực từ ngày ký đến ngày 31-12-2006 theo Hợp đồng kinh tế số  1141/HĐ-CNQN. Trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, đến ngày 17-8-2006, Công ty cổ phần C có Văn bản số 2349/INDEVCO thông báo chấm dứt hợp đồng từ ngày 20-8-2006 với lý do “không có nhu cầu thuê 2 đầu máy”. Thời gian Công ty cổ phần C ra văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn, đã gây thiệt hại cho Công ty D do không thể có được hợp đồng khác thay thế ngay. Lỗi thuộc về Công ty cổ phần C nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại đã gây ra cho Công ty D. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.”

Như vậy, ngoài sự thỏa thuận của các bên thì, các bên còn phải căn cứ và tham khảo các quy định của bộ luật dân sự 2015, các luật chuyên ngành, các hiệp định thương mại, các tập quán quốc tế hay án lệ. Thế nên, các bên cần phải xem xét thỏa thuận của mình có đúng với quy định của pháp luật hay không. Nếu không thì phải ghi nhận quy định của pháp luật trong hợp đồng.

Trên đây là bài viết về điều khoản về luật áp dụng của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN BẢO VỆ QUYỀN TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG

Nền kinh tế phát triển được như ngày hôm nay là nhờ vào trí tuệ của con người. Vì thế, ngày nay quyền sở hữu trí tuệ đang được pháp luật bảo vệ. Không trừ cả những điều khoản quy định trong hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cho đọc giả những vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật lao động 2012

– Luật thương mại 2005

– Luật sở hữu trí tuệ 2005

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Trong khi ký kết hợp đồng thì các hợp đồng về mua bán, lao động và sở hữu trí tuệ là ba loại hợp đồng có quy định về các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhất.

Đối với loại hợp đồng mua bán thì có xuất hiện các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ kiểu dáng và mẫu mã cũng như kết cấu của sản phẩm. Tức là nhằm tránh đối tác bắt chước về kết cấu cũng như hình thức của sản phẩm để trục lợi cho công ty mình.

Đối với hợp đồng lao động thì sẽ xuất hiện điều khoản buộc người lao động phải bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty hoặc người sử dụng lao động buộc không được tiết lộ thông tin về sản phẩm có đăng ký sở hữu trí tuệ của người lao động, cái mà được người lao động sử dụng để cống hiến cho công ty. Một số trường hợp, người sử dụng lao động còn quy định người lao động không được làm cho một công ty của đối tác trong thời hạn nhất định, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại

Đối với hợp đồng về sở hữu trí tuệ thì tiêu biểu là hợp đồng về nhượng quyền thương mại hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong đó, các bên trong giao kết ngoài ràng buộc nhau các điều khoản về việc không được tự ý sử dụng bí mật kinh doanh, thì còn phải ràng buộc luôn cả nhân viên công ty mình về khoản không được tiết lộ bí mật.

2.2. Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi giao kết hợp đồng mua bán thì mục đích chính của các bên khi giao kết đó là người nhận được hàng, kẻ hái ra tiền. Thế nên, những tưởng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Người mua đôi khi hám lợi mà có thể ăn cắp mẫu mã và thành phần của hàng hóa nhằm trục lợi. Thế nên, việc đầu tiên muốn quy định về điều khoản buộc bên kia phải bảo vệ nhãn hiệu hoặc sở hữu công nghiệp của hàng hóa thì phải tiến hành đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyển. Sau đó, bên bán đưa điều khoản về buộc bồi thường thiệt hại tới bên mua mới có căn cứ được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: cáp Samsung có đăng ký sở hữu trí tuệ, bộ quần áo Puma, Nike, Adidas, đồng hồ giả mạo Rolex, Piguet, Chanel, Tagheuer, Breitling, ví Gucci. Đây là những sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, luật cũng quy định về một số trường hợp người bán không được bảo hộ về sở hữu trí tuệ. Như quy định tại điều 46 của luật thương mại như sau:

Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá

  1. Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.
  2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

Những quy định về sở hữu trí tuệ về hàng hóa đã nói rõ không cho phép bán hàng hóa bán những loại hàng hóa vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ

Cáp Samsung có đăng ký sở hữu trí tuệ, bộ quần áo giả mạo Puma, Nike, Adidas, đồng hồ giả mạo Rolex, Piguet, Chanel, Tagheuer, Breitling, ví giả mạo Gucci. Đối với những hàng hóa này đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì nó là hàng giả. Nếu như có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng giữa các bên ký kết sẽ không được bảo vệ bởi pháp luật.

Còn tại khoản 2 điều trên thì nêu rõ ràng, pháp luật sẽ không bảo vệ những phát sinh tranh chấp về sở hữu trí tuệ nếu như nó xuất phát từ việc bên bán tự cung cấp các dự liệu và buộc bên mua phải tuân thủ theo những yêu cầu của bên mua.

2.3. Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng lao động

Về lĩnh vực lao động thì các bên thông thường sẽ quy định một số điều khoản như người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh, cũng như điều khoản về việc sẽ không làm việc cho các công ty ở cùng lĩnh vực trong vòng một thời hạn nhất định.

Quy định tại điều 19 của Bộ luật lao động 2012 về nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:

Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động

  1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
  2. Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Như vậy, luật lao động mặc dù bảo vệ nhiều hơn cho người lao động. Tuy nhiên, nó vẫn cho phép người lao động đảm bảo các quyền va lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, họ được bảo vệ về bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ. Quy định này thường áp dụng với người quản lý cao cấp, kỹ thuật viên cao cấp và những người khác có nghĩa vụ giữ bí mật cho doanh nghiệp. Trong đó, có thể bắt họ không được làm việc cho công ty có hoạt động kinh doanh liên quan từ 1 đến 2 năm hoặc không được mở công ty có liên quan đến hoạt động đó để cạnh tranh với họ.

2.4. Điều khoản sở hữu trí tuệ trong hợp đồng có liên quan sở hữu trí tuệ

2.4.1. Hợp đồng nhượng quyền

Nhượng quyền là một thủ tục xảy ra rất phổ biến hiện nay, trong đó một bên sẽ chuyển toàn bộ bí mật kinh doanh của mình, có khi là cả công thức, nhân viên, địa điểm để bên còn lại tiến hành hoạt động kinh doanh để sinh lời. Đổi lại họ sẽ được nhận một khoản tiền kết xù, có khi lên đến vài tỷ USD từ bên nhận chuyển nhượng. Nhưng bản chất cũng chỉ là nhượng quyền mà thôi, nên bên nhượng quyền cũng phải tạo ra thật nhiều điều khoản nhằm tránh bên được nhượng quyền lợi dụng chuyển giao cho một bên khác, thậm chí là ngay cả điều khoản về việc nhân viên của bên được nhường quyền không được tiết lộ những bí mật kinh doanh cũng phải được quy định trong hợp đồng.

2.4.2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ thì sẽ có quy định về điều khoản đối tượng được chuyển giao công nghệ. Đa số các đối tượng này đều là những đối tượng cần phải được đăng ký về sở hữu trí tuệ. Ví dụ:

– Bí quyết kỹ thuật ( là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);

– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Thế nên, các bên cần phải đăng ký những đối tượng này trước khi ký kết hợp đồng chuyển giao. Mặc khác, phải quy định thật ngặt nghèo để bên nhận chuyển giao không lợi dụng sơ hở nhằm bán bí quyết cho bên khác với giá hời hơn. Có thể quy định thêm cả điều khoản buộc nhân viên của bên mua phải bảo vệ những bí mật kỹ thuật này.

3. Kết Luận

Tóm lại, các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, không nên xem nhẹ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để đối tác lợi dụng gây thiệt hại về kinh tế cho công ty mình. Ngoài những mục đích giao kết chính như hợp đồng mua bán thì cần phải quy định về giá cả và loại hàng hóa, hợp đồng lao động thì quy định về tiền lương làm, thời gian làm, hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ thì ghi nhận điều khoản về thỏa thuận không được tiết lộ bí mật kinh doanh. Thì tất cả các loại hợp đồng này cần quy định thêm điều khoản về sở hữu trí tuệ.

Trên đây là bài viết về điều khoản về sở hữu trí tuệ của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC CỦA CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG

Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên rất quan tâm với tới việc hợp đồng mình ký kết là có hiệu lực hay không. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào việc một hợp đồng có những điều kiện gì để có thể có hiệu lực.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật nhà ở 2014

– Luật đất đai 2013

­- Luật sở hữu trí tuệ 2005

– Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

– Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ

2. Nội dung

2.1. Những quy định chung

Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định hợp đồng là một phần của giao dịch dân sự nên cần phải đáp ứng những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Cụ thể, tại điều 117 của bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  3. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  4. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  5. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

– Về điều kiện chủ thể, người đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây:

https://luatsuhopdong.com/cac-dieu-khoan-co-ban-cua-hop-dong.html

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện tức là các bên không được dùng vũ lực, ép buộc về tâm lý để buộc bên kia giao kết hợp đồng. Ví dụ: A không thể dùng lý do nắm quyền thông tin bí mật cá nhân của B để ép B ký hợp đồng vay 10 triệu đồng.

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. ví dụ: A không thể ký hợp đồng bán con cho B với điều khoản sẽ kết thúc hoàn toàn nghĩa vụ chu cấp và gặp gỡ giữa hai bên.

Đi sâu hơn về hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định tại điều 401 của bộ luật dân sự 2015 về hiệu lực hợp đồng thì:

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Như quy định trên thì hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, cũng dựa vào quy định trên thì đối với một số hợp đồng đặc thù thì thời điểm có hiệu lực của từng loại hợp đồng cũng khác nhau. Có những loại hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ khi được công chứng, có loại hợp đồng sẽ có hiệu lực từ lúc cơ quan có thẩm quyền hoàn tất thủ tục đăng ký cho các bên.

2.2. Các loại hợp đồng có hiệu lực kể từ khi công chứng

Căn cứ vào quy định tại điều 122 của luật nhà ở 2014:

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

  1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

Như vậy, đối với các loại hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm công chứng là mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

2.3. Các loại hợp đồng có hiệu lực kể từ khi hoàn thành đăng ký với cơ quan công quyền

Tại điều 188 của Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện có hiệu lực của các hợp đồng liên quan đến chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  1. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

 

 

Đối với những loại hợp đồng cần phải thế chấp thì phải đăng ký biện pháp bảo đảm nên sẽ tuân theo quy định về thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm quy định tại điều 5 của Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

  1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Như vậy, căn cứ vào điều 5 ở trên và điều 9 của cùng nghị định thì đối với các loại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm các cơ quan đăng ký như Cục Hàng không Việt Nam , Cục Hàng hải Việt Nam , Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai , trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

– Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ thì theo quy định của điều 5 của Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ như sau:

Điều 5. Đăng ký chuyển giao công nghệ

1…

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản này do các bên thỏa thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ từ sở khoa học và công nghệ hoặc bộ khoa học và công nghệ theo điều 6 của Nghị định 76/2018/NĐ-CP trên.

– Về lĩnh vực hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì quy định tại điều 148 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

  1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Như vậy, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sẽ có hiệu lực kể từ khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Kết Luận

Tóm lại, để một hợp đồng có hiệu lực thì còn cần dựa vào loại hợp đồng đó có yêu cầu công chứng hoặc cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay không. Còn nếu không thì các bên có thể tự thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Đặc biệt, phải tìm hiểu các trình tự thủ tục để đăng ký của từng loại hợp đồng để đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.

Trên đây là bài viết về hiệu lực của hợp đồng dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢO MẬT THÔNG TIN

Khi tham gia giao kết hợp đồng thì các bên luôn luôn mong muốn đạt được lợi ích cho mình. Tuy nhiên, có một nguyên tắc về giao kết đó là phải cho đi trước rồi mới được nhận lại. Do đó, khi giao kết hợp đồng thì các cá nhân, tổ chức phải đem toàn bộ thông tin cá nhân, nội bộ để chứng minh sự rõ ràng, năng lực thực hiện hợp đồng. Có những loại hợp đồng như xây dựng, lao động, các bên phải cống hiến trí tuệ, cơ cấu hoạt động của mình để giúp bên còn lại đạt được mục đích. Nhưng một điều rất quan trọng mà các bên cần chú ý sau khi hợp đồng chấm dứt. Đó chính là điều khoản bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh trong hợp đồng. Bài viết này sẽ tập trung về bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh giữa các bên khi tham gia ký kết hợp đồng.

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Luật lao động 2012

– Luật Việc Làm

2. Nội dung

2.1. Những quy định của pháp luật về chính sách bảo mật

Pháp luật về hợp đồng quy định rất rõ ràng về việc pháp luật bảo vệ cho những cá nhân, tổ chức bị xâm hại về bảo mật thông tin hay bí mật kinh doanh. Tại điều 387 của bộ luật dân sự 2015 quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng như sau:

Điều 387. Thông tin trong giao kết hợp đồng

  1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
  2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
  3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Vấn đề bảo mật được đề cập tại khoản 2 của điều 387 trên. Nếu như không có sự xuất hiện của khoản 2 thì các bên sẽ có thể sử dụng những bí mật của đối tác nhằm chuộc lợi cho bản thân. Dù biết được pháp luật bảo vệ nhưng các doanh nghiệp vẫn rất lo âu về vấn đề bảo mật vì để tham gia giao kết họ phải cung cấp những thông tin cần thiết của mình.

Ví dụ: tại điều 19 của Luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:

Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động

  1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
  2. Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Từ đó, các bên phải quy định rất chặt chẽ trong hợp đồng ký kết với đối tác. Khi mà vấn đề về bảo mật thông tin và bí mật kinh doanh ngày càng được các bên chú trọng thì đa số các lĩnh vực mà các bên tham gia ký kết đều có điều khoản về bảo mật xuất hiện. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực phổ biến thường thấy đó là: Hợp đồng lao động, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chuyên giao công nghệ. Mỗi loại hợp đồng sẽ có những điều khoản bảo mật riêng. Thậm chí có một số dự án lớn có đầu tư về công nghệ thì các bên còn ký với nhau cả hợp đồng bảo mật dự án.

2.2. Áp dụng thực tế

Lĩnh vực hợp đồng lao động là lĩnh vực rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Đương cử như trường hợp tranh chấp giữa Công ty TNHH Recess (viết tắt là Recess – quận 1, TP HCM) và bà Đỗ Thị Mai Trang liên quan đến Thỏa thuận bảo mật thông tin trong hợp đồng lao động. Cụ thể, ngày 10-10-2015, bà Trang ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với Recess ở vị trí trưởng bộ phận tuyển dụng. Tiếp đó, ngày 21-10-2015, bà Trang ký tiếp Thỏa thuận bảo mật thông tin với Recess. Trong thỏa thuận này có điều khoản quy định trong thời gian 12 tháng sau khi chấm dứt tuyển dụng hoặc kết thúc việc làm với Recess, không xét đến nguyên nhân chấm dứt HĐLĐ, NLĐ không được làm những công việc tương tự ở các DN có cùng lĩnh vực kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh hoặc những đơn vị liên kết, đối tác của công ty, nếu vi phạm, NLĐ sẽ phải bồi thường. Ngày 1-11-2016, bà Trang ký tiếp HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với công ty và nghỉ việc vào ngày 18-11-2016.

Đến ngày 2-10-2017, phát hiện bà Trang đang làm việc cho một DN kinh doanh cùng lĩnh vực, công ty đã lập vi bằng và khởi kiện bà Trang tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu bồi thường 3 tháng tiền lương vì vi phạm Thỏa thuận bảo mật thông tin. Kết quả là trọng tài đã ra phán quyết buộc bà Trang phải bồi thường cho công ty Recess số tiền là hơn 205 triệu đồng. Sau đó, bà Trang kiện ra tòa án và cũng bị bác yêu cầu với lý do Thỏa thuận bảo mật thông tin không vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam (điều 35 của Hiến pháp, điều 49 Bộ Luật Dân sự, điều 5 của Bộ Luật Lao động và điều 9 Luật Việc làm) về quyền làm việc, quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, tự do làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào của NLĐ. Bởi tại điều 3.2 Bộ Luật Dân sự quy định: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó”.

Từ tình huống kia có thể thấy rằng, quy định bảo mật bí mật kinh doanh đã khiến người lao động rơi vào thế bí do khi tham gia ký kết rõ ràng họ là bên yếu thế nên buộc phải ký. Sau khi thấy công ty không còn hợp với nguyện vọng và đường lối phát triển của bản thân thì người lao động rời đi, cái mà họ có là kinh nghiệm tại công ty cũ, là công cụ duy nhất kiếm kế sinh nhai của họ nhưng với việc tuân thủ theo bảo mật trên thì người lao động sẽ bị lãng phí kinh nghiệm làm việc tại công ty cũ, có thể bị quên theo thời gian. Kể từ đó, rất khó để xin việc vào công ty tiếp theo. Rõ ràng, với góc độ bảo vệ người lao động thì các nhà làm luật nên quy định rõ ràng hơn về trường hợp nào bảo mật thì sẽ được cho phép trong hợp đồng lao động để cân bằng lợi ích của các bên.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, điều khoản về bảo mật là rất quan trọng trong việc đảm bảo bí mật kinh doanh, đôi khi quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp. Vì thế, các bên nên cân nhắc và đưa vào những điều khoản về bảo mật khi giao kết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là bài viết về điều khoản bảo mật dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG

Ngày nay, khi kinh tế phát triển thì số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ký kết hợp đồng ngày càng nhiều. Mỗi quốc gia sẽ sử dụng mỗi ngôn ngữ riêng, nếu được sử dụng ngôn ngữ của mình để giao kết thì sẽ rất có lợi cho họ. Do đó, các bên rất muốn biết pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng ngôn ngữ nào để giao kết hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức về nó.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật thương mại 2005

– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP

2. Nội dung

2.1. Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong giao kết hợp đồng

Theo quy định của khoản 1 điều 119 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Tương tự tại điều 24 và 74 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ:

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

  1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ

  1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Như vậy, luật không bắt buộc là các bên sẽ lựa chọn ngôn ngữ nào để giao kết trong hợp đồng. các bên có thể thỏa thuận

Trong thực tế, mua bán hàng hóa và dịch vụ là hai lĩnh vực có rất nhiều những nhà đầu tư nước ngoài tham gia ký kết. Do đó, ở hai lĩnh vực này luôn tồn tại các hợp đồng song ngữ Việt và Anh.

2.2. Một số hợp đồng phải sử dụng bằng tiếng việt

Tuy là ngôn ngữ là do các bên thỏa thuận nhưng có một số lĩnh vực hợp đồng bắt buộc phải sử dụng tiếng việt.

Quy định tại điều 9 của Luật bưu chính 2010 như sau:

Điều 9. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản

  1. Hợp đồng giao kết bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.

Quy định tại điều 11 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng

Điều 11. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng

  1. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
  2. Đối với hợp đồngxây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.

Như vậy, trước khi tham gia ký kết hợp đồng thì các bên cần phải tham khảo xem những quy định của pháp luật về lĩnh vực hợp đồng đó có quy định gì riêng liên quan đến ngôn ngữ hay không. Nếu phải sử dụng tiếng việt thì phải sử dụng, nếu sử dụng tiếng anh hoặc tiếng khác thì kèm  theo tiếng việt để tránh gây ra sự rắc rối cho các bên sau này.

Trên đây là bài viết về ngôn ngữ dùng để sử dụng trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG

Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau, thậm chí là nhiều quốc gia khác nhau. Thế nên, dẫn đến việc từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng rất dễ gây ra hiểu nhầm. Bài viết này sẽ tập trung vào việc giải quyết các khúc mắt của doanh nghiệp trong việc từ ngữ không được nêu lên rõ ràng, gây hiểu lầm.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

2.1. Một số vướng mắt thường gặp về từ ngữ trong hợp đồng

Những vướng mắt thường cách giải quyết được quy định tại điều 404 của bộ luật dân sự 2015 về giải thích hợp đồng.

Điều 404. Giải thích hợp đồng

  1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
  2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
  3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
  4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
  5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
  6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

– Như vậy có tới 06 trường hợp thường gặp về giải thích hợp đồng. Đó là: điều khoản không rõ ràng, ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu, Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng, bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia.

 

2.2. cách giải quyết những vướng mắt

Dựa trên quy định của điều 404 ở trên thì cách giải quyết những vướng mắt như sau:

– Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng

Ví dụ: trong trường hợp một hợp đồng là mua bán hàng hóa, thay vì sử dụng chấm dứt hợp đồng thì hai bên lại sử dụng từ “vô hiệu” hợp đồng. Như vậy, có từ ngữ trong điều khoản của hợp đồng không phù hợp với cách hiểu thông thường. Áp dụng cách giải quyết thì ta có thể nhận thấy được có mối liên kết và dựa trên sự thống nhất giữa 2 bên khi giao kết hợp đồng nên trong trường hợp đối với từ “vô hiệu” này, không đặt ra vấn đề giải thích hợp đồng.

 

– Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.

Ví dụ, A giao cho B quản lý nhà ở trên diện tích đất 300m2. Trong hợp đồng có ghi B toàn quyền sử dụng nhà đất. Toàn quyền sử dụng có nghĩa là tự B khai thác nhà đất, không được cho người khác thuê, mượn nhà và đất.

 

– Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

Ví dụ: nhiều địa phương khi xác lập hợp đồng vay tiền thì không ghi nhận đó là hợp đồng vay tiền mà ghi nhận là hợp đồng mượn tiền, cho mượn nóng. Nếu tranh chấp xảy ra thì phải tìm hiểu tập quán ở địa phương để ghi nhận nội dung đó theo tập quán tại đó.

– Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng

Ví dụ: như bên A là một công ty của Úc, bên B là công ty của singapore đã từng ký kết một số hợp đồng mua bán hàng hóa, giá trị trao đổi đều là Dollar singapore, tuy nhiên khi hai bên xác lập một hợp đồng mới thì công ty B chuyển về Úc, trong hợp đồng giao kết giữa hai bên chỉ quy định giá chuyển nhượng là 100,000 Dollar, mỗi bên đều có cách hiểu khác nhau về mệnh giá Dollar (Dollar Úc và Dollar singapore). Tuy nhiên, trong điều khoản của hợp đồng thì có nội dung có quy định rõ Dollar Úc đó là: hai bên điều chỉnh giá khi Dollar Úc thị trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng tăng quá giá trị cho phép với thỏa thuận, do đó trong trường hợp này trong quá trình giải thích hợp đồng cần phải xác định giá trị tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng Dollar Úc.

– Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng

Ví dụ: đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra vì nếu đã muốn giao kết hợp đồng thì các bên đã phải tổ chức thương lượng và thống nhất ý kiến trước khi thực hiện ký kết. Thêm vào đó, cho dù có tranh chấp giữa các bên trong khi thực hiện hợp đồng thì phương hướng giải quyết cũng rất khó khăn. Do khi đó, các bên sẽ đưa ra đủ lý do để bảo vệ lợi ích của mình, còn nếu dựa vào sự phán xử của thẩm phán thì cũng có thể dẫn đến việc giải quyết dựa vào ý chí của thẩm phán.

– Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia

Ví dụ: theo cách hiểu thông thường đối với quan hệ hợp đồng đó là trường hợp hợp đồng có tồn tại tình trạng không cân bằng giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng xuất phát từ các yếu tố kinh tế, khả năng chuyên môn, mức độ chuyên nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể hay do hoàn cảnh thực tế tác động…; trong đó bên yếu thế là bên không nhận được những lợi ích tương ứng với nghĩa vụ tương ứng mà họ phải cung cấp cho

bên kia (ví dụ mua đắt nhưng phải bán rẻ, làm công với mức lương thấp so với

năng lực và thực tế đóng góp, trả lãi quá cao trong hợp đồng vay …). Do đó, để giải quyết tranh chấp thì cần phải xác định được thời gian và hoàn cảnh khi các bên tham gia giao kết để biết họ có đang ở thế yếu phải chịu thiệt hại vào thời điểm giao kết.

Như vậy, các bên cần phải thực sự thiện chí, thể hiện rõ ràng mục đích với nhau khi tham gia giao kết hợp đồng. Nếu có mẫu thuận về giải thích từ ngữ thì trước hết hãy ngồi lại cùng nhau để thỏa thuận lại điều khoản đó. Sử dụng trước hướng dẫn giải quyết theo quy định tại điều 404 của bộ luật dân sự 2015.

Trên đây là bài viết về giải thích từ ngữ trong hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỐI CẢNH CỦA HỢP ĐỒNG

Ngày nay, cho dù có rất nhiều những hợp đồng được ký kết giữa các bên trong giao lưu dân sự và thương mại. Tuy nhiên, khái niệm và cách sử dụng bối cảnh của hợp đồng lại được các bên không mấy lưu tâm. Nắm bắt vấn đề đó, hôm nay chúng tôi xin gửi đến các quý đọc giả bài viết về bối cảnh của hợp đồng.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật dân sự 2005

2. Nội dung

2.1. Khái niệm

Bối cảnh của hợp đông là hoàn cảnh và điều kiện để thực hiện hợp đồng. Tức là các điều khoản mà các bên ghi nhận trong hợp đồng như: căn cứ ký kết (luật), giải quyết thế nào khi có sự thay đổi về giá, phương thức giao hàng, thời điểm chuyển giao rủi ro mà những thay đổi đó là từ nguyên nhân khách quan và có thể gây thiệt hại cho một hoặc các bên. Dẫn tới việc không thể đạt được những mục đích cơ bản khi thực hiện được hợp đồng.

2.2. Ý nghĩa của bối cảnh của hợp đồng

Trước đây, nhắc đến bối cảnh của hợp đồng thì không được các bên mấy quan trọng. Tuy nhiên, kể từ khi bộ luật dân sự 2015 ra đời và có ghi nhận về những Điều kiện áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản cộng với việc kinh tế ngày càng phát triển, sự biến động của giá cả hàng hóa ngày càng leo thang thì điều khoản về bối cảnh của hợp đồng đã dần được các bên tham gia ký kết chú ý.

Cụ thể, tại khoản 1 của điều 420 của bộ luật dân sự 2015 ghi nhận như sau:

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

  1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích

Như vậy, điều luật ghi rõ rằng phải đáp ứng đủ những điều kiện nêu ở trên thì mới đủ điều kiện để xếp vào trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.

– Về điều kiện “Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng” tức là nó không phải là cái có thể lường trước hoặc phải lường trước được của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. có thể ví dụ như: thiên tai, bảo lũ, chiến tranh, dịch bệnh

– Về điều kiện “Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác” Ví dụ: Khi A ký hợp đồng mua 20 tấn gạo của B và sẽ vận chuyển bằng đường biển thì cả hai bên đều có nghiên cứu trước dự báo thời tiết về việc sẽ không có bão. Tuy nhiên, khi B thực hiện chuyến giao tàu thì toàn bộ số hàng bị cướp biển tấn công và lấy hết hàng.

– Về điều kiện Việc “tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên” Ví dụ: Khi A ký hợp đồng cho thuê lại đất với B với thỏa thuận giá không đổi. Tuy nhiên, khi dự án Vin City- một dự án xây dựng singapore thu nhỏ thì giá mà A phải thuê tăng đến gấp rưỡi mỗi tháng. Thế nên, sự thiệt hại là rất lớn với A nếu tiếp tục giữa đúng giá cho thuê lại như trước.

– Về điều kiện “Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích”. Ví dụ: Lấy tiếp ví dụ về trường hợp của A thì dù A cũng đã thỏa thuận với chủ cho thuê nhưng do dự án Vin city mới được duyệt và chuẩn bị xây nên có nhiều người cũng muôn thuê nha để làm ăn với giá cao. Vì thế A không thể không thay đổi giá nhà với B. Hay trường hợp cướp biển thì dù bên A cũng đã thuê 2 vệ sinh để bảo vệ chuyến hàng như bên cướp biển có nhiều súng và đông người, vùng biển này trước đây chưa được ghi nhận là có cướp biển nên 2 vệ sinh cũng tử nạn.

Có thể thây, những điều kiện ở trên có liên quan mật thiết với nhau, không được thiếu một trong những điều kiện trên.

2.3. Hiệu lực pháp lý của điều khoản về bối cảnh

– Khi các bên ký kết dựa trên thỏa thuận và luật. Nếu luật có thay đổi thì các bên phải thay đổi theo điều kiện khách quan. Ví dụ: Thời điểm A ký kết để vay 1 tỷ đồng của B là vào ngày 01/06/2016, hợp đồng vay có thời hạn trả là 2 năm, tức là tới ngày 01/06/2018 thì A sẽ trả hết 1 tỷ cũng như cả tiền lãi cho B, lúc đó áp dụng lãi suất theo quy định của khoản 1- điều 476 về lãi suất

Điều 476. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Sau đó, ngày 01/01/2017 thì bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực nên quy định lại lãi suất tại điều 468 là theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Lúc này, các bên phải thay đổi theo quy định để tránh những tranh chấp sau này thì phần lãi suất có thể bị tuyên vô hiệu.

– Về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì quy định tại khoản 2 và 3 của điều 420 ghi nhận như sau:

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

  1. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
  2. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Như vậy, luật cũng khuyến khích các bên nên ngồi lại thương lượng để ký với nhau một phụ lục hợp đồng để điều chỉnh lại giá hoặc các nội dung thay đổi khác.

Tuy nhiên, nếu không thể thương lượng với nhau thì có thể dẫn đến sự bất đồng về quan điểm, lợi ích nên lúc đó, các bên có thể sử dụng khoản 3 để nhờ toàn án tuyên chấm dứt hợp đồng nhằm giải bớt tối đa về thiệt hại. Ngoài ra, có thể nhờ tòa án sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích của các bên.

Ngoài ra, tại khoản 4 của điều 420 có quy định:

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

  1. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ví dụ: Dù là các bên đang nhờ tòa án sửa lại nội dung về lãi suất của hợp đồng thì trong thời gian chờ toàn án sửa nội dung thì A vẫn phải trả tiền vay và lãi suất kèm theo vào mỗi tháng như trong hợp đồng ban đầu.

Trên đây là bài viết về bối cảnh hợp đồng của chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã tham khảo, Luật Minh Mẫn luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện tư vấn, soạn thảo, dịch và tham gia ký kết hợp đồng cho khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG

Trong một số hợp đồng mua bán hàng hòa sẽ xuất hiện điều khoản về bảo hiểm. Đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi lẽ, khi hàng hóa lưu thông thì nó sẽ phải trải qua một đoạn đường rất dài. Có những chuyển hàng phải vận chuyển thông qua đường biển. Từ những lý do trên, bảo hiểm hàng hóa ra đời. Bài viết này sẽ tập trung về vấn đề điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng

1. Cơ sở pháp lý

– Luật thương mại 2005

­- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

– ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối.

2. Nội dung

2.1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là bảo hiểm cho các rủi ro từ bên ngoài gây mất mát, tổn thất vật chất đối với hàng hóa được bảo hiểm, xảy ra trong quá trình vận chuyển (và/hoặc lưu kho tạm thời trong quá trình vận chuyển) được thực hiện bởi bất kỳ loại phương tiện vận chuyển nào, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc trên phạm vi toàn thế giới.

2.2. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa

Khi giao lưu hàng hóa, đặc biệt là trường hợp hàng hóa vận chuyển từ nước này sang nước khác thì việc xảy ra rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Có những lô hàng lên đến hàng tỷ đồng nên nếu như một trong các bên không mua bảo hiểm hàng hóa thì khi rủi ro xảy ra sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Mua bảo hiểm cũng đảm bảo sự yên tâm giao kết hợp đồng giữa các bên.

Mua bảo hiểm có hai mục đích chính sau đây:

  • Bồi thường rủi ro: Đây là tác dụng chính của bảo hiểm nhằm bù đắp về vật chất do hậu quả mà rủi ro gây ra, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của khách mua bảo hiểm trước những hiểm họa ngẫu nhiên mà con người chưa thể chế ngự được như các sự cố xảy ra do yếu tố thời tiết, thiên tai, bất ổn chính trị,…
  • Đề phòng và hạn chế tổn thất:Trong hợp đồng bảo hiểm quy định những quy tắc, bắt buộc người được bảo hiểm phải có những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất. Không để thiệt hại xảy ra do lỗi chủ quan của người mua.

Về việc ai sẽ là người phải mua bảo hiểm thì tại khoản 3 của điều 36 Luật thương mại 2005 có quy định:

Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển

  1. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Tức là việc bên nào mua thì do các bên thỏa thuận. Mặc dù theo tập quán thông thường thì người mua sẽ mua bảo hiểm nhưng người mua sẽ tính phí bảo hiểm đó vào trong phí phải thanh toán lô hàng dành cho bên mua bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm dựa vào quy định tại ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối để tiến hành xác lập các điều kiện bảo hiểm dành cho lĩnh vực hàng hải

Dưới đây bảng quy định ICC 1982

Nhìn vào bảng ở trên có thể thấy rằng việc mua bảo hiểm hàng hóa là rất có lợi vì sẽ có rất nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Chi phí theo cách tính của công ty Bảo Việt như sau:

Phí bảo hiểm:    Công thức tính phí bảo hiểm như sau:

 

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

 

(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)

 

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường  điều kiện bảo hiểm.

 

 

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm:  Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng

 

2.3. Những rủi ro khi mua bảo hiểm hàng hóa

+ Rủi ro cho bên mua hàng hóa

Vào năm 2014 một doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa có nhập về một lô hàng container 20′ HẠT NHỰA, đơn vị xuất khẩu là một công ty Đài Loan, cảng xuất Taichung, mua bảo hiểm theo điều kiện CIF với loại bảo hiểm A ( A bảo hiểm cao nhất thể hiện người bán có trách nhiệm cao nhất với lô hàng, có các loại điều kiện A, B, C trong đó A là trách nhiệm cao nhất, C là tối thiểu nhất. Bạn có thể đọc thêm bài viết này). Khi hàng đến cảng Cát Lái doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đã hoàn thành bộ chứng từ và chuẩn bị lấy hàng, sau khi thông quan doanh nghiệp VN tiến hành mở seal để rút hàng tại cảng. Tuy nhiên họ đã phát hiện lô hàng bị ẩm ướt. Để đảm bảo tính trung thực và khách quan, doanh nghiệp NK VN tiến hành giữ nguyên hiện trường và mời đơn vị giám định về giám định chất lượng lô hàng, chất lượng container để xác định nguyên nhân.

Để bảo vệ quyền lợi của mình DNVN tiến hàng liên lạc với Shipper (người bán) cùng trao đổi cách giải quyết và 2 bên cùng thống nhất: DNVN tiến hành gởi hồ sơ giám định đến công ty bảo hiểm để đòi bồi thường vì lô hàng này người bán ( công ty Đài Loan) đã mua bảo hiểm điều kiện A – điều kiện cao nhất.

Kết quả : Công ty bảo hiểm từ chối việc bồi thường cho lô hàng vì họ lập luận rằng rủi ro này bị loại trừ trong 1 điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà người bán (công ty Đài Loan) đã ký kết với công ty bảo hiểm. Mặc dù mua với điều kiện A nhưng rủi ro bị loại trừ là trường hợp hàng hóa bị ẩm mốc.

Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây đó là bên mua cần phải yêu cầu bên bán cho xem hợp đồng bảo hiểm, điều này sẽ được ghi nhận ngay trong điều khoản của hợp đồng. Và đề nghị bổ sung những một số điều khoản quan trọng như trong ví dụ ở trên.

+ Rủi ro cho bên mua

Khi ký hợp đồng với nhà cung cấp hợp đồng bảo hiểm. Bên mua cần đọc kỹ các điều khoản về hợp đồng, xem những điều kiện nào được bảo hiểm. Để tránh trường hợp tranh chấp thì nên cân nhắc tài chính để mua gói bảo hiểm A hoặc đưa cho bên mua hàng hóa kiểm tra lại hợp đồng mua bán để họ góp ý hoàn thiện.

Có thể gọi điện thoại để hỏi và so sánh giá trước khi chọn ra công ty bảo hiểm giá cả hợp lý nhất.

Cần phải lưu ý quy định trong hợp đồng với bên mua về những rủi ro có thể xảy ra không quy định trong bảo hiểm hàng hóa, những trường hợp mà lỗi thuộc về bên bán hoặc bên mua chứ không phải thuộc sự chi trả của bảo hiểm.

Tóm lại, việc quy định điều khoản về bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng là điều rất quan trọng đối với những chuyến hàng nội địa cũng như trong nước. Nó có thể giúp bồi hoàn về mặc kinh tế sau khi thiệt hại đã xảy ra, hạn chế tranh chấp và làm cho các bên an tâm hơn khi giao kết hợp đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Khi các bên tiến hành thực hiện hợp đồng, sẽ có những thời điểm mà cơm chẳng lành, canh không ngọt. Vào lúc đó, các bên sẽ nghĩ đến việc phải giải quyết tranh chấp. Trong hợp đồng thông thường sẽ có ghi nhận về điều khoản giải quyết tranh chấp. Bài viết này sẽ tập trung vào các phương án giải quyết tranh chấp mà các bên thường sử dụng

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Bộ luật lao động 2012

– Luật trọng tài thương mại 2010

– Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại

– Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động

– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

2. Nội dung

Có tổng cộng 4 phương pháp để giải quyết tranh chấp:

+ Thương lượng

+ Hòa giải

+ Trọng tài thương mại

+ Tòa Án

2.1. Thương lượng

Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Tại điều 317 của Luật thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp:

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

  1. Thương lượng giữa các bên.
  2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
  3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhất, khi các bên sẽ không phải tốn tiền thuê bên trung gian khác, duy trì được mối quan hệ làm ăn, bảo mật vụ việc, không đòi hỏi thủ tục phức tạp

Ví dụ: A ký hợp đồng mua 1 tấn gạo tẻ của B. Sau khi giao hàng A mới phát hiện trong đó có tới 300kg gạo nở, từ đó A gửi mail yêu cầu gửi lại 300kg và phạt vi phạm là 8% giá trị chuyên lệch giữa gạo tẻ với gạo nở.

Nếu A gửi mail yêu cầu hai bên thương lượng mà B đồng ý thì mọi chuyện có thể được giải quyết. Tuy nhiên, nếu hai bên đã ký vào văn bản thương lượng cuối cùng mà sau đó B lật long không thực hiện thì cũng không có chế tài nào dành cho B cả. Đây là điểm yếu của phương pháp này, vì nó không có tính ràng buộc pháp lý. Đòi hỏi tính trung thực và thiện chí của các bên.

2.2. Hòa giải

So với phương án thương lượng thì phương án hòa giải cũng được áp dụng khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động

Đối với trường hợp hòa giải viên trong hợp đồng lao động thì quy định tại điều 201 của luật lao động như sau:

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

  1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
  2. a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  3. b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  4. c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  5. d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
  2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

  1. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Như vậy, hòa giải trong lao động là điều đầu tiên phải thực hiện trước khi người lao động tiến hành khởi kiện tại tòa.

Gần đây đã xuất hiện theo hòa giải viên thương mại quy định tại nghị định 22/2017/NĐ – CP. Trình tự, thủ tục quy định tại điều 14:

Điều 14. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

  1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng củacác bên và được các bên chấp thuận.
  2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
  3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Điều 15. Kết quả hòa giải thành

  1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quảhòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
  2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:

a) Căn cứ tiến hành hòa giải;

b) Thông tin cơ bản về các bên;

c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;

d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

  1. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
  2. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyếttranh chấp theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Công nhận kết quả hòa giải thành

Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Như vậy, các quy định về trình tự thủ tục hòa giải cho phép các bên tự lựa chọn trình tự thủ tục để hòa giải. Tuy nhiên, điều mà các bên quan tâm nhất chính là tính hiệu lực pháp lý của kết quả hòa giải thành

Tại điều 416 và điều 417 của BLTTDS 2015 quy định về việc này. Cụ thể như sau:

Điều 416. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.

Điều 417. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

  1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
  3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
  4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Như vậy chỉ cần những đáp ứng đủ những điều kiện được thực hiện theo nghị định 22/2017/NĐ-CP và các quy định tại 2 điều trên thì kết quả hòa giải thành sẽ có hiệu lực thi hành như bản án.

Đây là phương pháp giải quyết tranh chấp tương đối tiết kiệm thời gian và chi phí so với trọng tài thương mại, có khả năng bảo mật, có thể giữ được mối quan hệ giữa các bên, đi theo xu hướng giải quyết của thới giới. Nên rất có thể sẽ phổ biến tron thời gian tới.

Dưới đây là so sánh biểu phí giữa trọng tài thương mại và hòa giải tại trung tâm VIAC:

Biểu phí trọng tài thương mại

   Trị giá vụ tranh chấp                        Phí trọng tài (đã bao gồm VAT)
100.000.000 trở xuống 16.500.000
100.000.001 đến 1.000.000.000 16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000
1.000.000.001 đến

5.000.000.000

85.800.000 + 4,4% số tiền vượt quá 1.000.000.000

 

Biểu phí hòa giải

 

2.3. Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương án giải quyết tranh chấp thường được các bên áp dụng để bảo mật thông tin cũng như tiết kiệm được thời gian.

Luật trọng tài thương mại 2010 không quy định rằng thủ tục sẽ phải diễn ra như thế nào. Điều này đồng nghĩa Cho phép các trung tâm trọng tài được quyết định trình tự thủ tục.

Tuy nhiên, từ điều 30 tới điều 67 của luật trọng tài thương mại có quy định về nội dung của quá trình khởi kiện, chọn trọng tài, thẩm quyền thu thập chứng cứ của các trọng tài cho đến thi hành phán quyết của trọng tài.

Dưới đây là quy trình tố tụng trọng tài tại VIAC

 

+ Hiệu lực pháp lý:

Điều 65. Tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài

Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.

Điều 66. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài

  1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
  2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Điều 67. Thi hành phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Như vậy, do bản chất của phán quyết trọng tài là không có hiệu lực thi hành nên khi trung tâm trọng tài gửi phán quyết cho các bên thì họ sẽ tự giải tán. Vì chỉ duy nhất cơ quan nhà nước mới có quyền lực trong việc thi hành án. Thế nên, chỉ cần làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thì bên được thi hành sẽ đảm bảo tính hiệu lực của phán quyết tương tự như đối với bản án của tòa án ban hành.

2.4. Tranh chấp tại tòa án

Ngày nay, với sự đa dạng trong cách chọn phương án giải quyết tranh chấp thì tòa án đã có thể giảm tải bớt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, đây lại là phương thức truyền thống cũng như có sự can thiệp của quyền lực nhà nước.

Tuy nhiên, thủ tục của mô hình này khá phức tạp. Chúng tôi xin được tóm tắt quy trình như sau:

 

 

Từ sơ đồ kể trên, có thể thấy thủ tục này rất nhiều rắc rối. Bên khởi kiện phải chú ý về thời hiệu khởi kiện, các chứng cứ hợp pháp, tiền đóng án phí.

Dưới đây là thời hiệu của một số vụ án khi giải quyết tranh chấp tại tòa:

Theo quy định tại Điều 429 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Về thời hiệu thừa kế, theo quy định tại Điều 623 của BLDS năm 2015 thì:Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện còn dựa vào tùy loại vụ án khởi kiện, nếu dính dáng tới bất động sản thì có thể kéo dài.

Thậm chí quy định tại Điều 155 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

– Trường hợp khác do luật quy định.

+ Chứng cứ được cho là hợp pháp quy định tại điều 95 của Bộ luật dân sự:

Quy định: Điều 95

+ Tiền án phí:

Đầu tiên, phải có một bên chịu tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, quy định này quy định tại điều 25 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Quy định: Điều 25

Tùy trường hợp mà nguyên đơn hay bị đơn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tiền tạm ứng án phí quy định tại điều 7 của quyết định.

Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

  1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
  2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

+ Tiền án phí dân sự sơ thẩm do bên nào chịu quy định tại điều 26 của bộ luật tố tụng dân sự.

Quy định: Điều 26

Như vậy, các bên phải cân nhắc về việc chứng cứ của mình sẽ mang lại thắng lợi trước khi kiện vì nếu không cân nhắc yếu tố này thì có thể phải chịu thêm cả nghĩa vụ về án phí không hề rẻ

Dưới đây là án phí cho từng loại tranh chấp hợp đồng

Án Phí: DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ.mht

 

 

Tóm lại, theo chúng tôi, các bên nên tiến hành từng bước để giải quyết tranh chấp theo thứ tự nêu trên để giảm thiểu thiệt hại và thời gian. Trước khi ký kết hợp đồng phải nghiên cứu thật kỹ nhiều yếu tố như giá, phương thức thanh toán của thị trường. Khi thực hiện hợp đồng phải thực sự trung thực và thiện chí để tránh phải dẫn đến tranh chấp. Công ty Luật Minh Mẫn chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ cho quý khách về hợp đồng từ khâu chuẩn bị ký kết, ký kết cho đến khâu giải quyết tranh chấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

Khi tham gia giao kết hợp đồng, đôi khi các bên sẽ có những thay đổi trong hợp đồng nhưng hợp đồng đã được ký và có hiệu lực, nếu lập lại hợp đồng mới thì sẽ rất mất thời gian, trong khi chỉ cần thay đổi một vài điều khoản nhất định. Từ đó, khái niệm phụ lục hợp đồng ra đời để giải quyết vấn đề đó. Bài viết này sẽ tập trung vào việc phụ lục hợp đồng có hiệu lực pháp lý như thế nào và ảnh hưởng đến hợp đồng chính ra sao.

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật lao động 2012

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động

2. Nội dung

2.1. Khái niệm

Tại điều 403 của bộ luật dân sự 2015 quy định

Điều 403. Phụ lục hợp đồng

  1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Ví dụ: A ký hợp đồng để mua trọn gói các vật liệu xây dựng của B, A và B ngoài hợp đồng chính có quy định về thời gian, phương thức thanh toán, tên các loại vật liệu cần cho việc xây nhà thì hai bên còn ký thêm một phụ lục hợp đồng quy định chi tiết về tên, chủng loại và số lượng, xuất xứ của các loại vật liệu đó như: cát, xi măng, dàn giáo, gạch …

Vậy, đây cũng là một cách hiểu về phụ lục hợp đồng. Nó sinh ra là để quy định chi tiết hơn những nội dung của hợp đồng.

Một cách hiểu khác thì tại điều 24 của luật lao động như sau:

Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động

  1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
  2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Phụ lục hợp đồng ở đây đóng vai trò là một văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Ví dụ: A ký hợp đồng với B để thuê B làm việc trong vòng 02 năm với mức lương 5 triệu mỗi tháng, 6 tháng tăng lương một lần. Tuy nhiên, sau thời gian làm việc thấy B làm việc có năng suất nên ngay tháng thứ 3, B đã được A tăng thêm 1 triệu và sẽ áp dụng tiếp tục chế độ 06 tháng tăng lương một lần kể từ thời điểm tăng thêm lương. Thế nên, A và B đã ký với nhau một phụ lục hợp đồng.

2.2. Hiệu lực pháp lý của phụ lục hợp đồng

Tại điều 403 của BLDS quy định

Điều 403. Phụ lục hợp đồng

  1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
  2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Ví dụ: A giao kết hợp đồng mua heo của B. Trong hợp đồng đã thỏa thuận việc vận chuyển do bên mua chịu trách nhiệm. Sau đó, A đề nghị B làm phụ lục hợp đồng quy định bên mua muốn bên bán chịa đôi chi phí vận chuyển do bên A phải đứng ra thuê bên thứ ba vận chuyển.

Trong ví dụ trên, nội dung của điều khoản là trái với quy định của hợp đồng. Tuy nhiên, chỉ cần hai bên ghi nhận một điều khoản trong hợp đồng đó là: cả A và B đều đồng ý toàn bộ những quy định trong phụ lục hợp đồng sẽ bổ sung và sửa đổi những nội dung tương ứng trong hợp đồng thì điều khoản được quy định trong phụ lục hợp đồng đó sẽ được áp dụng.

Quy định về phụ lục hợp đồng tại bộ luật lao động 2012 chi tiết và khắt khe hơn

Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động

  1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
  2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Ví dụ: Khi A ký hợp đồng để thuê B với thời hạn 2 năm và mức lương là 5 triệu đồng (điều số 5 của hợp đồng). Sau một thời gian làm việc, A thấy B làm việc năng suất nên đã ký phụ lục hợp đồng tăng lương lên 6 triệu đồng. Như vậy, để điều khoản trong phụ lục có hiệu lực thì trong phụ lục hợp đồng cần có một điều khoản ghi nhận mức lương tăng này và trước khi ghi nhận nội dung thay đổi này, hai bên cần ghi trong phụ lục rõ rằng điều này thay thế điều 5 của hợp đồng.

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng: Nếu phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng  vẫn có hiệu lực, nhưng nếu phụ hợp đồng bị vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng không có giá trị pháp lý. Nếu hợp đồng bị vô hiệu từng phần thì phần sửa đổi của phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu nếu trái với quy định của pháp luật (ví dụ: quy định mức tiền lương cơ bản thấp hơn quy định của pháp luật).

2.3. Số lượng phụ lục hợp đồng

Bộ luật dân sự không quy định về số lượng phụ lục hợp đồng. Tùy vào tính chất của từng loại hợp đồng, sự thay đổi theo thời gian mà các bên sẽ ký số lượng phụ lục khác nhau. Tuy nhiên, tại điều 5 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động quy định như sau:

Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động muốn sửa đổi thời hạn hợp đồng lao đồng bằng phụ lục thì phải nhớ:

+ Chỉ được sửa đổi một lần.

+ Không làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết: theo điều 22 của Bộ luật lao động, có 3 loại là hợp đồng lao động theo mùa vụ (công việc dưới 12 tháng), Hợp đồng lao động xác định thời hạn (Từ 12 tháng đến 36 tháng), Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Tóm lại, phụ lục hợp đồng được áp dụng rộng rãi trong khi các bên tham gia ký kết hợp đồng. Có hiệu lực pháp lý khi nó bổ sung và sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên cần đọc kỹ hướng dẫn của luật để tránh trường hợp phụ lục hợp đồng không có hiệu lực.